Viêm họng dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng Mười Hai 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
828

Viêm họng dị ứng là tình trạng rất phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng dị ứng mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân này cũng là cách giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả.

Những điều cần biết về bệnh viêm họng dị ứng
Những điều cần biết về bệnh viêm họng dị ứng

1. Bệnh viêm họng dị ứng là gì?

Viêm họng dị ứng còn được gọi với tên viêm họng kích ứng, viêm họng kích thích xảy ra khi niêm mạc họng bị kích thích và tác động bởi các dị nguyên bên ngoài môi trường. Các tác nhân gây kích ứng có thể là phấn hoa, khói bụi, lông động vật, thức ăn, đồ uống. Khi cơ thể bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ tiết ra một lượng lớn kháng thể vượt mức cho phép, giải phóng ồ ạt các hoá chất trung gian từ đó gây kích thích đến vùng họng, khiến niêm mạc họng trở nên sưng, đỏ và viêm nhiễm nặng nề. Thêm vào đó là một lượng khá lớn chất dịch viêm nhiễm được tiết ra từ niêm mạc mũi chảy xuống vùng họng, làm cho triệu chứng viêm họng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Nguyên nhân gây viêm họng dị ứng

Những tác nhân chính gây ra tình trạng viêm họng dị ứng
Những tác nhân chính gây ra tình trạng viêm họng dị ứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng dị ứng, đặc biệt phải kể đến như:

  • Thay đổi thời tiết hoặc bệnh dị ứng diễn ra theo mùa: Thời điểm dễ bị viêm họng dị ứng nhiều nhất là vào mùa xuân khi các loại cây nở hoa khiến cho không khí chứa nhiều phấn hoa. Ngoài ra cũng có những người có thể bị viêm họng kích ứng quanh năm chứ không chỉ bị vào thời điểm này.
  • Nấm mốc: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm sức đề kháng, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích ứng với khí hậu khiến các loại vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng tấn công.
  • Khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất gây hại có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức, cơ thể trở nên nhạy cảm và giải phóng nhiều histamin hơn.
  • Lông động vật: Khi bị dị ứng lông động vật sẽ xảy ra hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ. Khi hệ thống miễn dịch càng nhạy cảm, càng làm tăng khả năng bị mắc viêm họng kích ứng.
  • Đồ ăn, thức uống: Trong một số đồ ăn, đồ uống có thể chứa một số protein kích hoạt phản ứng miễn dịch như tropomyosin, arginine kinase và chuỗi myosin trong hải sản, protein ở lòng trắng trứng gà, casein và protein huyết thanh (whey protein) trong sữa bò, vicilin và albumin trong lạc…
  • Thuốc: Phân tử thuốc có thể là protein hoặc hapten có khả năng khiến cơ thể bị mẫn cảm, hình thành các kháng thể IgE hoặc tế bào T. kích thích dị ứng. Các thuốc thường gây dị ứng bao gồm Betalactam, Insulin, Methyldopa, Globulin kháng lympho, Aspirin…

3. Triệu chứng viêm họng dị ứng

Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm họng dị ứng
Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm họng dị ứng

Triệu chứng khi bị viêm họng dị ứng phụ thuộc vào mức độ hay tác nhân gây bệnh nhưng sẽ thấy có các biểu hiện đặc trưng như hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho, thở khó, thở khò khè, cảm thấy ngứa họng, ngứa mắt, khàn tiếng, khó phát âm…

Nếu như bị viêm họng kích ứng kèm theo sốc phản vệ do bị dị ứng thức ăn thì cổ họng sẽ xuất hiện hiện tượng bỏng rát, đau họng dữ dội… đồng thời nếu thấy khó thở, bứt rứt… thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức để tránh nguy hiểm tới tính mạng.

4. Viêm họng dị ứng nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi nào cần đi khám viêm họng dị ứng?
Khi nào cần đi khám viêm họng dị ứng?

Cũng như các bệnh lý khác, nếu viêm họng dị ứng không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đa phần các trường hợp mãn tính tương đối khó phát hiện vì các triệu chứng đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi thường nhẹ cho đến khi tiến triển thành mãn tính. Khi bệnh chuyển sang mãn tính, thì chỉ cần gặp tác nhân gây bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện và dần khó chịu hơn. Lúc này thanh quản ngày càng phù nề, gây nghẹn và cản trở hô hấp. Nếu xuất hiện phù quincke thanh quản thì sẽ thấy bỏng rát ở cổ họng, ngứa họng, khó thở, nghẹt thở, thở rít, chân tay buồn bực, người bứt rứt khó chịu. Tình trạng dị ứng này dễ dẫn đến sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn liên tục, về lâu dài sẽ trở nên suy yếu. Các vi sinh gây nhiễm trùng đường hô hấp thường cư trú tại họng có thể thuận lợi sinh sôi, phát triển và tạo thành ổ nhiễm trùng rồi dễ dàng theo máu lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể như là tai, mũi, amidan, phổi, thận… Nếu viêm họng dị ứng có xuất hiện bội nhiễm, người bệnh có thể bị sốt cao. Khi thấy cổ họng sưng đau, nước mắt chảy, mũi nghẹt  sau khi tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng nêu trên thì nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh từ sớm.

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm họng dị ứng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng viêm họng dị ứng như thế nào?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng viêm họng dị ứng như thế nào?

Để có thể biết tình trạng bệnh và mức độ viêm họng thì bác sĩ sẽ tiến hành một số chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chiếu sáng đề nhìn vào cổ họng, có thể cả tai và đường mũi. Sờ nắn nhẹ nhàng vùng cổ để kiểm tra có sưng hạch không và dùng ống nghe nghe hơi thở.
  • Xét nghiệm: Bác sĩ lấy một miếng gạc vô trùng, xoa lên mặt sau của cổ họng để được một mẫu chất tiết. Mẫu dịch này được kiểm tra tại phòng thí nghiệm và thường có kết quả trong vòng 24 đến 48 tiếng. Các xét nghiệm dị ứng cũng có thể được chỉ định.

6. Điều trị viêm họng dị ứng bằng cách nào?

Viêm họng dị ứng thường có thể tự khỏi, nhưng trong nhiều trường hợp nặng cần dùng thuốc để điều trị. Dưới đây là các cách và thuốc hay được áp dụng, chỉ định sử dụng:

Các biện pháp điều trị bệnh viêm họng do dị ứng hiện nay
Các biện pháp điều trị bệnh viêm họng do dị ứng hiện nay

6.1. Khắc phục viêm họng dị ứng ngay tại nhà

  • Uống nhiều nước: Nước giúp họng không bị khô và giảm đau nhanh chóng đồng thời cũng có thể làm loãng chất nhầy trong cổ họng và giữ ẩm hiệu quả. Do đó nên uống nước ấm hàng ngày để vừa cung cấp nước cho cơ thể vừa để khắc phục viêm họng dị ứng tại nhà. 
  • Uống thức uống nóng: Ngoài uống nước ấm thì có thể dùng trà thảo mộc hay súp nóng để mang lại sự thoải mái cho cổ họng. Nên tránh dùng  cà phê hoặc thức uống kích thích khi đang đau họng.
  • Nghỉ ngơi: Cơ thể được nghỉ ngơi sẽ nhanh chóng phục hồi, ngủ một giấc sâu và không căng thẳng sẽ có lợi cho sức khỏe. 
  • Sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng: Đây là cách được nhiều người áp dụng để giảm nghẹt mũi và loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi. Chú ý sử dụng đúng cách sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ để tránh lạm dụng.

6.2. Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm họng dị ứng

  • Thuốc kháng histamin: Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra), Levocetirizine (Xyzal) và Loratadine (Claritin, Alavert)
  • Thuốc kháng sinh: Phổ biến được dùng chữa viêm họng dị ứng như Clarithromycin, Penicillin, Azithromycin,…
  • Thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi: Pseudoephedrine, Phenylephrine (Neo-Synephrine), thuốc xịt mũi Oxymetazoline (Afrin).
  • Thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau: Septolete, Lizobakt và các loại thuốc xịt họng Fusafungine, Tyrothricin, Lidocaine, β-glycyrrhetinic.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Một số loại thuốc hay được dùng như Ragwitek, Aflubin, Oralair,…

7. Biện pháp phòng tránh viêm họng dị ứng

Biện pháp phòng tránh viêm họng dị ứng nên được áp dụng triệt để
Biện pháp phòng tránh viêm họng dị ứng nên được áp dụng triệt để

Bạn có thể tránh viêm họng dị ứng nhờ các thói quen hàng ngày như:

  • Súc miệng nước muối ấm trước khi đi ngủ buổi tối
  • Uống nước ấm thay vì nước lạnh hoặc quá nóng để tránh tổn thương niêm mạc họng. 
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh hít phải phấn hoa.
  • Sử dụng máy lọc không khí để giảm những yếu tố dị ứng trong không khí.

Xịt rửa mũi họng hàng ngày bằng sản phẩm an toàn. Nên chọn xịt rửa mũi có thành phần Natri clorid, natri benzoat, polysorbat, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang.

Xịt họng có thành phần chứa 100% thảo dược, gồm: Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách bộ, Xạ can, Húng chanh nên rất an toàn, có thể xịt nhiều lần trong ngày (hơn liều chỉ định) và dùng thường xuyên, lâu dài. Sản phẩm dùng được cho trẻ em trên 1 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Viêm họng dị ứng do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc phòng ngừa tình trạng này là điều cực kỳ cấp thiết đối với nhiều người. Mong bài viết này sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích lưu lại trong cẩm nang sức khỏe để chăm sóc bản thân một cách toàn diện và khoa học hơn.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.