Người bị viêm túi thừa đại tràng nên ăn và kiêng ăn gì?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
16 Tháng tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
402

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh viêm túi thừa đại tràng, nó quyết định đến 40% tỷ lệ điều trị bệnh thành công. Ăn uống không hợp lý, sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Tuy nhiên, nếu kiêng khem quá mức có thể làm cơ thể thiếu dinh dưỡng, suy nhược, sức đề kháng kém, từ đó bệnh có nguy cơ tái phát trở lại. Vậy bị bệnh viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì để tránh cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn?

1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng khi bị viêm túi thừa đại tràng

Vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với người bệnh viêm túi thừa đại tràng
Vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với người bệnh viêm túi thừa đại tràng

Viêm đại tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp. Đại tràng hay còn gọi là ruột già, chính là nơi chứa đựng các chất dư thừa của thức ăn. Cũng chính vì vậy, đây là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus phát triển, gây nên tình trạng tổn thương, viêm loét.

Trong quá trình phòng ngừa và điều trị viêm túi thừa đại tràng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây không phải là yếu tố quyết định, giúp chữa trị khỏi bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới kết quả điều trị cũng như sức khỏe bệnh nhân.

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh có thêm năng lượng, nâng cao sức đề kháng, đặc biệt giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa nhanh chóng, hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu ăn một số loại thực phẩm không tốt đối với bệnh viêm túi thừa đại tràng có thể gây ra những tác động xấu, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

2. Người viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những người đang gặp phải vấn đề về đường ruột như viêm túi thừa đại tràng. Do đó, người bệnh cần đặc biệt kiêng sử dụng những thực phẩm dưới đây.

2.1. Thức ăn dầu mỡ

Bị viêm túi thừa đại tràng nên kiêng ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Bị viêm túi thừa đại tràng nên kiêng ăn thức ăn nhiều dầu mỡ

Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, người bệnh viêm túi thừa đại tràng cần tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như pate, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, các món rán, chiên, xào,… Những loại thức ăn này chứa lượng chất béo cao làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy.

2.2. Những thức ăn, gia vị cay, nóng

Một số đồ ăn chua như dấm, thịt chua, canh chua và các gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, ớt, gừng, dưa muối, hành muối, cà muối cũng là những thực phẩm người bị viêm túi thừa đại tràng nên tránh. Nguyên nhân là do chúng chứa thành phần gây kích ứng niêm mạc lớp lót đại tràng, làm các vết loét thêm tổn thương, từ đó, gây ra cảm giác đau, khó chịu đi kèm với các triệu chứng nóng rát, đầy hơi, khó tiêu.

2.3. Nhóm thực phẩm FODMAP

Nhóm FODMAP là nhóm thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa như: tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh. Một số thực phẩm FODMAP như: Hành tây, tỏi, nấm, súp lơ. Trái cây sấy khô. Sữa và chế phẩm từ sữa. Đường và chất tạo ngọt.

2.4. Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ

Bị viêm túi thừa đại tràng nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ
Bị viêm túi thừa đại tràng nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể dẫn đến viêm túi thừa đại tràng. Hơn nữa việc tiêu thụ thịt đỏ cũng đòi hỏi hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn so với khi ăn thịt trắng.

Do đó, việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thịt đỏ, có thể ngăn ngừa được khoảng 50% nguy cơ viêm túi thừa.

Theo các chuyên gia, người bệnh không nên tiêu thụ quá 51 gram thịt đỏ mỗi ngày và ăn khoảng 23 gram chất xơ để cân bằng các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, để đảm bảo cơ thể nhận đủ protein, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị viêm túi thừa nên thay thế thịt đỏ bằng thịt gia cầm hoặc cá.

2.5. Không sử dụng các chất kích thích

Người bệnh viêm túi thừa đại tràng cần kiêng uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas, nước tăng lực, hút thuốc lá… Bởi chúng có thể gây kích thích đại tràng (gây ra các cơn đau đại tràng), khiến người bệnh khó kiểm soát các triệu chứng.

3. Viêm túi thừa đại tràng ăn gì?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy ăn gì khi bị viêm túi thừa đại tràng là tốt nhất?

3.1. Viêm túi thừa đại tràng nên ăn thực phẩm dạng lỏng

Viêm túi thừa đại tràng nên ăn thực phẩm dạng lỏng
Viêm túi thừa đại tràng nên ăn thực phẩm dạng lỏng

Triệu chứng của viêm túi thừa đại tràng thường là nôn, đau bụng, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Đặc biệt đối với trường hợp tiêu chảy, đường ruột lúc này rất yếu và cần được “nghỉ ngơi”. Do đó, thức ăn dạng lỏng như: cháo, canh, súp… lúc này được ưu tiên. Chúng không chỉ làm giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa vốn đang bị tổn thương mà còn hạn chế khả năng nhiễm trùng, áp xe túi thừa.

3.2. Đừng quên thức ăn giàu chất xơ

Khi các triệu chứng chuyển biến tích cực hơn, chế độ ăn giàu chất xơ sẽ là một gợi ý. Chất xơ giúp chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột. Nó cũng làm mềm phân, tạo thuận lợi cho chất thải đi qua ruột già dễ dàng hơn. Từ đó tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa và giảm khả năng gây viêm túi thừa đại tràng.

Theo một số nghiên cứu, trong trường hợp này, lượng chất xơ bạn nên tiêu thụ sẽ là 14g/1.000 calorie. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày:

  • Ngũ cốc như tấm lúa mì, diêm mạch, lúa mạch, lúa mì…
  • Các loại đậu như đậu trắng, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu lăng…
  • Một số loại trái cây quen thuộc như lê, bơ, mận…
  • Rau củ quả tươi xanh, chẳng hạn như khoai tây, bí đao, củ cải vàng…
Viêm túi thừa đại tràng nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
Viêm túi thừa đại tràng nên ăn thực phẩm giàu chất xơ

3.3. Bổ sung thực phẩm giảm tiết axit dịch vị

Axit dịch vị được dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi lượng axit này tiết quá mức sẽ tác động xấu đến niêm mạc hệ tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến túi thừa đại tràng. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm có tác dụng giảm tiết axit dịch vụ sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Thực phẩm dạng này là: Chuối, dưa hấu, mật ong, dầu thực vật…

3.4. Sữa chua tốt cho người bị viêm túi thừa đại tràng

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotics, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung lợi khuẩn sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị viêm túi thừa đại tràng.

3.5. Uống nhiều nước

Người bệnh cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón cũng như tránh tình trạng đi ngoài, mất nước. Tốt nhất, nên dùng nước đun sôi để nguội. Đối với nước ép trái cây thì người bệnh nên sử dụng một lượng vừa đủ.

4. Lời khuyên dành cho người bệnh

Lời khuyên về dinh dưỡng cho người bị viêm túi thừa đại tràng
Lời khuyên về dinh dưỡng cho người bị viêm túi thừa đại tràng

Trong việc chế biến thức ăn cũng như trong cách ăn uống người bệnh viêm đại tràng cần lưu ý những điều sau:

  • Các thức ăn nên được chế biến dưới dạng hấp, luộc, lỏng giúp dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng ,đặc biệt là trong giai đoạn bệnh đang tái phát.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chế biến cho tới khâu bảo quản.
  • Thức ăn cho người viêm đại tràng phải đảm bảo được nấu chín kỹ.
  • Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, ăn làm nhiều bữa trong ngày để đảm bảo cơ thể không  bị thiếu hụt dưỡng chất.
  • Nên thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, tập thể dục nhẹ nhàng, xoa bóp, chườm nóng để giúp giảm đau, làm dịu các triệu chứng và tăng cường sức khỏe chung.
  • Điều trị đúng phương pháp và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Đối với người bị đại tràng, lợi khuẩn thường bị suy yếu, do đó cần bổ sung lợi khuẩn. Người bệnh có thể bổ sung trực tiếp các vi khuẩn có ích từ những sản phẩm men vi sinh chứa probiotics (vi khuẩn có lợi) và prebiotics (chất xơ hòa tan) có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc và được bào chế bằng công nghệ Lab2pro. Sản phẩm giúp bổ sung vi sinh vật có ích trong đường ruột, ức chế hại khuẩn gây viêm. Từ đó, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Trên đây là những thông tin viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì cũng như các thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi bệnh. Hãy luôn ghi nhớ lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi, sinh hoạt điều độ để bệnh nhanh khỏi nhé.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận