Viêm mũi vận mạch: 6 cách điều trị hiệu quả tốt nhất

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
7 Tháng Ba 2023

Lần cập nhật cuối:
5 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
799

Viêm mũi vận mạch là căn bệnh về mũi thường gặp và rất phổ biến. Nhiều người mắc viêm mũi vận mạch nhưng không nắm rõ nên thường nhầm lẫn với các căn bệnh viêm mũi thông thường vì vậy điều trị thiếu dứt điểm. Dưới đây là 6 cách điều trị viêm mũi vận mạch mà các bạn nên tham khảo.

Những điều cần biết về bệnh viêm mũi vận mạch
Những điều cần biết về bệnh viêm mũi vận mạch

1. Bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Viêm mũi vận mạch thường được gọi là viêm mũi vô căn là tình trạng hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi phản ứng quá mức, biểu hiện qua các triệu chứng tương tự viêm mũi xoang dị ứng như: Chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi… do sự tác động của các tác nhân bên ngoài như thời tiết, nhiễm nấm, vi khuẩn….tạo ra phản ứng giữa giao cảm trong niêm mạc mũi với hệ thần kinh gây kích ứng mũi, thường không có nguyên nhân rõ rệt xảy ra ở đường hô hấp trên. Căn bệnh này thường xảy ra ở đường hô hấp do gặp phải các tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, vi khuẩn, nhiễm nấm và tạo ra các phản ứng giữa hệ thần kinh với giao cảm trong niêm mạc mũi.

Đây tuy không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó cũng có thể gây biến chứng nếu người bệnh không tiến hành điều trị như: gây viêm xoang mũi, viêm họng, viêm tai giữa… Vì vậy, việc điều trị bệnh viêm mũi vận mạch là vô cùng cần thiết.

2. Tại sao bạn bị viêm mũi vận mạch?

Những tác nhân chính gây ra tình trạng viêm mũi vận mạch
Những tác nhân chính gây ra tình trạng viêm mũi vận mạch

Có rất nhiều lý do gây nên tình trạng viêm mũi vận mạch. Cụ thể đó là:

  • Do khí hậu thay đổi: Khi khí hậu thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ làm cho không khi biến chuyển gây nên sự kích ứng ở niêm mạc mũi. Lúc này các loại vi khuẩn sẽ tấn công và gây bệnh.
  • Do rối loạn nội tiết: Một số thai phụ sẽ có nguy cơ mắc viêm mũi vận mạch do khi mang thai lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nhiều.
  • Do sử dụng thuốc tây: Một số người sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh như thuốc cao huyết áp, thuốc thần kinh, thuốc giảm đau… sẽ gây nên tình trạng viêm mũi vận mạch.
  • Ngoài ra, các yếu tố khác từ môi trường cũng khiến bạn mắc viêm mũi vận mạch như: khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá…
  • Bên cạnh đó, một số người có cơ địa yếu cũng dễ gặp phải viêm mũi vận mạch hơn người bình thường.

3. Dấu hiệu viêm mũi vận mạch

Người bị viêm mũi vận mạch có những biểu hiện gì?
Người bị viêm mũi vận mạch có những biểu hiện gì?

Bệnh viêm mũi vận mạch có dấu hiệu rất giống với các triệu chứng viêm mũi bình thường. Cụ thể như:

  • Người mắc viêm mũi vận mạch sẽ hắt xì hơi liên tục, ho và chảy nước mũi nhất là vào buổi sáng.
  • Mũi đỏ, nghẹt mũi một bên.
  • Ngoài ra, còn đi kèm với một số biểu hiện như đau đầu, nặng mặt, ho,…

Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn nếu không được điều trị.

4. Đối tượng dễ bị viêm mũi vận mạch

Những người nào sẽ dễ bị viêm mũi vận mạch?
Những người nào sẽ dễ bị viêm mũi vận mạch?

Viêm mũi vận mạch rất phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều lứa tuổi. Thế nhưng, thông thường phụ nữ thường dễ mắc căn bệnh này hơn hẳn đàn ông. Một số đối tượng thường xuyên gặp phải bệnh viêm mũi vận mạch bao gồm:

  • Những người hay tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá…
  • Những bà mẹ mang thai.
  • Độ tuổi trên 20 thường gặp phải căn bệnh này nhiều hơn.
  • Những người bị stress hoặc căng thẳng.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như suy giáp hoặc bị cảm cúm, cảm lạnh…

5. Điều trị viêm mũi vận mạch 

Để điều trị bệnh viêm mũi vận mạch, các bạn có thể áp dụng theo 6 cách dưới đây:

5.1. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh bằng nước muối sinh lý cải thiện bệnh viêm mũi vận mạch
Vệ sinh bằng nước muối sinh lý cải thiện bệnh viêm mũi vận mạch

Bệnh viêm mũi vận mạch sẽ làm người bệnh chảy nhiều nước mũi, gây tích tụ vi khuẩn và làm cho tình trạng sưng viêm nặng hơn. Vì vậy, người bệnh cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày sẽ giúp dịch nhầy loãng ra tránh được sự phát triển và lây lan của các phản ứng viêm. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước muối sinh lý cũng giúp giảm viêm mạch máu và làm dịu mũi hiệu quả.

Các bạn có thể sử dụng máy hút mũi để làm sạch mũi tốt hơn và tránh gây tổn thương cho niêm mạc của mũi.

5.2. Thuốc kháng Histamin

Người bệnh có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để sử dụng thuốc kháng Histamin dạng xịt để làm giảm tình trạng của bệnh viêm mũi vận mạch. Các hơi sương chứa hoạt chất sẽ ngấm sâu vào niêm mạc mũi khiến các mạch máu giảm viêm và không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

5.3. Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid giúp cải thiện tình trạng viêm mũi vận mạch
Thuốc Corticosteroid giúp cải thiện tình trạng viêm mũi vận mạch

Trong trường hợp người bệnh bị phù nề, viêm nhiễm nặng các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá được mức độ bệnh cụ thể. Lúc này, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng. Các loại thuốc Corticosteroid này khi sử dụng phải có sự theo dõi từ các bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng và thời gian chỉ định để tránh các tác dụng phụ như khô mũi, đau đầu, đau rát họng, chảy máu mũi…

5.4. Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi chứa Sudafed là loại bổ biến nhất, có tác dụng làm thu hẹp nhanh các mạch máu bị giãn nở và giảm tình trạng nghẹt mũi do dịch nhầy. Dù tác dụng nhanh song thuốc thông mũi thường gây nhiều tác dụng phụ như: tăng huyết áp, đánh trống ngực, cảm giác bồn chồn,… nên cần sử dụng theo chỉ định và có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

5.5. Thuốc xịt mũi Cholinergic

Khắc phục viêm mũi vận mạch bằng thuốc xịt mũi Cholinergic
Khắc phục viêm mũi vận mạch bằng thuốc xịt mũi Cholinergic

Thuốc xịt mũi Cholinergic được biết đến với công dụng tốt giúp giảm nghẹt mũi nhanh chóng ở những bệnh nhân mắc viêm mũi vận mạch. Tuy nhiên loại thuốc này lại có nguy cơ cao gây tác dụng phụ như chảy máu cam, khô mũi… Vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

5.6. Phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi

Với các trường hợp nặng và không đáp ứng được phương pháp điều trị nội khoa các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi để phục hồi vách ngăn lệch giúp cải thiện tình trạng bệnh. Một số trường hợp phải cắt bỏ cuống giữa, bán phần cuống mũi dưới hoặc đốt cuốn mũi dưới. Bệnh nhân có thể bị chảy máu nhẹ và mất một khoảng thời gian để hồi phục sau mổ, tuy nhiên phương pháp này sẽ giúp cải thiện bệnh triệt để hơn.

6. Cách phòng ngừa Viêm mũi vận mạch

Biện pháp phòng ngừa tình trạng viêm mũi vận mạch
Biện pháp phòng ngừa tình trạng viêm mũi vận mạch

Bên cạnh quá trình điều trị, phòng ngừa viêm mũi vận mạch cũng vô cùng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng tái phát. Lúc này các bạn cần:

  • Thứ nhất, luôn đeo khẩu trang khi ra đường để hạn chế khói bụi và các dị nguyên gây kích thích niêm mạc mũi như lông thú nuôi, nước hoa, hóa chất…
  • Thứ hai, cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ làm sạch mũi và hạn chế sổ mũi.
  • Thứ ba, không được cạy gỉ mũi vì dễ làm tổn thương lớp niêm mạc của mũi.
  • Thứ tư, nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất là cần bổ sung hàm lượng vitamin và khoáng chất vào các bữa ăn hàng ngày để tăng sự dẻo dai cho thành mạch cũng như sức đề kháng của cơ thể.
  • Thứ năm, nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày nhất là các bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể thoải mái và tăng cường sức khỏe, làm cho cơ thể dẻo dai hơn.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo bộ sản phẩm xịt mũi và rửa mũi chứa thành phần thảo dược tự nhiên rất an toàn và phòng ngừa các bệnh về mũi. Bộ sản phẩm này chứa hai sản phẩm bao gồm:

  • Sản phẩm xịt rửa mũi có chứa dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, Natri clorid, polysorbate, natri benzoat… sẽ có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
  • Xịt mũi thảo dược thì có các thành phần là: Ngũ sắc, Ké đầu ngựa, Tân di hoa… mang lại tác dụng giảm ngạt mũi, sổ mũi, giúp đào thải dịch nhầy, làm thông thoáng đường mũi xoang ngay lần đầu sử dụng thích hợp cho người bệnh từ trẻ nhỏ cho đến người lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú an toàn, hiệu quả.

Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bộ sản phẩm này vì tính an toàn và hiệu quả cao. Ngoài ra còn giúp thay thế hoặc để phối hợp tăng hiệu quả và giảm phụ thuốc xịt mũi tây y.

Trên đây là 6 cách điều trị viêm mũi vận mạch tốt mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nếu nhận thấy bất cứ tình trạng bất thường nào cần liên hệ ngay với các bác sĩ để được giúp đỡ.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.