Tìm hiểu cách bấm huyệt chữa táo bón

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
14 Tháng Bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1799

Bấm huyệt chữa táo bón là cách được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể tham khảo cách bấm huyệt này để áp dụng khi cần.

1. Bấm huyệt chữa táo bón là gì?

Bấm huyệt là phương pháp dùng tay, thường là vân ngón tay để ấn day vào vị trí huyệt đạo. Bấm huyệt trị táo bón có tác dụng giúp điều hòa chức năng tiêu hóa, kích thích đào thải phân ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Cách trị táo bón này có thể áp dụng cho người lớn và trẻ em. 

2. Hiệu quả của bấm huyệt chữa táo bón

Bấm huyệt chữa táo bón có hiệu quả không?
Bấm huyệt chữa táo bón có hiệu quả không?

Bấm huyệt là cách thức để hỗ trợ khí huyết vận hành thông suốt, giải ứ trệ kinh lạc, phá kết, thanh nhiệt, nhuận tràng, thông tiện. Liệu pháp còn giúp Tỳ vị vận hóa và hấp thu tinh khí từ thức ăn tốt hơn, duy trì chức năng của tạng phủ trong cơ thể. Trong các phương pháp điều trị chứng táo bón thì bấm huyệt có thể áp dụng với nhiều lứa tuổi kết hợp với dùng thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ dẫn người bệnh thêm về liệu pháp xoa bóp bấm huyệt. Kỹ thuật này tạo áp lực từ tay lên vùng bụng thúc đẩy tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, cải thiện khả năng co bóp của ruột, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng các cơ quan, thư giãn thần kinh, chống viêm…Từ đó, phân được tạo thành và di chuyển thuận lợi, cảm giác đi cầu cũng dễ chịu hơn. Các động tác bấm huyệt này còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng như ăn kém, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu…

3. Cách bấm huyệt chữa táo bón

3.1. Chỉ định, chống chỉ định bấm huyệt

Để bấm huyệt chữa táo bón hiệu quả cần lưu ý về chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp này.

Chỉ định: Bấm huyệt chỉ định với hầu hết các trường hợp gặp vấn đề về táo bón do nhiều nguyên nhân như cơ địa, khí huyết lưu thông kém, nghề nghiệp, lối sống…

Chống chỉ định:

  • Táo bón có nguyên nhân do bệnh lý ngoại khoa như tắc ruột… hay tình trạng cấp cứu ảnh hưởng đến tính mạng như xuất huyết nhiều, chấn thương nặng, lơ mơ, không tỉnh táo…
  •  Vùng da cơ thể thực hiện kỹ thuật có vết thương hở, lở loét, u, mụn nhọt… hay người bệnh đang trong trạng thái say xỉn, no căng bụng, đói mệt mỏi….
  • Phụ nữ đang mang thai không nên bấm huyệt vùng bụng, nên hỏi ý kiến bác sĩ. 

3.2. Huyệt đạo trong bấm huyệt chữa táo bón

Một số huyệt đạo trong bấm huyệt chữa táo bón bạn nên biết
Một số huyệt đạo trong bấm huyệt chữa táo bón bạn nên biết

Dưới đây là các vi trí huyệt hỗ trợ tiêu hóa, thích hợp để bấm huyệt chữa táo bón, nhuận tràng, thông tiện, kích thích vận khí huyết ở ruột… bạn có thể tham khảo để áp dụng:

  • Huyệt Thiên khu: Huyệt này nằm ngang rốn, đo ngang ra khoảng 2 thốn. Bạn dùng 2 ngón tay cái đặt lên 2 huyệt Thiên khu, các ngón tay còn lại ôm lấy thành bụng. Sau đó dùng ngón tay cái day ấn trong 2 phút nhằm kích thích cơ chuyển động của đại tràng và giảm táo bón.
  • Huyệt Khí hải: Huyệt Khí hải nằm ở dưới rốn 1.5 thốn. Khi tác động lên huyệt Khí hải sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột già, giảm đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Day ấn huyệt với ngón tay cái trong khoảng 1 – 3 phút.
  •  Huyệt Thần khuyết: Huyệt này nằm ngay lỗ rốn, khi bấm huyệt có tác dụng hóa hàn, ôn thông nguyên dương, vận khí cơ của ruột kết,… Dùng ngón tay cái đè ấn lên huyệt từ nhẹ đến nặng trong khoảng 1 phút, sau đó có thể xoay nhẹ rốn theo chiều kim đồng hồ.
  • Huyệt Nội đình: Huyệt Nội đình nằm trên mu bàn chân, ngay đầu khe ngón chân thứ 2 và thứ 3. Có thể day ấn đồng thời cả 2 huyệt trong khoảng 1 phút để giúp giảm táo bón.
  • Huyệt Túc tam lý: Huyệt nằm ở mặt ngoài đầu gối, đo từ mắt gối ngoài xuống khoảng 3 thốn. Bạn dùng ngón tay cái day ấn huyệt trong 1 – 3 phút có tác dụng thông kinh lạc, khu phong hóa thấp, điều trung khí,… Bấm huyệt vị trí này không chỉ chữa táo bón mà còn hỗ trợ làm giảm suy nhược thần kinh, giúp an thần và dễ ngủ.
  • Huyệt Hợp cốc: Huyệt này nằm ở bờ ngoài bàn tay, ngay vị trí trung điểm xương bàn ngón tay trỏ. Nếu bạn bị táo bón kèm nóng nhiệt và khô miệng, thì có thể day ấn huyệt Hợp cốc trong 1 phút.
  • Huyệt Quan nguyên: Nếu táo bón khiến người lạnh, mệt mỏi và mất ngủ thì day ấn huyệt Quan nguyên. Huyệt vị này nằm dưới rốn 3 tấc, có tác dụng chữa các chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Huyệt Tam âm giao: Huyệt vị này nằm ở mặt trong của mắt cá chân đo lên 3 thốn. Day ấn huyệt Tam âm giao khoảng 1 – 3 phút sẽ có tác dụng kiện Tỳ, khu phong, thông khí trệ và điều huyết.
  • Huyệt Trung quản: Huyệt Trung quản nằm ở vị trí trên rốn đo lên 4 tấc, huyệt có tác dụng trị tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, ăn không tiêu, hay nôn mửa,… Bạn có thể áp dụng bấm huyệt lên huyệt Trung quản nếu táo bón gây khó khăn khi đại tiện, người gầy yếu và ăn kém.
  • Huyệt Đại trường du: Huyệt này nằm dưới gai đốt sống thứ 4, đo ngang khoảng 1.5 tấc. Day ấn huyệt Đại trường du có thể giảm táo bón và tiêu hóa kém.

3.3. Quy trình điều trị trong bao lâu?

Quy trình thực hiện cách bấm huyệt chữa táo bón
Quy trình thực hiện cách bấm huyệt chữa táo bón

Muốn thực hiện các động tác bấm huyệt này thì bạn cần chú ý:

  • Thả lỏng vùng bụng cũng như cơ thể, thư giãn tinh thần, không nên căng thẳng.
  • Xác định chính xác huyệt đạo.
  • Xoa bàn tay ấm dần lên, có thể sử dụng tinh dầu để ấm bụng, giảm ma sát…
  • Sau đó, dùng lực từ ngón tay (thường là ngón cái) để tiến hành thao tác day, ấn,…tại từng huyệt đạo.
  • Nên kết hợp với xoa bóp vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, để lợi ích đạt được nhiều hơn.

Với mỗi huyệt có thể day ấn mỗi lần khoảng 1-2 phút, rồi đổi qua huyệt khác. Lặp lại các vị trí với tổng thời gian thực hiện từ 15-20 phút. Có thể thực hiện 2 – 3 lần/ngày nếu chưa đạt kết quả mong muốn với liệu trình kéo dài 20 ngày. 

4. Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt trị táo bón

Một vài lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa táo bón
Một vài lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa táo bón

Khi xoa bóp bấm huyệt trị táo bón, bạn chú ý xác định đúng huyệt cần thực hiện và chỉ nên dùng lực nhẹ nhàng, tăng dần, không nên dùng sức quá, ấn tay quá mạnh, đột ngột. Vì có thể dẫn đến tổn thương vùng da hay các cơ quan bên trong.

  • Khi bấm huyệt nên theo dõi phản ứng và trạng thái của người bệnh, kịp thời điều chỉnh động tác phù hợp.
  • Chú ý giữ hô hấp đều đặn, hít thở nhịp nhàng.
  • Thời gian bấm huyệt chỉ nên kéo dài từ 15 – 30 phút, thực hiện nhẹ nhàng hàng ngày.
  • Liệu pháp này không áp dụng với người có tâm lý dễ kích động, phụ nữ mang thai.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, hợp lý.

Bấm huyệt chữa táo bón là cách được nhiều người áp dụng, tuy nhiên chỉ là phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón. Trường hợp bệnh kéo dài thì bạn nên đến bệnh viện khám để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Bạn cũng có thể chọn sử dụng men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, giúp cải thiện nhanh chóng và phòng ngừa táo bón.  Men vi sinh có chứa Probiotics (vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (chất xơ hòa tan) được sản xuất bởi công nghệ bao kép Lab2Pro thích hợp để bạn sử dụng hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY. Và bạn có thể dùng thêm viên uống có thành phần Cao Diếp Cá, Cao Đương Quy, Rutin, Curcuma… sẽ hỗ trợ giúp thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giúp giảm táo bón và có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả. 

Bài viết liên quan: Cách xoa bụng chữa táo bón không phải ai cũng biết

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.