Bấm huyệt chữa bệnh trĩ được biết đến là một phương pháp tận dụng tác động cơ học từ bàn tay để thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng độ bền mạch máu ở trực tràng – hậu môn và hỗ trợ làm co búi trĩ. Theo nhiều người đây là một phương pháp rất an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Bấm huyệt có chữa được bệnh trĩ không?
1. Bấm huyệt có chữa được bệnh trĩ hay không?
Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra ở trực tràng-hậu môn do sự phình giãn quá mức của các tĩnh mạch tạo thành các búi trĩ gây chảy máu, đau rát hậu môn cho người bệnh. Căn bệnh này gây nên nhiều phiền toái tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh như gây ngứa ngáy hậu môn, đau rát, chảy máu búi trĩ và có thể gây hoại tử các búi trĩ nếu ở mức độ nặng.
Từ xa xưa, các biện pháp Đông y, bấm huyệt chữa bệnh trĩ đã được áp dụng phổ biến. Thực chất, bấm huyệt là sử dụng các ngón tay để tác động cơ học lên vị trí các huyệt vị có liên hệ với tĩnh mạch ở phần trực tràng và hậu môn. Bấm huyệt sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, hạn chế được tình trạng ứ trệ và thu nhỏ kích thước của các búi trĩ.
Vì vậy, bấm huyệt được rất nhiều người lựa chọn để làm giảm thiểu các triệu chứng của căn bệnh trĩ như điều hòa chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực khi đi cầu và hạn chế tối đa tình trạng ra máu. Tuy nhiên, bấm huyệt cần thực hiện đúng động tác, không nên lạm dụng sẽ có thể ảnh hưởng đến các huyệt vị cơ thể.
2. Cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Để thực hiện bấm huyệt chữa bệnh trĩ các bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
2.1. Bấm huyệt trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ
Với những người mắc bệnh trĩ nhẹ, các bạn có thể áp dụng bấm vào 10 huyệt vị dưới đây sẽ mang lại hiệu quả tốt làm giảm tình trạng của bệnh trĩ.
2.1.1. Huyệt khổng tối
Đây là huyệt nằm trên đường kinh phế. Vị trí chính xác nằm ở gần khủy tay, tử cổ tay lên bảy thốn. Khi xác định đúng huyệt vị chúng ta dùng đầu ngón tay cái với lực vừa đủ giữ yên và day nhẹ vào huyệt vị khoảng 30 giây sau đó lặp lại từ 2-3 lần. Thực hiện đều cả 2 bên cánh tay sẽ mang lại hiệu quả đối với bệnh trĩ.
2.1.2. Huyệt bách hội
Huyệt Bách hội là huyệt vị nằm ở chính giữa ngay đỉnh đầu. Để xác định huyệt, lấy điểm nằm giữa nối liền hai đầu lông mày, kéo thẳng đến đỉnh đầu chính là huyệt. Huyệt vị này có tác dụng hồi dương cố thoát, tiềm can dương và cử dương khí bị hạ hãm. Huyệt Bách hội có tác dụng chữa lòi dom và một số bệnh lý liên quan đến thần kinh.
2.1.3. Huyệt tam túc
Huyệt tam túc được xác định nằm ở gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay. Bấm huyệt tam túc kết hợp huyệt thừa sơn có công dụng lưu thông mạch máu, thông khí trệ, điều hòa thanh nhiệt giải độc.
2.1.4. Huyệt thừa sơn
Huyệt Thừa sơn là huyệt vị nằm ở mặt sau của bắp đùi, ngay chỗ lõm được tạo thành bởi 2 khe sinh đôi trong và ngoài. Tác động vào huyệt vị này có tác dụng điều khí, lương huyết và thư cân lạc. Bấm huyệt Thừa sơn chủ trị chứng đau gót chân, trĩ, trực tràng sa, chi dưới yếu liệt và đau dây thần kinh tọa.
Thực hiện: Đặt ngón cái lên huyệt, 4 ngón tay còn lại nắm chắc lấy bắp chân và dùng lực mạnh day ấn huyệt vị từ 30 – 60 giây.
2.1.5. Huyệt thượng liêm
Đây là huyệt đạo thuốc kinh Thủ dương minh đại tràng, nằm ở nếp gấp ở khuỷu tay 3 thốn. Huyệt đạo này có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như điều hòa khí huyết lưu thông, hỗ trợ cải thiện quá trình đại tiện.
2.1.6. Huyệt thứ liêu
Huyệt Thứ liêu là huyệt nằm dưới lỗ xương thiêng thứ 2 ngay dưới cạnh của gai chậu sau. Huyệt có tác dụng trị bệnh trĩ, đau nhức vùng thắt lưng, sưng tinh hoàn, viêm tử cung và một số bệnh phụ khoa thường gặp khác. Day ấn huyệt vị này thấy đau nhức có thể cảnh báo một số vấn đề như đang mang thai, hành kinh hoặc bị viêm tuyến tiền liệt.
Thực hiện: Dùng ngón cái ấn trực tiếp lên huyệt vị từ 1 – 2 phút. Khi mới bắt đầu, nên dùng lực nhẹ sau đó tăng dần lực.
2.1.7. Huyệt tam âm giao
Huyệt Tam âm giao nằm ở mặt trong của xương chày. Xác định huyệt bằng cách tìm đỉnh cao nhất của mắt cá chân bên trong, đo lên đúng 3 thốn. Huyệt chi phối dây thần kinh L4 có tác dụng điều huyết, kiện tỳ, thông khí trệ và hóa thấp. Tác động vào huyệt giúp tăng lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu ở hậu môn và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Thực hiện: Có thể dùng tay bấm vuông góc với huyệt hoặc bấm hơi hướng lên trên đều được. Bấm huyệt với lực vừa phải, sau đó có thể tăng lực bấm để tạo ra tác động sâu. Tuy nhiên khi có cảm giác ê tức, nên duy trì lực thêm khoảng 20 – 30 giây và lặp lại 2 – 3 lần.
2.2. Các huyệt đạo cải thiện tình trạng trĩ sa búi trĩ
Ngoài các huyệt vị trên, với tình trạng sa búi trĩ, người bệnh có thể áp dụng bấm 3 huyệt vị sau đây để cải thiện bệnh:
2.2.1. Huyệt khí hải
Huyệt khí hải là huyệt vị nằm ở gai đốt sống lưng thứ 3 đo sang ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt vị này mang tác dụng giúp đả thông huyết ứ ở tĩnh mạch, giúp ngăn tình trạng đi ngoài ra máu, giúp co búi trĩ. Ngoài ra, bấm huyệt khí hải còn tác động giảm đau thắt lưng và các bệnh liên quan tới xuất huyết.
2.2.2. Huyệt quan nguyên
Huyệt quan nguyên nằm ở gai đốt sống thắt lưng thứ 5, đo sang ngang khoảng 1,5 thốn. Huyệt vị này có tác dụng lý khí, hóa thấp, do đó trị các chứng tiêu chảy, giảm áp lực dồn nén lên búi trĩ, cầm máu và làm tiêu, co búi trĩ.
2.2.3. Huyệt Thượng Cự Hư
Đây là huyệt đạo áp dụng với trường hợp búi trĩ chảy mủ hoặc nước vàng, hậu môn đau, khó chịu khi nằm, ngồi, vận động.
Huyệt đạo này nằm dưới mắt gối đo xuống khoảng 6 thốn, có tác dụng điều khí, thanh nhiệt, trường vị, trị tiêu chảy, đau bụng.
3. Bấm huyệt trị bệnh trĩ như thế nào?
Để bấm huyệt trị bệnh trĩ, các bạn dùng ngón tay ấn đúng lên vị trí các huyệt vị cần thực hiện lực từ nhẹ đến mạnh trong khoảng thời gian từ 30-60 giây sau đó thực hiện lại khoảng 2-3 lần ở mỗi vị trí huyệt vị. Khi bấm huyệt, người bệnh hãy nhờ những người biết cách áp dụng. Tốt nhất là nên tìm đến các thầy thuốc chuyên bấm huyệt để tránh những sai sót không đáng có.
4. Lưu ý khi bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Tuy bấm huyệt mang lại hiệu quả tốt trong cách chữa bệnh trĩ nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, bấm huyệt không mang lại khả năng điều trị dứt điểm tình trạng bệnh trĩ mà chỉ cải thiện được với những trường hợp nhẹ.
- Thứ hai, cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo.
- Thứ ba, không áp dụng phương pháp này cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ,…
- Thứ tư, Với những người có vết thương hở, nhiễm trùng mụn nhọt thì không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt vì sẽ gây nguy cơ bội nhiễm.
- Thứ năm, hãy kết hợp phương pháp bấm huyệt chữa trĩ với việc áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, hợp lý. Ngoài ra người bệnh cũng có thể tham khảo các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thiên nhiên như: cao diếp cá, cao đương quy, tinh chất nghệ, rutin và magie. Đây đều là những loại thảo dược lành tính và có công dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giảm táo bón cũng như các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.
Với bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ. Hy vọng rằng những chia sẻ này mang lại những thông tin hữu ích nhất trong quá trình chữa bệnh trĩ của bạn.
Bài viết liên quan:
- 18 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian hiệu quả ngay tại nhà
- Top 7 thực phẩm chức năng chữa bệnh trĩ được nhiều người tin dùng nhất hiện nay
- Áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn liệu có hiệu quả không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA