Thời gian “vàng” cấp cứu đột quỵ giúp cứu sống người bệnh

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
25 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
268

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ được xem là khung thời gian lý tưởng nhất để can thiệp cứu sống người bệnh, giúp hạn chế tối đa các biến chứng và người bệnh phục hồi nhanh. Vậy giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ là gì và ý nghĩa của khung giờ này như thế nào? Mô hình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ trong thời gian vàng ra sao? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.

Cần nắm bắt nhanh để kịp thời gian "vàng" cấp cứu đột quỵ
Cần nắm bắt nhanh để kịp thời gian “vàng” cấp cứu đột quỵ

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não không được cung cấp máu do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Đây là một tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người không phát hiện được chứng đột quỵ, khiến thời gian điều trị bị chậm trễ, dẫn đến tàn tật, rơi vào hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.

Ở nước ta, mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% trường hợp đột quỵ diễn tiến nghiêm trọng và tử vong (theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO).

Đột quỵ não có 2 loại chính là thiếu máu (do động mạch đến não bị thu hẹp hoặc bị chặn hoàn toàn bởi cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa mạch máu) và xuất huyết (do mạch máu não bị vỡ hoặc biến dạng). Khi não không nhận được đủ lượng máu cần thiết, các tế bào não không có đủ oxi và dưỡng chất để hoạt động và sẽ chết đi. Thời gian càng lâu, biến chứng của đột quỵ sẽ càng nặng nề.

2. Thời gian “vàng” cấp cứu cho người đột quỵ

Thời gian “vàng” cấp cứu cho người bị đột quỵ
Thời gian “vàng” cấp cứu cho người bị đột quỵ

Cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt, giúp người bệnh nâng cao khả năng năng sống sót và phục hồi hiệu quả, sớm trở lại cuộc sống bình thường. Theo đó, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ là nằm trong khoảng từ 3 – 4,5 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Người nhà cần ghi nhớ thời điểm này để thông tin lại cho bác sĩ. Các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ bao gồm yếu liệt chi, nói ngọng, khó nói, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu, choáng váng…

3. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Cần hết sức chú ý những dấu hiệu nhận biết để có thể kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu:

  • Biểu hiện trên mặt: Mặt tê liệt, miệng méo xuống một bên, nhân trung hơi lệch so với bình thường, nếp mũi và má bị rũ xuống. Bệnh nhân đột quỵ sẽ không thể mỉm cười nên có thể kiểm tra bằng cách nói bệnh nhân thử cười.
  • Cánh tay: Một bên cánh tay hoặc chân bị tê mỏi và yếu hơn bên kia, khó giữ thăng bằng. Hãy nói bệnh nhân thử nâng cả hai tay lên, nếu một cánh tay không thể nâng hoặc yếu hơn bên kia thì đó là biểu hiện của đột quỵ.
  • Lời nói: Không mở được miệng, môi lưỡi tê cứng hoặc khó mở miệng. Hãy nói bệnh nhân nói một câu xem có không nói được, nói lắp hoặc bị mất chữ so với lúc bình thường hay không.
Nhận biết nhanh dấu hiệu để kịp thời cấp cứu đột quỵ
Nhận biết nhanh dấu hiệu để kịp thời cấp cứu đột quỵ

Một số triệu chứng đột quỵ khác có thể bao gồm:

  • Thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hoặc mất thị lực hoàn toàn ở một bên mắt hoặc cả hai mắt;
  • Bị lú lẫn đột ngột, ví dụ đang nói chuyện đột nhiên thấy khó khăn khi nói hoặc hiểu ngôn ngữ;
  • Chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội một cách đột ngột;
  • Cảm thấy mệt mỏi khắp cơ thể;
  • Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân, khó đi lại;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa…

4. Làm gì khi người thân bị đột quỵ

Để xử trí người có dấu hiệu đột quỵ, cần lưu ý việc đầu tiên cần làm chính là lập tức liên lạc đến các cơ sở y tế có dịch vụ cấp cứu đột quỵ. Cần đảm bảo thời gian vàng cấp cứu đột quỵ để hạn chế tối đa các tế bào não bị tổn thương và chết đi, do đó nên hành động càng nhanh càng tốt.

Cần làm gì để đảm bảo thời gian "vàng" cấp cứu đột quỵ?
Cần làm gì để đảm bảo thời gian “vàng” cấp cứu đột quỵ?

Trong thời gian chờ hỗ trợ, thực hiện sơ cứu như sau:

  • Để người bệnh nằm tại nơi bằng phẳng, thoáng khí, hạn chế tối đa việc di chuyển người bệnh liên tục.
  • Nếu người bệnh bị co giật, phải trấn an bệnh nhân và di chuyển những vật dụng xung quanh ra xa bệnh nhân cũng như đảm bảo môi trường xung thông thoáng.
  • Kiểm tra xem người bệnh có đang còn thở hay không, nếu có cần đặt bệnh nhân nằm ngửa, tiến hành hồi sức tim phổi.
  • Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát biểu hiện đột quỵ bất thường.
  • Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

Tuyệt đối KHÔNG:

  • Không được cho dùng bất cứ thuốc gì, kể cả nước uống vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở.
  • Không thực hiện trói tay, chân hoặc sử dụng ngáng miệng bệnh nhân khi bệnh nhân bị co giật.
  • Không tự ý cho người bệnh đột quỵ sử dụng thuốc hạ huyết áp tại nhà.
  • Không cạo gió.
  • Không được dùng các biện pháp dân gian như: chích máu, ấn nhân trung, xoa dầu, bóp cao…

Thời gian “vàng” để cấp cứu cho người đột quỵ là rất quan trọng nhằm tránh các biến chứng và nguy cơ tử vong cho người đột quỵ. Ngay cả người có các triệu chứng nhẹ, sau đó biến mất cũng cần hết sức cẩn thận. Đó có thể là một cơn thiếu máu não thoáng qua, do cục máu đông nhỏ và bị tan đi nên người bệnh không phát hiện ra. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ nặng nề có thể xảy ra sau đó một tuần hoặc lâu hơn.

>> Xem thêm: Tầm soát đột quỵ giúp bạn chủ động ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời