Bệnh trĩ thuộc khoa nào? Quy trình khám bệnh trĩ chuẩn

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
16 Tháng Tư 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
8372

Bệnh trĩ là một bệnh lý hậu môn – trực tràng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết nên đi khám bệnh này ở khoa nào?

Bệnh trĩ thuộc khoa nào? Khám trĩ gồm những gì?
Bệnh trĩ thuộc khoa nào? Khám trĩ gồm những gì?

1. Bệnh trĩ có biểu hiện gì?

1.1. Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn là một biểu hiện mà người bệnh trĩ nào cũng gặp phải. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy tại hậu môn và nguyên nhân là do các búi trĩ tiết ra dịch ẩm khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn cũng như các loại nấm sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm, lở loét cho người bệnh.

1.2. Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ, tùy vào tình trạng bệnh trĩ nặng nhẹ mà mức độ máu sẽ chảy ra ít hay nhiều. Ở giai đoạn đầu, máu chảy ít và khó phát hiện nếu không để ý. Khi bệnh phát triển nặng hơn, máu có thể chảy nhiều hơn, máu có thể chảy thành giọt hay tia. Nếu tình trạng chảy máu không được phát hiện và điều trị ngay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh do mất máu, dễ bị hoa mắt, chóng mặt và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

1.3. Đau quanh vùng hậu môn

Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng có thể gây biến chứng và gây tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ hoặc gây tổn thương đến các cơ co thắt tại hậu môn, từ đó khiến người bệnh có cảm giác đau rát quanh hậu môn. Khi tình trạng tắc mạch chuyển thành cấp tính, người bệnh sẽ rất đau đớn, không thể ngồi như bình thường được.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    2. Bệnh trĩ thuộc khoa nào?

    Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn – trực tràng, bệnh lý có liên quan đến vấn đề tiêu hóa nên bệnh trĩ thuộc khoa Ngoại tiêu hóa hoặc khoa Hậu môn trực tràng. Tùy vào quy mô của bệnh viện hoặc phòng khám mà khi đi khám người bệnh có thể khám ở khoa Hậu môn trực tràng ở bệnh viện lớn hay khoa Ngoại tiêu hóa ở bệnh viện nhỏ.

    3. Lựa chọn nơi khám bệnh trĩ tốt cần yếu tố gì?

    Tâm lý chung của người bệnh là muốn điều trị khỏi bệnh nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Để việc điều trị có hiệu quả tốt nhất, người bệnh trĩ nên chọn khám chữa bệnh ở những bệnh viện có uy tín, kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý này. Tìm hiểu về cơ sở vật chất cũng như chi phí điều trị (với những trường hợp phải can thiệp ngoại khoa) là điều rất cần thiết. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện điều trị trĩ trên cả nước để người bệnh lựa chọn và an tâm khi điều trị tránh được những biến chứng của bệnh.

    Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám chữa trĩ uy tín, chất lượng
    Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám chữa trĩ uy tín, chất lượng

    4. Quy trình khám bệnh trĩ

    Thông thường người bệnh sẽ trải qua các bước kiểm tra, khám trĩ gồm các bước hay quy trình khám trĩ sau:

    4.1. Đăng ký khám bệnh

    Người bệnh đăng ký khám và điền các thông tin cá nhân vào sổ và chờ đến lượt khám

    4.2. Thăm khám ban đầu

    Bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi và qua đó sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe của người bệnh, phục vụ quá trình thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng hơn.

    • Thời điểm bắt đầu xuất hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể?
    • Người bệnh có đang mắc bệnh phải bệnh lý nào khác không?
    • Từng có tiền sử bệnh nào? Có bị dị ứng với các loại thuốc nào trước đây?
    • Từng điều trị bệnh trước đây chưa?
    • Chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

    Sau đó người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn nằm đúng tư thế trên bàn khám. Bác sĩ sẽ tách rộng hai mông và quan sát hậu môn nhằm quan sát tình trạng các búi trĩ. Dựa vào màu sắc, kích thước búi trĩ mà bác sĩ sẽ có những kết luận sơ bộ về tình trạng bệnh.

    4.3. Thăm khám cận lâm sàng

    Bác sĩ sẽ thực hiện một số các xét nghiệm máu và nội soi hậu môn.

    Việc xét nghiệm máu nhằm xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, kiểm tra cơ năng… Xét nghiệm này giúp bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu có những chỉ số bất thường, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số các xét nghiệm khác như: xét nghiệm phân, xét nghiệm nước tiểu…

    Nội soi trực tràng là bước thăm khám cuối cùng trước khi bác sĩ kết luận về tình trạng bệnh. Ống nội soi sẽ được đưa từ hậu môn đi vào sâu bên trong thành ruột già, trực tràng sau khi người bệnh được tiêm một liều thuốc gây tê để giảm đau đớn, khó chịu khi thực hiện nội soi. Đầu ống nội soi có gắn camera nên mọi quá trình nội soi đều được ghi lại và phản chiếu trên màn hình máy tính để bác sĩ theo dõi các tổn thương sâu bên trong. Thời gian nội soi khoảng 5 – 10 phút.

    4.4. Tư vấn điều trị bệnh

    Sau khi thực hiện thăm khám bác sĩ sẽ có kết luận về tình trạng bệnh như người bệnh có mắc trĩ không, bệnh ở giai đoạn nào, tình trạng các búi trĩ hiện nay ra sao và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh trĩ của người bệnh.

    Tư vấn điều trị bệnh trĩ để người bệnh yên tâm khám chữa
    Tư vấn điều trị bệnh trĩ để người bệnh yên tâm khám chữa

    5. Lưu ý khi đi khám bệnh trĩ

    • Để việc thăm khám được suôn sẻ thì khi đi khám người bệnh cần đem các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh…
    • Bác sĩ sẽ thăm khám hậu môn nên trước khi đi khám người bệnh nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, chọn mặc quần áo thoải mái.
    • Không nên ăn quá no trước khi đi khám và chuẩn bị tâm lý để trả lời câu hỏi của bác sĩ, tránh ngại ngùng giấu đi tình trạng bệnh như mức độ đau rát hậu môn, đại tiện khó khăn thế nào, tình trạng chảy máu…
    • Nếu người bệnh đã dùng thuốc điều trị trước đây thì nên báo cho bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.

    Sau khi bác sĩ thăm khám và có chỉ định điều trị, người bệnh có thể sử dụng song song với đơn thuốc của bác sĩ sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ thêm hiệu quả và nhanh chóng hơn. Người bệnh nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên an toàn như cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Sản phẩm này không chỉ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ mà còn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa và các biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn. Sản phẩm còn giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch cũng như giúp tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Người bệnh có thể chọn dùng gel để giúp chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp như viêm, sưng, đau, rát, mụn nhọt, rò, nứt hậu môn. Gel này có các thành phần như nghệ nano, cao diếp cá, cao trầu không, cao nhọ nồi...

    >> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn cách đẩy lùi bệnh trĩ an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.

    Việc khám và điều trị bệnh trĩ sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nếu người bệnh đi khám sớm không để bệnh tiến triển nặng rồi mới lo lắng.

    Bài viết liên quan: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ hay không?

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

      TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA