Cách trị an toàn cho bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng chín 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
7365

Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu vẫn có thể bị cảm cúm. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối và tình trạng này có ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con không sẽ được chia sẻ trong nội dung sau.

1. Nguyên nhân gây cảm cúm ở bà bầu 3 tháng cuối

Hệ miễn dịch giảm nên bà bầu hay bị cúm vào 3 tháng cuối
Hệ miễn dịch giảm nên bà bầu hay bị cúm vào 3 tháng cuối

Thời gian mang thai là lúc bà bầu có nhiều sự thay đổi từ vóc dáng, cân nặng, tâm lý và cả sức khoẻ. Trong số những sự thay đổi đó không thể không nhắc đến sự suy giảm của hệ miễn dịch. Do đó bà bầu dễ bị cảm cúm trong thai kỳ do virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Miễn dịch giảm nên chỉ cần tiếp xúc với người bệnh hay thời tiết thay đổi đột ngột, bà bầu cũng dễ bị cảm cúm. Bên cạnh đó trong những tháng cuối của thai kỳ, sự thay đổi và chuyển biến của cơ thể để chuẩn bị chờ ngày chuyển dạ là cũng là điều kiện khiến các bà bầu dễ bị cảm cúm 3 tháng cuối.

2. Các triệu chứng bị cảm cúm khi mang thai những tháng cuối

Khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sốt cao, sổ mũi
Khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sốt cao, sổ mũi

Ở 3 tháng cuối thai kỳ nếu bà bầu bị cảm cúm sẽ thấy có một số triệu chứng, dấu hiệu điển hình như:

  • Sốt cao khoảng từ 38 – 39 độ C
  • Người bị lạnh
  • Cơ thể mệt mỏi, đầu bị đau
  • Đau họng kèm theo ho các loại như ho khan, ho có đờm
  • Đôi khi hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi
  • Cơ thể đau nhức, ăn không ngon.

Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng có tất cả các triệu chứng này, mỗi người sẽ có một số triệu chứng trong số các triệu chứng kể trên.

3. Mang thai 3 tháng cuối bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Bị cúm khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây viêm phổi thậm chí sảy thai
Bị cúm khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây viêm phổi thậm chí sảy thai

Mang thai 3 tháng cuối bị cảm cúm có nguy hiểm không? có lẽ là quan tâm của các bà bầu và người thân. Bởi đây là giai đoạn cần sự chuẩn bị tốt nhất về sức khoẻ lẫn tinh thần để chờ ngày chuyển dạ đón em bé chào đời. Vào giai đoạn này của thai kỳ, thai nhi cũng đã hình thành và phát triển đầy đủ, khoẻ mạnh nên cảm cúm không ảnh hưởng đến thai nhi như ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên bà bầu không nên chủ quan, vẫn cần tăng sức đề kháng để có thể mau chóng khỏi cảm cúm và tránh để bệnh chuyển biến nặng. Khi thấy cảm cúm có kèm sốt cao, hay có một số dấu hiệu lạ thì bà bầu nên đi khám bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm hoặc biến chứng cho cả mẹ lẫn con. Cảm cúm nặng có thể gây ra biến chứng không mong muốn như viêm phổi, sốt cao, sảy thai, sinh non…

4. Chăm sóc và điều trị cho bà bầu 3 tháng cuối bị cảm cúm

Nên làm gì khi bị cảm cúm vào những tháng cuối cùng của thai kỳ?
Nên làm gì khi bị cảm cúm vào những tháng cuối cùng của thai kỳ?

Trong thai kỳ bất cứ sự thay đổi nào của sức khoẻ bà bầu cũng cẩn được quan tâm, lưu ý, không nên chủ quan. Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị và dùng thuốc nếu cần thiết. Tránh tự ý mua thuốc điều trị và không nên tự ý uống thuốc hạ sốt nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu bà bầu có sốt khi bị cảm cúm thì có thể dùng khăn chườm để hạ sốt. Nghỉ ngơi là điều bác sĩ khuyên người bị cảm cúm, nên bà bầu cũng cần nằm nghỉ ngơi.

Bà bầu nên uống nhiều nước, có thể là nước hoa quả, nước lọc… Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cũng cần thiết, giúp bà bầu tăng sức đề kháng, đủ dưỡng chất cũng cung cấp cho cơ thể khoẻ mạnh và thai nhi phát triển.

Bà bầu không được sử dụng các cách xông hơi hay giải nhiệt vì có thể làm thay đổi nhiệt độ cơ thể, khi nhiệt độ bà bầu trên 38 độ C thì thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và nguy cơ hạ huyết áp, giảm số lượng máu đang nuôi dưỡng thai nhi bên trong.

5. Phòng tránh cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối

Tập thể dục nhẹ nhàng phòng tránh bệnh cúm cho bà bầu
Tập thể dục nhẹ nhàng phòng tránh bệnh cúm cho bà bầu

Để phòng tránh cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối bà bầu cần lưu ý:

  • Hạn chế tiếp xúc hoặc sống trong khu vực đang có dịch bệnh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bất kì loại bệnh nào giai đoạn mang thai.
  • Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, ăn đủ chất ngủ đủ giấc.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là rất cần thiết, đặc biệt bà bầu nên bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, các loại vitamin A, B, C, D, E… từ những món ăn hàng ngày.
  • Hàng ngày bà bầu nên uống đủ nước để thanh lọc cơ thể, tăng khả năng lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi.
  • Bà bầu có thể vận động và tập những bài tập nhẹ như yoga, thiền… để tăng cường sức khỏe, giữ cho tinh thần thoải mái…
  • Thói quen dùng nước muối sinh lý súc miệng và nhỏ mũi vào mỗi sáng và mỗi tối sẽ giữ vệ sinh mũi miệng và cũng giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Bà bầu có thể chọn cách tiêm phòng vacxin cúm trước khi mang thai 3 tháng để ngăn chặn nguy cơ bị cảm cúm trong giai đoạn mang thai. 

Hy vọng những thông tin về bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối trong bài viết trên có thể giúp các mẹ có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp nhất với tình trạng bản thân. Đồng thời hãy luôn chú ý bảo vệ sức khỏe bằng các biện pháp tự nhiên tăng cường sức đề kháng.

>> Xem thêm: Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có nguy hiểm không?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.