Xơ vữa động mạch chi dưới: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng mười một 2024

Lần cập nhật cuối:
4 Tháng mười một 2024

Số lần xem:
49

Xơ vữa động mạch chi dưới còn được gọi là bệnh động mạch ngoại biên, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hoại tử do tắc mạch nếu như không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu về bệnh lý này để điều trị đúng cách, hiệu quả từ nội dung dưới đây nhé.

Những thông tin cần biết về bệnh xơ vữa động mạch chi dưới
Những thông tin cần biết về bệnh xơ vữa động mạch chi dưới

1. Xơ vữa động mạch chi dưới là gì?

Xơ vữa động mạch là căn bệnh gây tổn thương động mạch theo hệ thống, có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau, trong đó xơ vữa động mạch chi dưới thường đi kèm với xơ vữa động mạch não và động mạch vành. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hoại tử do tắc mạch nếu như không được điều trị kịp thời. Do máu không được cấp đủ để nuôi dưỡng những vùng sau đoạn tắc mạch. Nhiều trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu xảy ra các biến chứng như đột tử, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Thống kê cho biết có đến 55% người bị xơ vữa động mạch chân mất vì biến chứng ở tim và 10% do tai biến mạch máu não.

2. Nguyên nhân gây bệnh động mạch chi dưới

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch chi dưới chủ yếu là do xơ vữa động mạch. Hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên; đái tháo đường; tăng huyết áp; rối loạn lipid máu; trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tim sớm; người bị béo phì, thừa cân và không thường xuyên hoạt động thể dục, thể thao; chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, lành mạnh… là các yếu tố nguy cơ làm tăng sự phát triển các bệnh động mạch chi dưới cũng như các bệnh động mạch khác do xơ vữa gây nên.

3. Dấu hiệu xơ vữa động mạch chi dưới

Có thể nhận biết bệnh xơ vữa động mạch chi dưới qua các dấu hiệu sau:

Người bệnh xơ vữa động mạch ở chi dưới thường có những triệu chứng gì?
Người bệnh xơ vữa động mạch ở chi dưới thường có những triệu chứng gì?

3.1. Hẹp nhẹ động mạch chậu – đùi

  • Người bệnh thường không có triệu chứng gì và chỉ được phát hiện bằng cách đo chỉ số mắt cá – cánh tay.
  • Những người bệnh không có triệu chứng thường là người bệnh đái tháo đường, lớn tuổi, di chứng thần kinh làm cho vận động đi lại ít… nên không có triệu chứng rõ rệt.

3.2. Hẹp nặng hơn

  • Với tình trạng bệnh này sẽ thấy đau ở bắp chân hoặc đùi, một bên hoặc 2 bên, dấu hiệu này xuất hiện sau khi đi một quãng đường và biến mất vài phút sau khi đứng lại.
  • Người bệnh bị khập khiễng cách hồi, khập khiễng cách hồi điển hình là đau bắp chân khi đi lại và giảm khi nghỉ. Tuy khập khiễng cách hồi là triệu chứng đặc trưng của bệnh nhưng chỉ có khoảng 30% người bệnh động mạch ngoại biên ở chân có triệu chứng này, 60% là không có triệu chứng.
  • Người bệnh thường có các triệu chứng ở chân khi gắng sức hoặc đau lúc nghỉ dạng thiếu máu.

3.3. Hẹp rất nặng

  • Một trường hợp lâm sàng khác có thể gặp là người bệnh đau do thiếu máu ở chân nặng, đau cả khi nghỉ, vết thương lâu lành hoặc hoại thư.
  • Đau do thiếu máu ở chi cấp tính có 5P: Đau (pain), vô mạch (pulselessness); tím tái; tê (paresthesia) và yếu liệt chi (paralysis).

4. Chẩn đoán xơ vữa động mạch chi dưới

Các biện pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch chi dưới hiện nay
Các biện pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch chi dưới hiện nay

Chẩn đoán xơ vữa động mạch chi dưới bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:

  • Siêu âm Doppler động mạch: Kỹ thuật siêu âm tiên tiến này sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh, giúp làm rõ lưu lượng máu trong động mạch chi dưới. Nhờ đó bác sĩ sẽ phát hiện và đánh giá được sự tắc nghẽn gây ra bởi tích tụ mảng bám.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Quá trình chụp cắt lớp, công nghệ tia X được sử dụng để khảo sát cấu trúc bên trong cơ thể. Người bệnh sẽ được tiêm một lượng chất cản quang vào tĩnh mạch trước khi chụp, chát này đi qua các mạch máu và giúp làm nổi bật sự tắc nghẽn trong các động mạch chi dưới.
  • Đo huyết áp tứ chi: Bác sĩ có thể đo huyết áp ở đùi, bàn chân, bắp chân… Huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của mạch máu bị tắc nghẽn do lưu lượng máu không đủ.
  • Chụp mạch máu: Khi chụp mạch máu, tia X sẽ xác định được các mảng bám có làm tắc nghẽn mạch máu hay không. Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ và tiêm thuốc cản quang ở khu vực chi dưới để làm nổi bật mạch máu giúp phát hiện tình trạng hẹp, tắc nghẽn hay giãn rộng.

5. Điều trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch chi dưới

5.1. Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc để chữa trị xơ vữa động mạch chi dưới rất hiệu quả
Sử dụng thuốc để chữa trị xơ vữa động mạch chi dưới rất hiệu quả

Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc kiểm soát huyết áp, kiểm soát mức cholesterol, kiểm soát đái tháo đường… để hạn chế nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý ngưng thuốc hoặc đổi thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

5.2. Phẫu thuật

Phương pháp này giúp loại bỏ tắc nghẽn hiện tại và ngăn ngừa hình thành các khối tắc nghẽn mới. Phẫu thuật điều trị bệnh động mạch chi dưới bao gồm các hình thức sau:

Nong mạch và đặt stent

Phương pháp nong mạch, đặt stent được tiến hành bằng cách nong động mạch bằng bóng rồi đặt stent. Một ống lưới kim loại sẽ được đưa vào mạch máu để giúp mạch máu mở ra, giảm tắc nghẽn và khơi thông dòng chảy lưu lượng máu. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ trước khi thực hiện, sau đó bác sĩ sẽ nong mạch máu bằng bóng, đẩy quả bóng qua ống thông di chuyển đến đoạn mạch máu bị tắc rồi bơm phồng bóng lên. Tiếp đó bác sĩ tiến hành đặt stent tại chỗ để khơi thông mạch mạch bị tắc.

Bóc tách nội mạc động mạch

Phương pháp này giúp điều trị bệnh động mạch chi dưới hiệu quả. Quy trình thực hiện gồm có làm sạch động mạch bị tắc rồi cạo hoặc cắt mảng bám xơ vữa. Người bệnh cũng sẽ được gây tê cục bộ trước khi thực hiện. Bác sĩ tiêm thuốc cản quang để nhìn thấy sự tắc nghẽn trên phim chụp X-quang. Sau đó đưa một ống thông vào động mạch đùi rồi di chuyển đến đoạn bị tắc và loại bỏ mảng xơ vữa bám bằng dụng cụ nội mạch được gắn vào ống thông.

Áp dụng các biện pháp phẫu thuật cải thiện bệnh xơ vữa động mạch chi dưới
Áp dụng các biện pháp phẫu thuật cải thiện bệnh xơ vữa động mạch chi dưới

Phẫu thuật bắc cầu

Bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng phẫu thuật bắc cầu với những trường hợp nặng, đau nhiều, bị hoại tử do tiểu đường, bị thuyên tắc phổi, có nhiều vết loét hở trên chân. Phương pháp này sẽ tạo ra một tuyến mới để máu đi vòng qua đoạn động mạch bị tắc, giúp máu lưu thông tốt hơn đến chân và từ chân trở về tim. Phẫu thuật này giúp tránh được việc người bệnh phải cắt chân vì hoại tử.

5.3. Thay đổi lối sống

Cùng với điều trị trên đây thì người bệnh nên thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh nên ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol, hạn chế ăn mặn, ăn ngọt nhiều… Kiểm soát tốt huyết áp, tình trạng đái tháo được, kiểm soát cân nặng để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Nên có thói quen tập thể dục đều đặn với các bài tập phù hợp, tập luyện với cường độ vừa phải, khi bị đau thì nên dừng lại nghỉ ngơi.

Người bệnh nên chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị và dự phòng tim mạch. Đó là viên uống omega-3 có chứa Omega-3 dạng Triglyceride với hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch – đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Ngoài omega-3 thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần các vitamin nhóm B (B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Người bệnh nên đi khám tim mạch thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường vì ở giai đoạn sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, ngăn ngừa được các biến chứng không mong muốn của bệnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận