Viêm xoang có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
22 Tháng Ba 2024

Số lần xem:
144

Viêm xoang là căn bệnh phổ biến mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Vậy viêm xoang có lây không và cách điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về viêm xoang nhé!

Bệnh viêm xoang có lây không?
Bệnh viêm xoang có lây không?

1. Viêm xoang là bệnh gì?

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc bao bọc xoang, gây tăng tiết nhầy và hệ quả làm cho các xoang bị tắc nghẽn. Đây là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ mắc, nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay.

Nguyên nhân chính gây viêm xoang là do virus tấn công, bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như nhiễm cúm, sởi, sức đề kháng kém, môi trường ô nhiễm, viêm mũi dị ứng,…

Khi bị viêm xoang, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như:

  • Đau nhức đầu, vùng trán, thái dương hoặc gò má.
  • Hắt hơi, ho
  • Sổ mũi, ngứa mũi, tiết nhiều dịch mũi
  • Nghẹt mũi, tắc mũi một hoặc cả hai bên mũi.
  • Suy giảm khứu giác
  • Đau hoặc sưng xung quanh khu vực mắt
  • Sốt,…

2. Bệnh viêm xoang có lây không?

[Giải đáp thắc mắc] Bệnh viêm xoang có lây không?
[Giải đáp thắc mắc] Bệnh viêm xoang có lây không?

Viêm xoang có lây không? Theo các chuyên gia, viêm xoang không có tính chất lây nhiễm, nhưng nguyên nhân gây viêm xoang (do rhinovirus, cúm, parainfluenza…) có thể lây truyền qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu bị lây virus thì chưa chắc bạn đã mắc viêm xoang. Bởi lúc này các triệu chứng cảm cúm sẽ xuất hiện, nếu không được điều trị đúng cách thì nguy cơ tiến triển thành viêm xoang là rất cao.

Vì vậy, khi bị viêm xoang, người bệnh nên tránh đến nơi đông người, không sử dụng chung đồ cá nhân và luôn đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm virus ra môi trường.

3. Điều trị bệnh viêm xoang

Các phương pháp điều trị bệnh viêm xoang
Các phương pháp điều trị bệnh viêm xoang

Khi bị viêm xoang, người bệnh điều trị tại chỗ bằng thuốc, những trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa thì mới phải can thiệp ngoại khoa.

  • Thuốc co mạch tại chỗ: Phenylephrine 0,25% xịt cách 3 giờ một lần hoặc oxymetazoline 8 đến 12 giờ một lần giúp điều trị các triệu chứng của viêm xoang. Tuy nhiên người bệnh dùng thuốc này theo chỉ định của bác sĩ, tối đa không quá 5 ngày.
  • Thuốc co mạch toàn thân: Chẳng hạn như pseudoephedrin 30mg uống (cho người lớn) mỗi 4 đến 6 giờ. Thuốc này không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang con bú.
  • Xông mũi bằng nước muối: Có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và rất an toàn. Tuy nhiên bệnh nhân cần thực hiện đúng cách để tránh gây tổn thương niêm mạc.
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid: Có thể giúp giảm các triệu chứng nhưng thường dùng ít nhất 1 tuần để có hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp viêm xoang nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Phẫu thuật xoang: Nếu viêm xoang trở nặng và việc điều trị tại chỗ không có kết quả, người bệnh có thể phẫu thuật nội soi xoang để loại bỏ vùng viêm nhiễm.

4. Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang

Một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả
Một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm nguy cơ mắc viêm xoang cao nhất. Chính vì thế, bạn hãy chủ động thực hiện các cách phòng ngừa bệnh dưới đây:

  • Giữ ấm cơ thể: Bạn nên mặc quần áo ấm và đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ mũi họng không bị khí lạnh, virus xâm nhập.
  • Massage vùng mũi: Hãy thường xuyên làm việc này vào mỗi buổi sáng để phòng ngừa viêm xoang. Bạn hãy dùng hai tay xoa hai bên cánh mũi và hít thở nhẹ nhàng trong vài phút.
  • Môi trường sống hàng ngày như nơi làm việc, phòng ngủ, nơi sinh hoạt,… nên được vệ sinh sạch để tránh tích tụ khói bụi, chất thải tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như: nước hoa, nấm mốc, phấn hoa,…
  • Vệ sinh mũi họng, bàn tay sạch sẽ: Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hằng ngày để giúp cho vùng xoang luôn được thông thoáng. Bên cạnh đó, bạn nên rửa tay bằng xà phòng để hạn chế nguy cơ đưa virus, vi khuẩn vào cơ thể.
  • Chữa dứt điểm các bệnh đường hô hấp: khi bị viêm đường hô hấp như: viêm mũi, tắc dịch mũi, viêm họng,… nên điều trị triệt để tránh bệnh lan rộng ảnh hưởng tới hệ xoang.
  • Giữ thói quen sống lành mạnh, hạn chế thức khuya, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng chăm chỉ tập thể dục.

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có câu trả lời về viêm xoang có lây không? Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả. 

> Xem thêm: Viêm xoang có di truyền không và cách phòng ngừa hiệu quả

Nguồn tham khảo:

[1]. Is a Sinus Infection Contagious? https://www.christushealth.org/connect/your-health/infectious-diseases/is-a-sinus-infection-contagious

[2]. Are Sinus Infections Contagious? https://www.webmd.com/cold-and-flu/are-sinus-infections-contagious

[3]. Is it a cold or sinus infection — and am I contagious? https://www.osfhealthcare.org/blog/is-it-a-cold-or-sinus-infection-and-am-i-contagious/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời