Viêm họng hạt ở lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng mười 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng tư 2024

Số lần xem:
3210

Viêm họng hạt ở lưỡi là một dạng của viêm họng mãn tính, với các hạt xuất hiện ở vị trí lưỡi, cuống lưỡi… gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau rát, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao? Theo dõi nội dung sau đây để tìm câu trả lời nhé!

Giải mã hiện tượng viêm họng hạt ở lưỡi
Giải mã hiện tượng viêm họng hạt ở lưỡi

1. Viêm họng hạt ở lưỡi là gì? Nguyên nhân viêm họng hạt ở lưỡi

Viêm họng hạt ở lưỡi là một dạng nguy hiểm của viêm họng hạt mãn tính. Bệnh do các tế bào lympho nằm ở dưới lưỡi bị viêm nhiễm, sưng lên thành những hạt với kích thước khác nhau. Những hạt này có thể xuất hiện ở đáy lưỡi, cuống lưỡi hoặc V lưỡi, niêm mạc họng.

Một số nguyên nhân thường gặp khiến người bệnh bị viêm họng hạt ở lưỡi có thể kể đến như:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc chưa đúng cách, tạo điều kiện cho khuẩn bệnh tấn công vùng họng, gây viêm nhiễm.
  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ lạnh, những món ăn không lành mạnh, chứa nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, uống rượu bia…
  • Những người gặp các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm amidan… cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.
  • Thay đổi thời tiết bất thường, cơ thể chưa thích nghi kịp, tạo cơ hội khiến vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi và các hóa chất độc hại.
  • Người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em cũng có khả năng bị viêm họng hạt ở lưỡi cao hơn các đối tượng khác.

2. Triệu chứng viêm họng hạt ở lưỡi

Triệu chứng thường thấy ở người bị viêm họng hạt ở lưỡi
Triệu chứng thường thấy ở người bị viêm họng hạt ở lưỡi

Khi mắc viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh thường gặp những triệu chứng sau:

  • Khoang miệng đau nhức, lợi và môi xuất hiện vết loét.
  • Xuất hiện những hạt to nhỏ khác nhau, màu trắng hoặc đỏ trên bề mặt lưỡi.
  • Đáy lưỡi có các vệt màu trắng do vi khuẩn và các chất cặn bã tích tụ lại.
  • Phần cuống lưỡi nổi nhiều các hột đỏ, cảm giác đau đớn khi nuốt nước bọt.
  • Khô họng, ngứa họng, khi nuốt thức ăn cảm thấy vướng ở cổ.
  • Hơi thở hôi dù đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Bệnh nhân có thể sốt cao lên đến 38, 40 độ, kèm theo cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
  • Một số triệu chứng khác như: ho, khạc đờm, nổi hạch,…

3. Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không? Có lây không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm họng hạt ở lưỡi
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm họng hạt ở lưỡi

Tình trạng này sẽ trở lên nguy hiểm nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, nếu không muốn bệnh phát triển nặng hơn và gặp các biến chứng như:

  • Viêm họng hạt chuyển thành dạng mãn tính, khó điều trị hoặc viêm lan sang các bộ phận bên cạnh, nặng có thể dẫn đến áp xe thành họng, sưng tấy amidan…
  • Ảnh hưởng đến hệ thống tai – mũi – họng, tăng nguy cơ các bệnh như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản….
  • Các biến chứng nặng nhất của viêm họng hạt ở lưỡi như thấp khớp, các bệnh về tim, thận hay thậm trí là ung thư vòm họng…

Rất nhiều người thắc mắc viêm họng hạt ở lưỡi có lây không? Theo các chuyên gia, bệnh có thể lây từ người bệnh sang người khoẻ mạnh qua 2 con đường chính là:

  • Lây trực tiếp: Thông qua tiếp xúc với nước bọt, dịch đờm,… của người bệnh khi có những tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, nói chuyện,… Không gian tiếp xúc càng hẹp thì khả năng lây nhiễm càng cao.
  • Lây gián tiếp: Vật dụng cá nhân của người bệnh như cốc chén, bàn chải đánh răng, khăn mặt, bát… chứa rất nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, khi sử dụng chung có thể lây bệnh cho người khác.

4. Cách điều trị viêm họng hạt ở lưỡi

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Thông thường, với những tình trạng bệnh nhẹ hay mới bắt đầu thì người bệnh được khuyên sử dụng các biện pháp cải thiện tại nhà. Còn với trường hợp bệnh nặng thì nên can thiệp các loại thuốc Tây y, dưới sự chỉ định của bác sĩ.

4.1. Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi theo Tây y

Sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh viêm họng hạt ở lưỡi
Sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh viêm họng hạt ở lưỡi

Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt và ngăn cản các loại vi khuẩn xâm nhập vào vùng họng của người bệnh. Căn cứ vào mức độ bệnh và thể trạng mỗi người, mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với liều lượng và các loại thuốc phù hợp. Khi bệnh có chiều hướng thuyên giảm, người bệnh cũng không được tự ý dừng thuốc, tránh kháng thuốc.
  • Thuốc kháng viêm: Được bác sĩ chỉ định nếu tình trạng viêm nhiễm nhiễm có dấu hiệu lan sang các vùng khác như amidan, khí quản….
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng khó chịu do viêm họng hạt ở lưỡi như đau rát vòm họng, sốt cao, mệt mỏi…
  • Thuốc giảm ho: Nếu người bệnh có các biểu hiện ho khan, ho đờm… thì bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại viêm ngậm hay siro giảm ho…
  • Nước súc miệng: Dùng kết hợp với thuốc kháng sinh giúp loại bỏ nhanh vi khuẩn, virus đang ẩn náu trong khoang miệng và vòm họng.

4.2. Các biện pháp điều trị viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà

Mẹo dân gian chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà
Mẹo dân gian chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây, thì các bài thuốc dân gian đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà cũng được nhiều người sử dụng bởi sự an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, có thể phù hợp với nhiều đối tượng.

  • Mật ong và quất: Sự kết hợp của bộ đôi mật ong và quất giúp sát khuẩn, diệt trùng nhanh, làm dịu cổ họng, bớt khô rát, từ đó làm hồi phục niêm mạc vòm họng bị tổn thương.
  • Mật ong ngâm đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo được mệnh danh là “thần dược” có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm đau, đi cùng với mật ong có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa….sẽ cho bài thuốc quý chữa đường hô hấp. Đông trùng hạ thảo cũng có công dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch rất tốt cho người bệnh.
  • Gừng kết hợp với hành: Đây đều là 2 loại củ gia vị có tính sát khuẩn cao. Khi kết hợp trong điều trị viêm họng hạt ở lưỡi sẽ giúp giảm ho khan, ho đờm, tiêu viêm, tan các hạt ở lưỡi, đem đến cảm giác dễ chịu, thông thoáng vùng họng cho người bệnh.
  • Kết hợp chanh và đường phèn: Chanh giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, kết hợp với đường phèn có khả năng làm dịu cơn đau họng cho người bệnh, sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm họng hạt ở lưỡi rất hiệu quả.
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không có công dụng diệt khuẩn vòm họng, đồng thời giúp giải cảm, tiêu đờm, tiêu viêm thích hợp với người bị viêm họng hạt nói chung và viêm họng hạt ở lưỡi nói riêng.
  • Hành tây và đường phèn: Bài thuốc dân gian này sẽ giúp giảm ho khan, ho đờm, thông cổ họng hiệu quả, được nhiều người áp dụng khi điều trị viêm họng hạt ở lưỡi.

4.3. Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng ngoại khoa

Sử dụng phương pháp ngoại khoa chữa viêm họng hạt ở lưỡi
Sử dụng phương pháp ngoại khoa chữa viêm họng hạt ở lưỡi

Phương pháp điều trị ngoại khoa thường áp dụng với các trường hợp bệnh viêm họng hạt ở lưỡi chuyển biến năng, lây lan sang các vùng lân cận. 

Được thực hiện chủ yếu bằng cách chiếu laser, đốt điện hoặc plasma. Qua đó, tiếp cận vùng viêm nhiễm, tổn thương, tác động trực tiếp giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, mà không gây đau, chảy máu, hiệu quả duy trì trong thời gian dài.

Nhược điểm của phương pháp này là để lại sẹo, đồng thời cần sự chăm sóc cẩn thận, tránh nhiễm trùng hầu họng hay chảy máu kéo dài.

Phương pháp này cũng chỉ loại bỏ được các hạt với kích thước to, cùng với đó, các hạt nhỏ lại lớn dần theo thời gian. Người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành để đảm bảo an toàn.

5. Phòng ngừa viêm họng hạt ở lưỡi

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc bằng nước muối sinh lý. 
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các nguồn có nguy cơ lây bệnh.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người đang mắc bệnh viêm họng hạt.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, khi trời lạnh, khi thời tiết thay đổi.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng.
  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc mỗi khi đến những nơi đông người.

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh lý nguy hiểm, vì vậy người bệnh không nên chủ quan, mà cần có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.