Tìm câu trả lời: Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? 

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
11 Tháng bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
11696

Người bị táo bón thường sẽ phải rặn để có thể đại tiện. Không ít bà bầu cũng bị táo bón, vậy bà bầu bị táo bón có nên rặn không là quan tâm của chị em trong giai đoạn thai kỳ. Cùng tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây nhé.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?
Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?

1. Tác hại của táo bón khi mang thai

Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, chế độ ăn thiếu chất xơ… khiến nhiều  chị em bị táo bón khi mang thai. Tuy táo bón không gây nguy hiểm đến tính mạng của bà bầu nhưng sẽ làm bà bầu thấy khó chịu, đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra táo bón có thể dẫn đến một số biến chứng cho bà bầu như đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, đau bụng vùng tiểu khung. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, phát triển nặng thì các khối phân tích tụ lâu ngày có thể khiến các chất độc hại có trong phân hấp thụ ngược lại cơ thể, gây hại cho sức khỏe cho bà bầu và cho cả thai nhi. Táo bón khiến bà bầu chán ăn, luôn khó chịu vùng bụng, dẫn đến chán ăn, không có cảm giác đói, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất, cũng như không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường. Đặc biệt nếu táo bón trong thai kỳ nếu không được điều trị triệt để và kịp thời còn có thể gây ra những biến chứng nghiệm trọng như:

  • Do phải rặn khi đi vệ sinh nên có thể tác động dẫn đến sảy thai hoặc sinh non
  • Phân bị tích tụ trong ruột lâu sẽ khiến các chất độc như phenol, amoniac, indol… bị hấp thụ ngược lại cơ thể.
  • Bà bầu thấy mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt.
  • Thai nhi dễ suy dinh dưỡng hoặc giảm sức đề kháng của trẻ. 

2. Bị táo bón có nên rặn khi mang thai?

Bà bầu có nên rặn khi bị táo bón?
Bà bầu có nên rặn khi bị táo bón?

Bà bầu rặn khi bị táo bón sẽ giúp phân được đẩy ra ngoài nhanh chóng và bớt cảm giác khó chịu hơn. Nhưng chính các cơn rặn này sẽ vô tình kích thích các cơn co tử cung và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai sớm ở 3 tháng đầu, sinh non vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Bà bầu cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn – một dạng viêm hậu môn khi cố rặn. Nứt hậu môn thường đi kèm các triệu chứng đại tiện ra máu. Lượng máu không nhiều chỉ có thể phát hiện trong phân hoặc giấy chùi. Nứt kẽ hậu môn cùng là nguyên nhân gây nhiễm trùng hậu môn, tiền đề của bệnh trĩ, ung thư đại tràng.

Do đó bà bầu bị táo bón không nên rặn, thay vào đó có thể tìm các biện pháp giúp đại tiện dễ dàng hơn và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi. 

3. Mẹ bầu bị táo bón phải làm sao?

Bà bầu bị táo bón nên làm gì để cải thiện tình trạng này hiệu quả?
Bà bầu bị táo bón nên làm gì để cải thiện tình trạng này hiệu quả?

Uống đủ nước

Một trong các nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu là do thói quen uống thiếu nước. Cơ thể cần nước để chuyển hóa và với bà bầu bị táo bón thì nước lại càng quan trọng. Nước sẽ giúp làm mềm phân nền hàng ngày bà bầu cần uống từ 2 – 3l nước. Có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả, sinh tố trái cây, rau củ… và uống đều cả ngày chứ không phải uống nhiều một lúc để cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai. Có 2 thời điểm uống nước hiệu quả là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Tăng cường chất xơ trong bữa ăn

Chất xơ gồm hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước từ lòng ruột, giúp mềm phân, tăng kích thước phân vào tạo cảm giác muốn đi tiêu. Chất xơ không hòa tan khi xuống đến ruột già làm tăng khối lượng phân, giảm triệu chứng táo bón hiệu quả. Bà bầu có thể chọn bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau xanh như rau bắp cải, rau cải xoăn, rau bina, mận tím, kiwi, chuối chín, táo… Đồng thời bà bầu nên tránh các thực phẩm không tốt cho tình trạng táo bón, có thể làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng như đồ ăn cay nóng, kích thích như ớt, tiêu, thuốc lá, rượu, bia…

>> Xem ngay: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi?

Vận động thể chất thường xuyên

Nếu bà bầu ít vận động thì không thể khỏi táo bón. do đó hàng ngày bà bầu nên vận động phù hợp với thể chất, có thể chọn tập yoga, bơi lội, đi bộ… 

4. Lời khuyên chữa táo bón khi mang thai

Một vài lời khuyên hữu ích chữa táo bón khi mang thai
Một vài lời khuyên hữu ích chữa táo bón khi mang thai

Bà bầu bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng để có thể chữa táo bón khi mang thai thì nên:

  • Chọn ăn các loại quả sấy khô hoặc các hạt như là hạnh nhân, nho, mơ và mận.
  • Bà bầu nên tránh uống quá nhiều cà phê, tránh ăn các loại ngũ cốc được bóp vụn, tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Bà bầu nên tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tốt nhất là sau ăn sáng, trưa, tối.
  • Nên đi vệ sinh ngay khi có dấu hiệu muốn đại tiện.
  • Mẹ bầu bị táo bón nên hạn chế tối đa dùng các loại thuốc táo bón, chỉ dùng thuốc thụt khi thực sự cần thiết và chỉ nên dùng khi đã hỏi ý kiến bác sĩ. 

Khi gặp phải bệnh táo bón kéo dài nhiều ngày, tốt nhất bà bầu nên đến bệnh viện để được khám, xét nghiệm và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất, giúp bà bầu sớm hết táo bón và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cùng với điều trị của bác sĩ thì bà bầu có thể chọn bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng an toàn mang tác dụng hỗ trợ điều trị chứng táo bón hiệu quả được các chuyên gia y tế đánh giá và khuyên dùng. 

Sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón có thành phần bao gồm các nguyên liệu có trong tự nhiên như Cao Diếp cá, Cao đương quy, Magie, Rutin, Meriva… sẽ giúp cải thiện tình trạng đau rát hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện, cải thiện tình trạng táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Sản phẩm này có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú nên bà bầu bị táo bón yên tâm sử dụng để nhanh chóng cải thiện tình trạng khó chịu này mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. 

Như vậy, với thắc mắc rằng bà bầu bị táo bón có nên rặn không thì câu trả lời ở đây chính là không nên. Chính vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu những biện pháp an toàn khác để cải thiện tình trạng táo bón của mình mà không làm ảnh hưởng đến con yêu. Nếu nhận thấy tình trạng táo bón không có sự giảm thiểu các mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ từ các y bác sĩ.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.