Cách sơ cứu người bị đột quỵ sao cho chính xác?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
1 Tháng sáu 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
4369

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng ngay tức thời nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp lúc. Căn bệnh này được mệnh danh là bệnh của người già nhưng thời gian gần đây đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy khi gặp người bị đột quỵ, nên sơ cứu ra sao cho chính xác để mang lại khả năng sống và hạn chế biến chứng cho người bệnh chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ đúng nhất
Cách sơ cứu người bị đột quỵ đúng nhất

1. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Đột quỵ hay còn được gọi là chứng tai biến mạch máu não, đây là căn bệnh khởi phát cấp tính. Cơ thể người xảy ra đột quỵ, khi lượng máu cung cấp cho một phần của não bộ bị gián đoạn hoặc bị giảm làm mất đi lượng oxy hoặc dinh dưỡng cho các mô não. Chỉ trong vòng vài phút khi xảy ra các tế bào não bắt đầu chết. Bệnh đột quỵ có hai dạng là đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ nhồi máu não. Để nhận biết các dấu hiệu của bệnh đột quỵ sớm, chúng ta có thể nhận biết bằng hai quy tắc là FAST hoặc BEFAST như sau:

1.1. Quy tắc FAST

  • F: Face (chỉ khuôn mặt) Mặt thường có những dấu hiệu khác bình thường như cười méo miệng.
  • A: Arm (tay) Tay và chân người bệnh thường mệt mỏi, củ động khó và buông thõng.
  • S: Speech (diễn đạt) Khi người bệnh nói sẽ có hiện tượng níu lưỡi, không được rõ chữ và khó hiểu.
  • T: Time (thời gian) Thời gian cấp cứu cần nhanh chóng nhất có thể.

1.2. Quy tắc BEFAST

Quy tắc BEFAST cũng giống với FAST chỉ thêm 2 triệu chứng khác đó là:

  • B: Balance Người bệnh sẽ có cảm giác mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt hoa mắt và có thể ngã quỵ.
  • E: Eyes (mắt) Người bệnh sẽ mất đi một phần thị lực hoặc có thể hoàn toàn.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    2. Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

    Tùy thuộc vào mức độ và vùng não bị tổn thương cùng với thời gian cấp cứu nhanh hay chậm mà người bệnh có thể gặp phải một vài biến chứng như sau:

    • Liệt nửa người hoặc có thể khiến các chi của người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc vận động và sinh hoạt.
    • Rối loạn nhận thức: Người bệnh thường hay quên, khó tỉnh táo và trí tuệ giảm
    • Rối loạn ngôn ngữ: Không thể biểu đạt được ý kiến mình muốn nói, nói ngọng, lắp hoặc biến đổi âm điệu và ngữ điệu.
    • Rối loạn thị giác: Mắt mờ đi, khó nhìn nặng hơn có thể bị bù một hoặc cả 2 bên mắt.
    • Rối loạn cơ tròn: Người bệnh có thể đi đại tiểu tiện mất tự chủ, tiểu khó, bí tiểu

    Những biến chứng này ở người đột quỵ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, tinh thần người bệnh và tốn kém chi phí điều trị cũng như ảnh hưởng đến người thân trong gia đình.

    Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ và cách xử lý
    Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ và cách xử lý

    3. Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

    3.1. Lưu ý 3 dấu hiệu đột quỵ

    Ba dấu hiệu ban đầu của đột quỵ mà người nhà cần lưu ý:

    • Thứ nhất, đó là người bệnh đột ngột hôn mê sâu, tê bì tay chân và mất đi ý thức, đầu đau dữ dội.
    • Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo
    • Thứ ba, thị lực bệnh nhân giảm đáng kể hoặc có thể không nhìn thấy gì ở cả 2 bên mắt

    3.2. Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ tại nhà

    Khi gặp người đột quỵ, cần phải sơ cứu một cách chính xác để giúp người bệnh có khả năng phục hồi tốt. Cách sơ cứu như sau:

    • Đầu tiên, các bạn cần lập tức liên hệ xe cấp cứu một cách nhanh nhất có thể.
    • Thứ hai, trong thời gian chờ xe cấp cứu đến, các bạn hãy theo dõi các biểu hiện bất thường về tình trạng của người bệnh. Có thể liên lạc với các bác sĩ tư vấn của bệnh viện để biến cách sơ cứu tạm thời.

    Nếu người bệnh có dấu hiệu suy giảm ý thức khiến bệnh nhân nôn mửa các bạn cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn.

    • Đầu tiên, các bạn quỳ xuống một bên của nạn nhân sau đó sửa tay người bệnh phía bên bạn ngồi thành vuông góc.
    • Tiếp đến, bạn kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra bên ngoài.
    • Tiếp theo, bạn kéo một chân người bệnh co lên tiếp xúc với mặt đất. Sau đó giữ ở tư thế đó và kéo nạn nhân quay vào phía của bạn.
    • Hoàn thành được tư thế hồi sức.

    Với tư thế nằm nghiêng này, đường thở của người bệnh sẽ được bảo vệ. Với những bệnh nhân đã hôn mê, khi nằm ngửa lưỡi sẽ tụt xuống họng gây bít tắc đường thở có thể gây tử vong cho người bệnh. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa cũng có thể khiến các chất nôn bị hít vào phổi gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do vậy, việc đặt bệnh nhân nằm nghiêng là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp được các chuyên gia y tế áp dụng.

    Trong trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, các bạn cũng cần hỗ trợ họ nằm theo tư thế thoải mái nhất và theo dõi sát sao phản ứng của người bệnh trước khi xe cấp cứu tới.

    >> Xem thêm: Sơ cứu đột quỵ bằng kim liệu có hiệu quả?

    Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ tại nhà
    Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ tại nhà

    4. Những sai lầm khi cứu người đột quỵ

    Để tránh phải những sai lầm khi cấp cứu điều trị cho người đột quỵ, các bạn nên chú ý những vấn đề như sau:

    • Không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.
    • Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân
    • Không được cho bệnh nhân ăn uống
    • Không tự ý dùng thuốc hạ áp hay ngậm thuốc huyết áp

    Ngoài ra, người bệnh cũng nên biết cách tự phòng bệnh để tránh được tình trạng đột quỵ gây nên những tác hại nặng nề cho sức khỏe. Để phòng tránh chứng đột quỵ não bất ngờ người bệnh có thể sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần từ tự nhiên giúp lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu nên não và phòng ngừa đột quỵ cũng như đột quỵ nhồi máu não hiệu quả.

    Trên thị trường đã có sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả giúp giảm thiểu sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, stress, mất ngủ do căng thẳng thần kinh. Trong sản phẩm này có chứa các thành phần tiêu biểu như Cao Blueberry 25% OPC, Ginkgo biloba, Chondroitin, Fursultiamine (tiền vitamin B1) cùng với các vitamin nhóm B. Sản phẩm này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành và sử dụng. Sản phẩm hiện được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng và hiệu quả mang lại.

    Bên cạnh đó, bạn nên lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn cách phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY.

    Việc sơ cứu đột quỵ chính xác là cực kỳ cần thiết. Trên đây là những chia sẻ về cách sơ cứu đột quỵ nhanh chóng và chính xác nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình sơ cứu người gặp nạn.

    >>Xem thêm: Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ giúp cứu sống người bệnh

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.