Thực hư vấn đề sơ cứu đột quỵ bằng kim liệu có tác dụng?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
25 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
478

Dùng kim để sơ cứu khi bị đột quỵ là một trong các phương pháp được nhiều người truyền tai nhau. Một số người cho rằng đây là phương pháp có thể thực hiện, tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng đây không là phương pháp phản khoa học. Vậy đâu là ý kiến đúng?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp gì?
Sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp gì?

1. Sơ cứu đột quỵ bằng kim là như thế nào?

Sơ cứu đột quỵ bằng y khoa được hiểu là cách xử lý nhanh khi thấy có người gặp các tình trạng như: khó nói, co giật, khó uống nước, méo miệng… bằng cách dùng kim đâm vào đầu ngón tay và nặn 1 – 2 giọt máu ở vị trí kim đâm. Sau đó, người bệnh tiếp tục được châm kim vào 1 bên dái tai mỗi bên 2 mũi cho đến khi có máu thì người bệnh sẽ dần trở lại trạng thái bình thường.

Vậy nên, hiện có rất nhiều người cho rằng đây là một phương pháp hiệu quả có thể giúp người bệnh vượt qua nguy hiểm và trở lại trạng thái bình thường.

2. Thực hư của sơ cứu đột quỵ bằng kim dưới góc nhìn Y học

Thực hư của sơ cứu đột quỵ bằng kim dưới góc nhìn Y học
Thực hư của sơ cứu đột quỵ bằng kim dưới góc nhìn Y học

Theo góc nhìn của Y học, các chuyên gia cho rằng sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp hoàn toàn sai và phản khoa học. Thực chất các biểu hiện như: khó uống nước, co giật, sùi bọt mép… mà nhiều người hay sử dụng phương pháp châm kim là để xử lý triệu chứng của các cơn động kinh. Các biểu hiện này gần giống với các biểu hiện của chứng đột quỵ nên khiến nhiều người hiểu lầm rằng dùng kim châm có thể sơ cứu được các chứng đột quỵ.

Nhưng trên thực tế đột quỵ là triệu chứng lâm sàng của Stroke. Nó xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vào mô não, não thất… hoặc mạch máu não bị tắc nghẽn, máu không lên não gây ra tình trạng nhồi máu não. Tình trạng này hoàn toàn khác so với động kinh!

Do vậy, bạn hoàn toàn không nên sơ cứu bệnh nhân đột quỵ bằng kim để tránh tình trạng làm tăng nguy hiểm cho bệnh nhân và làm lỡ thời điểm vàng cho việc cấp cứu.

3. Cách nhận biết chính xác dấu hiệu của cơn đột quỵ

Nắm bắt dấu hiệu của đột quỵ để sơ cứu đúng cách tránh dùng kim châm
Nắm bắt dấu hiệu của đột quỵ để sơ cứu đúng cách tránh dùng kim châm

Để nhận biết chính xác các dấu hiệu của đột quỵ, bạn cần ghi nhớ các chữ viết tắt: F.A.S.T. Cụ thể:

  • Khuôn mặt (Face): Khuôn mặt của người bệnh sẽ bị biến dạng như méo mặt khi cười. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết tình trạng đột quỵ.
  • Tay (Arms): Dấu hiệu sớm tiếp theo của chứng đột quỵ bạn có thể nhận thấy sớm đó chính là tê một bên tay sau đó dần chuyển thành liệt, độ chính xác của tay giảm dần. Người bệnh có thể không nhấc được chân cũng như không tự điều khiển được chân của mình.
  • Lời nói (Speech): Một dấu hiệu khác của đột quỵ đó chính là giọng nói bị thay đổi.
  • Thời gian (Time): Người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức khi phát hiện các triệu chứng kể trên.

Điều quan trọng đối với người đột quỵ đó chính là sơ cứu trong 1 – 2 tiếng đột quỵ đầu tiên. Do vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu đột quỵ, cách xử lý nhanh nhất đó chính là gọi cấp cứu và thực hiện sơ cứu đúng cách.

4. Nên sơ cứu người đột quỵ như thế nào là đúng cách?

Nếu không dùng kim thì nên sơ cứu đột quỵ bằng cách nào?
Nếu không dùng kim thì nên sơ cứu đột quỵ bằng cách nào?

Sơ cứu đột quỵ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bệnh, thậm chí nó có thể quyết định đến tính mạng và cuộc sống sau đột quỵ của người bệnh. Vậy nên sơ cứu người bị đột quỵ cần chính xác và nhanh chóng. Cụ thể:

  • Khi phát hiện có người đột quỵ, bạn cần nhanh chóng gọi 115 để được hỗ trợ.
  • Trong thời gian đợi xe cứu thương đến, bạn cần sơ cứu tuỳ vào tình hình cụ thể của bệnh nhân như: đảm bảo không gian xung quanh bệnh nhân thông thoáng, hạn chế tụ tập mọi người, nới rộng quần áo để bệnh nhân thuận tiện hô hấp.
  • Đỡ người bệnh chuyển sang tư thế nằm nghiêng để tránh tình trạng ho sặc, nôn trớ có thể gây cản trở đường hô hấp.
  • Với các trường hợp người bệnh đột quỵ bị bất tỉnh, bạn nên tiến hành thổi mồm hoặc dùng hai tay ấn mạnh vào khu vực gần tim để có thể kích thử. Còn nếu người bệnh còn tỉnh táo, bạn sẽ cần nói chuyện để trấn an bệnh nhân không sợ hãi.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình sơ cứu, bạn cũng cần ghi nhớ các bệnh lý, các loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng để giúp ích cho quá trình cấp cứu sau này.
  • Không tự ý di chuyển bệnh nhân đột quỵ để tránh tình trạng làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Có nên sơ cứu đột quỵ bằng kim hay không? Việc phát hiện sớm và sơ cứu đúng cách cho người bị đột quỵ là vô cùng quan trọng bởi nó có thể cứu sống người bệnh. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên tầm soát bệnh đột quỵ sớm để giảm các nguy cơ xuất hiện các triệu chứng đột quỵ.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận