Nhiều người quan niệm bị cảm cúm không nên tắm, ở nơi tránh gió… Cùng tìm hiểu để biết người bệnh cảm cúm có nên tắm không và nên tránh những điều gì khi bị cúm?

1. Bệnh cảm cúm
Cảm cúm còn gọi là bệnh cúm, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Người mắc cúm thường có các dấu hiệu như sốt cao, ớn lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu…
Các đối tượng dễ mắc cúm có trẻ dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch yếu, người bị béo phì nặng và người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường. Bệnh thường bắt đầu bất ngờ và kéo dài từ 7 – 10 ngày thì khỏi hẳn.Tuy nhiên người già và trẻ nhỏ hay người có hệ miễn dịch kém thì bệnh cúm có thể chuyển biến nặng thậm chí có thể gây tử vong.
2. Bị cảm cúm có nên tắm không?
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm: Khi bị cảm cúm có nên tắm không? và nhận được nhiều ý kiến trái chiều là bị cảm cúm thì không nên tắm và vẫn tắm bình thường.
Quan niệm từ xưa của dân gian là nên kiêng gió, kiêng nước để tránh bệnh nặng thêm. Tuy nhiên nếu kiêng tắm thì cơ thể khó chịu, ngứa ngáy vì toát mồ hôi do sốt cao… nên người bị cảm cúm vẫn có thể tắm nhưng nên tắm với nước ấm. Nước nóng ấm sẽ giúp cơ thể thấy thoải mái, thư giãn và đào thải chất độc qua da. Nếu khi tắm thêm chút gừng sả vào nước tắm cũng có thể giúp giảm tắc nghẹt mũi, thông mũi họng hiệu quả. Do đó người bệnh cảm cúm có thể tắm nhưng nên tắm nhanh, tránh ngâm trong bồn tắm kẻo ngấm lạnh khiến bệnh thêm nặng, lâu khỏi.
>> Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] người bị cảm cúm có nên gội đầu không?
3. Những điều không nên làm khi bị cảm cúm
3.1. Không hạ sốt bằng nước lạnh
Sốt cao là một trong những triệu chứng của bệnh cúm, người bệnh không nên dùng nước lạnh để hạ sốt vì không hạ sốt được mà còn có thể làm bệnh nặng hơn.
3.2. Không đến nơi đông người
Người mắc cảm cúm không nên đến nơi công cộng, nơi có nhiều người, ngay cả khi triệu chứng bệnh diễn ra nhẹ để tránh lây bệnh cho người khác, hắt hơi có thể làm virus bay xa đến 1,8m.
3.3. Không uống nhiều thuốc

Paracetamol thường được người mắc cúm uống để giảm đau và hạ sốt mà Paracetamol cũng có trong những loại thuốc khác mà người bệnh có thể sẽ uống chữa chứng mất ngủ, nghẹt mũi, ho do cúm. Nên lượng Paracetamol trong cơ thể sẽ vượt mức cho phép, rất nguy hiểm. Paracetamol liều cao dễ gây tổn thương gan.
3.4. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh không diệt được virus mà vì kháng sinh chỉ chữa bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra. Trong khi tác nhân dẫn đến cảm cúm lại là virus. Việc dùng kháng sinh lúc này không mang đến lợi ích mà còn dễ gây ra tình trạng lờn thuốc.
3.5. Tránh tập luyện ở cường độ cao
Nếu bạn tập luyện ở cường độ cao sẽ khiến bệnh cảm cúm thêm nặng. Thay vào đó, bạn chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch.
3.6. Tránh ho vào tay
Phản xạ thường gặp là khi hắt hơi hay ho thường dùng tay che miệng che mũi. Thói quen này tưởng như sẽ giúp ngăn chặn virus lây lan mà không biết là virus sẽ dính lên tay. Khi bàn tay đó chạm vào đồ vật khác, virus sẽ có cơ hội bám vào và có thể truyền bệnh cho người khác khi cầm vào đồ vật đó vì virus cúm có thể sống nhiều giờ trên bề mặt cứng. Do đó khi hắt hơi, ho do cúm hay vì lý do gì thì hãy dùng khăn giấy che miệng rồi vứt khăn vào thùng rác.
4. Phòng ngừa cảm cúm
Cúm là bệnh lý do virus gây ra và những người có sức đề kháng thường dễ mắc cúm. Do đó để phòng ngừa cảm cúm bạn nên tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, luyện tập thể thao hợp lý, điều độ. Chế độ ăn hàng ngày của bạn cần đủ chất, cân bằng và không thể thiếu các loại rau củ hoa quả chứa nhiều vitamin C. Hàng ngày bạn nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 8 tiếng và đi ngủ sớm. Luyện tập thể thao đều đặn, chọn tập môn thể thao bạn yêu thích và tập theo khả năng, tránh tập quá sức.
Bạn cũng nên súc họng và rửa mũi thường xuyên để sát khuẩn, giữ vệ sinh mũi họng, ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả.
Ngoài các cách tăng sức đề kháng này bạn có thể chọn cách tăng sức đề kháng hiệu quả bằng thảo dược. Các thảo dược như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ được kết hợp với liều lượng thích hợp trong một viên uống. Khi sử dụng hàng ngày sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra, hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN trong đó có cảm cúm.
Bài viết liên quan:
- Người bị cảm cúm có nên xông lá không?
- [Giải đáp] bị cảm cúm có nên truyền nước không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn