Lá hẹ là loại lá gia vị dùng trong một số món ăn, có mùi thơm đặc trưng và nhiều giá trị dinh dưỡng nên còn được dùng như vị thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh táo bón. Dưới đây là các cách chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ mà mẹ có thể tham khảo để sử dụng khi cần.
1. Chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ có hiệu quả không?
Trẻ em rất dễ bị táo bón và nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ có thể là do chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn ít rau xanh và trái cây tươi, do uống thuốc điều trị làm cơ thể bị nóng trong, uống thiếu nước… Có nhiều cách điều trị táo bón cho trẻ theo dân gian áp dụng trong đó có các cách chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ. Cùng tìm hiểu công dụng của lá hẹ trong điều trị táo bón như thế nào nhé:
Hẹ là loại cây thân thảo, sống mọc theo bụi với chiều cao trung bình khoảng 20cm cho đến 40cm và sinh trưởng thuận lợi ở điều kiện khí hậu nhiệt đới. Theo Y học cổ truyền, cây hẹ có tính ấm, vị cay ngọt tự nhiên, không chứa độc tố ảnh hưởng đến cơ thể con người. Công dụng giúp giải độc, tán ứ, giảm đau bụng và khắc phục chứng táo bón. Theo Y học hiện đại, lá hẹ có chứa các thành phần dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe con người như vitamin, canxi, photpho, chất xơ,…Hẹ còn có tính kháng khuẩn khá mạnh, giúp cơ thể tiêu diệt những dị nguyên gây hại bên trong đường ruột. Nên khi sử dụng lá hẹ để chữa táo bón cho trẻ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón và còn đảm bảo an toàn, lành tính không gây tác dụng phụ.
2. Các cách chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ
2.1. Sử dụng nước ép từ lá hẹ trị táo bón cho trẻ
Cách chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ thường được áp dụng là sử dụng nước ép từ lá hẹ cho trẻ uống. Cách này đơn giản, hiệu quả nên được nhiều người áp dụng. Nước ép từ lá hẹ có chứa lượng chất xơ dồi dào giúp nhu động ruột được kích thích, đẩy lùi chứng táo bón hiệu quả.
Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu: Một nắm lá hẹ tươi
Cách làm:
- Đem lá hẹ rửa sạch nhiều lần với nước, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút.
- Sau đó vớt lá hẹ ra và rửa lại với nước lọc. Tiếp đến, cho lá hẹ vào cối sạch, giã cho hẹ nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt hoặc mẹ có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cũng lọc lấy nước.
- Đổ nước cốt vào trong 100ml nước ấm, khuấy đều và cho trẻ uống.
Lưu ý: Mỗi ngày mẹ cho trẻ uống một lần và nên thực hiện kiên trì trong vài ngày đến khi thấy tình trạng táo bón của trẻ thuyên giảm.
2.2. Sử dụng nước hẹ ngâm hậu môn chữa táo bón cho trẻ
Cùng với uống nước lá hẹ thì mẹ có thể áp dụng cách dùng nước hẹ ngâm hậu môn giúp trẻ dễ dàng hơn khi đại tiện. Khi ngâm nước lá hẹ, cơ vòng hậu môn của trẻ sẽ được giãn nở, phân được làm mềm giúp quá trình đẩy chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Nguyên liệu: Một nắm lá hẹ còn gốc.
Cách làm:
- Đem lá hẹ rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hết đất cát bám ở gốc hẹ.
- Tiếp đến cho lá hẹ vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước trên lửa lớn. Khi nước sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa lại, đun trên lửa nhỏ thêm 10 phút.
- Sau đó đổ nước hẹ ra chậu, đợi cho nước nguội vừa phải, cho trẻ ngồi vào ngâm hậu môn cho trẻ. Phần nước sau khi nguội cũng có thể tận dụng để rửa lại hậu môn cho trẻ.
Lưu ý: Mẹ nên chú ý đến nhiệt độ của nước lá hẹ khi ngâm hậu môn cho trẻ để đảm bảo không quá nóng hay quá lạnh.
2.3. Dùng hạt cây hẹ với nước ấm
Không chỉ lá hẹ được dùng để chữa táo bón cho trẻ mà hạt của cây hẹ cũng có khả năng hỗ trợ điều trị chứng táo bón hiệu quả. Với thành phần chất xơ, flavonoid và nhiều hoạt chất khác, hạt hẹ có thể kích thích hệ tiêu hóa và có công dụng nhuận tràng nhờ đó làm giảm triệu chứng táo bón ở trẻ đáng kể.
Nguyên liệu: Hạt cây hẹ
Cách làm:
- Mẹ đem rửa sạch hạt hẹ, rồi đem rang vàng và tán thành bột. Sau đó cho bột hạt hẹ vào lọ đóng nắp kín và dùng dần.
- Mỗi lần mẹ lấy 5g bột pha với 1 cốc nước ấm để cho trẻ uống.
Lưu ý: Mẹ nên thực hiện cách này 3 lần 1 tuần và thực hiện liên tục trong 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
2.4. Sử dụng lá hẹ chế biến món ăn cho trẻ bị táo bón
Mẹ cũng có thể áp dụng cách sử dụng lá hẹ trong một số món ăn để tạo mùi vị cho món ăn thêm ngon, kích thích trẻ ăn, cung cấp nhiều dinh dưỡng từ món ăn cho trẻ và giúp cải thiện tình trạng táo bón. Dưới đây là 2 món ăn thích hợp dùng lá hẹ mẹ có thể tham khảo.
2.4.1. Nấu canh hẹ và nấm bào ngư
Nguyên liệu cần có: Nấm bào ngư trắng khoảng 100g, lá hẹ tươi khoảng 20g, 1 cây tàu hủ non, 2 quả cà chua chín, hành tím, gia vị.
Cách làm:
- Mẹ cắt bỏ phần gốc nấm bào ngư, rồi cho vào nước muối pha loãng ngâm 15 phút. Sau đó rửa lại nấm với nước sạch, vắt cho ráo nước.
- Lá hẹ, cà chua đem rửa sạch, cắt ngắn hẹ, còn cà chua thì cắt thành từng múi cau.
- Hành tím bỏ vỏ, cắt nhuyễn cho vào trong bát, cắt nhỏ tàu hủ non thành từng miếng vừa miệng.
- Tiếp đến cho chảo lên bếp cho nóng, đổ một ít dầu ăn vào để phi thơm hành tím. Cho nấm vào xào lên rồi nêm nếm gia vị. Tiếp đến đổ nước vào rồi cho tàu hủ, cà chua. Nêm nếm gia vị vừa miệng thì cho hẹ vào và tắt bếp.
2.4.2. Lá hẹ xào tôm
Nguyên liệu gồm có: Hẹ tươi 0,5kg, tôm tươi 0,5kg, 2 củ hành tím và gia vị.
Cách làm:
- Rửa sạch lá hẹ nhiều lần sau đó cắt thành từng đoạn vừa ăn cho trẻ.
- Tôm rửa sạch, lột bỏ vỏ, rút sạch phần chỉ đen ở trên lưng, cắt thịt tôm thành miếng nhỏ rồi ướp sơ với gia vị 15 phút.
- Hành bỏ vỏ, băm nhuyễn.
- Sau đó bắc chảo lên bếp, cho dầu nóng thì bỏ hành vào phi thơm, cho tôm vào đảo đều, tiếp đến cho hẹ vào xào chung. Khi tôm và hẹ đều chín thì tắt bếp.
Dùng món này ăn cùng cơm hoặc cháo khi còn nóng để nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng nhất.
3. Một số lưu ý khi chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ
Chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ là phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả. Nhưng cách chữa này thường có tác dụng chậm nên cần phải kiên trì và kết quả còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày của trẻ… Mẹ cần chú ý những điều sau khi áp dụng cách chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ như:
- Mẹ có thể chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ nhưng cách này chỉ thích hợp với những trường hợp táo bón nhẹ. Với trường hợp bé bị táo bón nặng, táo bón hình thành do bệnh lý thì trẻ cần được bác sĩ khám và điều trị.
- Không sử dụng các cách chữa táo bón bằng lá hẹ cho trẻ nếu cơ thể trẻ bị dị ứng với một số thành phần có trong lá hẹ.
- Mẹ nên hạn chế dùng lá hẹ với các loại thực phẩm khác như bí đỏ, mật ong, sữa chua, thịt dê, rượu trắng,… Và cần chú ý tránh kết hợp sử dụng nhiều thực phẩm có tính tương tác gây ảnh hưởng cho cơ thể trẻ, làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu trẻ bị nóng trong, hay do thời tiết nắng nóng, mẹ không nên cho trẻ sử dụng lá hẹ trị táo bón.
- Ngoài điều trị, mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, đó là cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ có nhiều dầu mỡ, nóng,…
- Khi thấy tình trạng táo bón của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên cho trẻ đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Mẹ có thể chọn dùng men vi sinh để giúp cải thiện tình trạng này. Men vi sinh có chứa lợi khuẩn Probiotics (vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (chất xơ hòa tan) được sản xuất bởi công nghệ bao kép Lab2Pro thích hợp để sử dụng hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón an toàn, hiệu quả. Chi tiết tại đây.
Thông tin liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn