Bị sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
8 Tháng Tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
3485

Sốt xuất huyết là một bệnh không quá xa lạ đối với mọi người, gây ra tình trạng sốt cao liên tục, cơ thể mất nước, suy kiệt, không thể ăn uống bù dịch được. Nhiều người cho rằng truyền nước là biện pháp nhanh nhất giúp bù nước và cắt sốt nhanh chóng. Vậy sốt xuất huyết có được truyền nước không?

1. Bệnh nhân sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Bệnh nhân sốt xuất huyết có truyền nước được không?
Bệnh nhân sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao và liên tục nên dễ gặp phải tình trạng mất nước. Cụ thể là trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện mất nước. Người bị sốt xuất huyết thường có nguy cơ bị thiếu dịch do hiện tượng tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến hiện tượng thoát dịch ra gian bào nên người bệnh sốt xuất huyết cần được bù đủ một lượng dịch cần thiết. Nhưng việc này cần tham khảo và có ý kiến của bác sĩ để truyền dịch như thế nào cho đúng, cho an toàn nhất. 

Người bệnh sốt xuất huyết ngoài sốt còn có thể bị tiêu chảy, mất nước thì có thể chọn cách bù nước bằng nước uống hàng ngày còn việc có truyền nước được không phải cân nhắc vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của từng bệnh nhân. Vì trong giai đoạn sốt cao (khoảng 2-3 ngày đầu của bệnh), tốt nhất người bệnh nên bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol hoặc nước hoa quả, nước ép để bổ sung cả nước và các chất điện giải. Với người bệnh giai đoạn biến chứng nguy hiểm (khoảng 4-6 ngày tiếp theo), nếu thấy người bệnh có tình trạng thoát dịch, mất nước nhiều, bác sĩ có thể sẽ chỉ định truyền dịch với liều lượng và loại phù hợp tùy theo phác đồ điều trị. Ở giai đoạn hồi phục (từ ngày 7 trở đi), người bệnh đã có khả năng tái hấp thu để bù lại lượng dịch đã mất đi trong các giai đoạn trước nên cần tránh tuyệt đối truyền dịch.

Khi cơ thể đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh mẽ nên dễ dẫn tới tình trạng sốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sau quá trình điều trị, dù cơ thể vẫn còn mệt mỏi nhưng tuyệt đối không được truyền nước vì giai đoạn này cơ thể thừa nước, truyền dịch vào có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể gây tử vong.

Qua đây có thể thấy “Sốt xuất huyết có được truyền nước không?” cần tham khảo ý kiến bác sĩ và được bác sĩ xem xét, chỉ định thực hiện. Việc người bệnh tự ý truyền dịch bừa bãi, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

2. Nguy cơ phản ứng khi tự ý truyền dịch cho người bệnh sốt xuất huyết

Nguy cơ có thể xảy ra nếu tự ý truyền dịch khi đang bị sốt xuất huyết
Nguy cơ có thể xảy ra nếu tự ý truyền dịch khi đang bị sốt xuất huyết

Người bệnh sốt xuất huyết sốt cao, cơ thể đau nhức, mệt mỏi… nên đều có tâm lý muốn khỏe nhanh và nghĩ truyền dịch sẽ mang đến hiệu quả. Tuy nhiên việc truyền dịch khi thấy sốt cao, mệt mỏi là rất nguy hiểm, đặc biệt là với người bệnh sốt xuất huyết do có thể xảy ra sốc bởi nếu sốc do truyền dịch sẽ rất khó để có thể cứu sống người bệnh. Cũng vì thế mà bạn thấy các bệnh nhân sốt xuất huyết tùy vào từng trường hợp bác sĩ mới chỉ định thực hiện truyền dịch và khi truyền dịch luôn có y bác sĩ túc trực, kiểm tra thường xuyên. 

Với người bệnh sốt xuất huyết, tuy có giai đoạn 3 ngày đầu bị mất dịch hay cũng có thể là giai đoạn cuối xảy ra hiện tượng tái hấp thu dịch, nếu truyền dịch trong thời gian này sẽ gây ra hiện tượng thừa dịch, dẫn đến phù phổi và các biến chứng nguy hiểm. Do đó tùy vào tình trạng của từng người bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định, tính toán tốc độ truyền, truyền như thế nào, dịch truyền là gì chứ không phải cứ muốn truyền là truyền, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Việc kiểm soát các biến chứng cũng dễ hơn nếu do bác sĩ thực hiện. Ví dụ với người bệnh đột nhiên có biểu hiện cô đặc máu, bác sĩ có thể điều chỉnh dịch lại cho phù hợp, cân nhắc dùng dung dịch cao phân tử để giữ nước, tránh gây thoát dịch. Ngay với người bệnh sốt xuất huyết hạ tiểu cầu thì mức tiểu cầu hạ thấp dưới 10, hay thậm chí dưới 5, kèm theo dấu hiệu xuất huyết thì bác sĩ mới chỉ định truyền.

3. Một số lưu ý khi truyền dịch cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Để bù nước và chất điện giải cho người bệnh sốt xuất huyết thì tốt nhất khi người bệnh còn ăn uống được thì nên bù bằng được uống. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước hoa quả, nước oresol, nước dừa… Việc truyền nước có thể được cân nhắc với người bệnh sốt xuất huyết ăn uống kém, nôn ói quá nhiều gây mất dịch và điện giải nghiêm trọng, dẫn đến tụt huyết áp, có biểu hiện cô đặc máu trên cận lâm sàng (tăng Hematocrit),… 

Tùy vào từng người bệnh mà bác sĩ chỉ định lượng dịch truyền cụ thể là bao nhiêu, thiếu bao nhiêu thì cần bù lại bấy nhiêu. Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc, tụt huyết áp thì cần bù lượng dịch là 15ml/kg/1h, sau đó giảm dần theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Trong trường hợp bệnh nhân không có sốc, chỉ cần truyền đều đặn 1 – 2 lít dịch mỗi ngày. Y bác sĩ cần theo dõi và kiểm soát các bệnh lý khác của người bệnh nếu có như bệnh lý tim mạch, huyết áp, hô hấp. Chú ý là từ ngày thứ 6 của bệnh tức là giai đoạn tái hấp thu và hồi phục nếu truyền nhiều dịch có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù phổi cấp, đe dọa tính mạng người bệnh.

Những điều cần chú ý khi truyền dịch cho người bị sốt xuất huyết
Những điều cần chú ý khi truyền dịch cho người bị sốt xuất huyết

Các bác sĩ khuyến cáo, trong giai đoạn đầu – sốt xuất huyết, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà và tỉ lệ khỏi bệnh lên tới 80 – 90% nếu thực hiện đúng quy trình điều trị hạ sốt và chăm sóc sức khỏe. Đối với việc bù nước, bù dịch cho người bệnh, tốt nhất nên thực hiện bằng đường uống. Cho người bệnh uống dung dịch điện giải oresol theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì. Với nước bù điện giải Oresol, người bệnh nên pha theo hướng dẫn pha chế với nước lọc, tránh pha với sữa, nước khoáng hay nước trái cây. Tuyệt đối không thêm đường vào dung dịch Oresol. Ngoài ra, không nên chia nhỏ gói Oresol để pha thành nhiều lần cũng như pha quá đậm đặc, vì sẽ làm giảm hiệu quả, đồng thời dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc Oresol.

Người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng sức đề kháng, giúp hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng sốt xuất huyết, giảm tác dụng của virus cũng như ngăn sự xâm nhập của virus bằng viên uống thảo dược. Viên uống này có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ và Đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN là nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Đồng thời sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ chế: 

  • Ức chế sự gắn kết giữa virus và tế bào giúp ngăn chặn sự xâm nhập tế bào của các hạt virus.
  • Ức chế hoạt tính của enzyme protease 3 CLpro làm ngưng quá trình nhân lên của các hạt virus đã xâm nhập vào tế bào chủ.
  • Kích hoạt các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào T, đại thực bào, sản sinh các cytokine,…).

Với sản phẩm thảo dược an toàn này thì thời gian điều trị sốt xuất huyết của người bệnh sẽ được rút ngắn lại, người bệnh còn tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể để ngừa cả các bệnh lý khác do virus gây ra như bệnh sốt virus, sốt rét… (Xem chi tiết tại đây)

Bên cạnh đó người bệnh sốt xuất huyết nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động hay lao động để có thể chóng bình phục. Nên nằm nghỉ ở chỗ thoáng mát, không cần tránh gió và có thể tắm nhanh bằng nước ấm và ăn những món ăn chế biến mềm lỏng như cháo súp, ăn nhiều hoa quả để giúp cung cấp đủ chất cho cơ thể.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết có nên xông hơi cạo gió không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.