Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
11 Tháng Mười Một 2021

Lần cập nhật cuối:
24 Tháng Tám 2022

Số lần xem:
1581

Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không là quan tâm của chị em bị cúm trong thai kỳ. Cùng tìm hiểu bệnh lý này ảnh hưởng thế nào đến thai nhi trong nội dung dưới đây.

Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không
Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Bà bầu bị cảm cúm có sao không?

Ai cũng có thể mắc bệnh cúm nhất là ở thời điểm giao mùa, đông xuân trong năm. Cảm cúm thường khỏi hẳn sau từ 7 – 10 ngày, tuy nhiên phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai thường nguy hiểm hơn người bình thường do nguy cơ biến chứng cao hơn. Một trong những biến chứng bà bầu có thể gặp là gây viêm phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó bà bầu còn có thể gặp 1 số biến chứng không phổ biến như nhiễm trùng máu gây ra giảm huyết áp, viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não, viêm nội tâm mạc… Bà bầu bị cảm cúm có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non, em bé sinh thiếu tháng sẽ không đạt cân nặng tiêu chuẩn và cơ thể có thể chưa phát triển toàn diện. Nguy cơ nặng nề nhất là thai lưu hoặc tử vong.

2. Bệnh cúm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tùy từng tình trạng cảm cúm của bà bầu mà sự ảnh hưởng đến thai nhi sẽ khác nhau. Tuy nhiên có thể liệt kê một số ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi như:

  • Dị tật: Nếu bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu thai kỳ thì thai nhi có thể có nguy cơ mắc một số dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh…
  • Bệnh tự kỷ: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ tăng 34% khi người mẹ bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ và 40% khi bị sốt trong thời gian tháng thứ 4, 5, 6 của thai kỳ.
  • Bệnh hen suyễn, dị ứng: Mức độ phơi nhiễm của người mẹ đối với virus và vi khuẩn trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể, em bé khi chào đời sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ.
  • Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non: Không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh đã nói ở trên thì thai nhi còn có nguy cơ bị dị tật, độc tính của virus khi kết hợp với sốt cao cũng có thể kích thích tử cung co bóp là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

3. Bà bầu bị cảm cúm nên làm gì?

Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm

Đây là cách được dân gian áp dụng nhiều vì hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Bà bầu có thể dùng các loại lá có chứa tinh dầu như lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô đem nấu với nước, sau đó mở hé nắp nồi nước lá và ghé mặt vào để xông mũi sẽ giúp thông mũi, dễ thở hơn.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Bà bầu có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9 % để vệ sinh, khai thông đường mũi hàng ngày sẽ có tác dụng đẩy chất nhầy và virus, vi khuẩn ra khỏi mũi.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Không chỉ dùng nước muối để nhỏ mũi, bà bầu còn có thể dùng 1 thìa muối pha với nước ấm rồi dùng để súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Bà bầu bị cảm cúm có sao không và cần phải làm gì?
Bà bầu bị cảm cúm có sao không và cần phải làm gì?

Thoa dầu tràm dưới mũi

Dùng dầu tràm để thoa dưới mũi sẽ giúp dể thở và thông mũi. Bà bầu chỉ nên thoa một lượng nhỏ ở dưới cánh mũi để tránh bỏng da.

Giữ ấm và nghỉ ngơi

Cảm cúm thường sẽ khỏi hẳn từ 7 – 10 ngày và các chuyên gia khuyên người bệnh nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể để chóng khỏi bệnh. Nghỉ ngơi có tác dụng giúp cơ thể bà bầu có đủ năng lượng và hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại bệnh tật còn việc giữ ấm cơ thể sẽ tránh làm các triệu chứng của cúm trở nên tồi tệ hơn.

Ngủ kê cao gối

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng giúp cải thiện tình trạng cảm cúm của bà bầu. Tuy nhiên để ngủ ngon hơn, tránh được tình trạng nghẹt mũi, khó thở do cảm cúm gây ra thì bà bầu có thể kê gối cao đầu khi ngủ để ngủ ngon hơn.

4. Phương pháp phòng tránh cúm cho thai phụ

Ai cũng có thể mắc cảm cúm nhất là ở thời điểm giao mùa hay người có sức đề kháng kém hoặc đề kháng giảm như bà bầu. Vì thế bà bầu nên phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm, không nên đến những nơi đông người, đặc biệt là tránh xa các khu vực bị ô nhiễm, hạn chế ra ngoài khi trời mưa hay nắng to.
Hàng ngày bà bầu nên ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Nước gừng ấm thêm mật ong hoặc nước chanh nóng cũng tốt để làm sạch vùng họng.

Cách phòng bệnh cảm cúm tốt nhất là trước khi có thai, chị em nên tăng cường sức đề kháng, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng cách tiêm vacxin cúm trước khi có bầu hoặc có thể tăng sức đề kháng bằng sản phẩm thảo dược an toàn có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Sản phẩm này sẽ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.