Nguyên nhân và cách trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
15 Tháng Ba 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
487

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể phát hiện bệnh lý viêm mũi dị ứng thông qua các triệu chứng như: chảy nước mũi, mất ngủ, ngạt mũi, hắt hơi,… Bệnh lý này có thể gián tiếp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Do đó, mẹ bầu đừng bỏ qua bài viết dưới đây để tìm hiểu cách trị viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả trong suốt thai kỳ nhé!

Những điều cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu
Những điều cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu

1. Viêm mũi dị ứng khi mang thai là gì?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai được hiệu là phụ nữ mang thai có các triệu chứng về mũi kéo dài trong khoảng thời gian thai kỳ như: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi khi mang thai,… Tình trạng này thường diễn ra suốt khoảng 6 tuần hoặc nhiều hơn mà không có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp.

Thông thường, viêm mũi dị ứng thường tồn tại từ trước khi mang thai, rất hiếm khi bệnh lý này xuất hiện lần đầu tiên khi mang thai. Nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng trong thai kỳ thường do các dị nguyên như: mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông thú vật,…

2. Nguyên nhân bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng là do đâu?
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm mũi dị ứng trong thai kỳ. Một số nguyên nhân chính thường gây ra tình trạng này ở bà bầu đó là:

  • Tiếp xúc với dị nguyên: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng ở bà bầu. Các dị nguyên có thể kể đến như: phấn hoa, bụi bẩn trong nhà, lông của động vật,… Khi đi vào cơ thể, các dị nguyên này sẽ gây ra những phản ứng với kháng thể. Phản ứng này sẽ kích thích histamin, gây viêm và kích ứng niêm mạc mũi – họng – xoang.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến viêm mũi dị ứng trong thai kỳ đó chính là do thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi của nồng độ estrogen và progesterone có thể khiến mẹ bầu dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài hơn bình thường.
  • Cơ địa dị ứng: Bà bầu có cơ địa dị ứng khi mang thai như: hen phế quản, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,… thường sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài.

3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có những dấu hiệu nào dễ nhận biết
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có những dấu hiệu nào dễ nhận biết

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Hắt hơi liên tục, có thể hắt hơi theo cơn hoặc thành tràng dài
  • Chảy nước mũi nhiều, dịch mũi không mùi, có màu trong
  • Ngứa mũi, cổ họng, tai, mắt hoặc ngứa da
  • Nghẹt mũi ở một hoặc cả 2 bên
  • Mắt đỏ, xuất hiện quầng thâm hoặc chảy nước mắt
  • Đau đầu, mệt mỏi, nhức xung quanh mũi
  • Thở bằng miệng, ngủ phát ra tiếng khò khè
  • Ho khan, đau họng, ho có đờm

4. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?

Bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi
Bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi

Về bản chất, viêm mũi dị ứng sẽ không là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bệnh lý này không được kiểm soát và điều trị đúng lúc thì vẫn có thể là gây ra những tác động gián tiếp đến thai nhi trong bụng.

Bởi khi đối mặt với các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng, mẹ bầu thường sẽ trở nên khó ngủ và khiến tâm lý căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, theo một số khảo sát gần đây, một số mẹ bầu còn cảm thấy ăn kém và mệt mỏi. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi dưỡng thai nhi bên trong bụng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, viêm mũi dị ứng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật và chậm phát triển thai trong tử cung. Thêm vào đó, nếu viêm mũi dị ứng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý đi kèm như: hen suyễn, viêm xoang,…

5. Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?

Một số cách chữa viêm mũi dị ứng dành cho bà bầu thường được áp dụng như dùng thuốc, mẹo dân gian,… Tuy nhiên đây là giai đoạn nhạy cảm nên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai
Các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

5.1. Áp dụng các mẹo dân gian

Với những trường hợp mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng nhẹ, triệu chứng bệnh chưa chuyển nặng, nên áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:

  • Sử dụng thảo dược như húng chanh, gừng, tía tô, quất,… giúp giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả.
  • Ngửi củ hành tây: Hành tây có thành phần giúp khai thông đường thở, giảm hắt hơi, ngăn chảy nước mũi,… rất tốt mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối: Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, làm sạch mũi hiệu quả.
  • Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng biện pháp khác như xông hơi, kê gối cao khi ngủ, uống nhiều nước, tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C, giữ ấm chân,… cũng góp phần cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng.

5.1. Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây mẹ bầu có thể sử dụng trong thai kỳ đó là:

  • Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thế hệ 2 được cho là loại thuốc an toàn đối với mẹ bầu. Bởi đây là loại thuốc không có tác dụng an thần và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc thế hệ 1.
  • Glucocorticoid dạng xịt mũi: Đây là nhóm thuốc có hiệu quả cao và thích hợp với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên trong thai kỳ, mẹ bầu nên sử dụng với liều lượng thấp nhất để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc.
  • Natri cromolyn xịt mũi: Đây là loại thuốc có tính an toàn cao mà mẹ bầu có thể sử dụng hàng ngày. Nhưng đối với những trường hợp bị bệnh nặng, mẹ bầu cần phối hợp thêm với các loại thuốc khác để đảm bảo bệnh nhanh khỏi và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và thai nhi.
  • Thuốc thông mũi: Có hai dạng thuốc thông mũi là dạng uống và dạng xịt. Đối với bà bầu thì chỉ nên sử dụng dạng xịt và tránh dạng uống.
Sử dụng thuốc để chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu
Sử dụng thuốc để chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu

5.3. Dùng thuốc Đông y

Với các mẹ bầu, thuốc Đông y được coi là giải pháp an toàn và gần như không gây ra tác dụng phụ cho phụ nữ bị viêm mũi dị ứng trong thai kỳ. Theo Đông y, viêm mũi dị ứng xuất hiện là do cơ thể bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt khiến khí phế, vệ khí hư.

Do vậy để điều trị viêm mũi dị ứng theo Đông y, mẹ bầu cần sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có công dụng khu phong, giải độc, thanh nhiệt, tán hàn,… và bồi bổ khí huyết, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trong khi điều trị bệnh bằng thuốc Đông y, bà bầu cũng cần lưu ý tuân thủ các hướng dẫn của lương y, không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định.

Bên cạnh các phương pháp kể trên, mẹ bầu cũng có thể tham khảo các sản phẩm thuốc xịt thảo dược được sản xuất tại Việt Nam. Với thành phần từ các thảo dược tự nhiên như: Dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysortbat, natri benzoat, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não, nước tinh khiết vừa đủ, các sản phẩm thuốc xịt có công dụng làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng rất tốt, đồng thời còn hỗ trợ phòng tránh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó, các sản phẩm này đều có giá thành rất rẻ và dễ dàng tìm mua.

6. Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho bà bầu
Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Để phòng ngừa nguy cơ bị viêm mũi dị ứng trong thai kỳ, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc với những dị nguyên gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
  • Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, thủy hải sản,…
  • Giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh, đặc biệt là vùng cổ và mũi.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, xịt rửa mũi họng bằng các sản phẩm chuyên dụng.
  • Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi quét dọn vệ sinh nhà cửa.

Trên đây là các thông tin quan trọng về bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu. Nếu đã áp dụng thử các phương pháp điều trị tại nhà mà bệnh tính vẫn chưa thuyên giảm, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị và chỉ định thuốc phù hợp.

Bài viết liên quan: Viêm mũi thai kỳ là gì? Làm sao để khắc phục?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.