Phân biệt 2 bệnh lý: Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
11 Tháng bảy 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
447

Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích là hai bệnh lý vô cùng phổ biến trong số các bệnh về đường ruột. Và đây cũng là hai bệnh lý thường gây ra nhầm lẫn bởi các triệu chứng khá giống nhau. Vậy nên, bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây để nắm được cách phân biệt 2 bệnh lý này nhé! 

Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích phân biệt như thế nào?
Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích phân biệt như thế nào?

1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng được hiểu đơn giản là tình trạng đại trạng bị viêm nhiễm và tổn thương. Tình trạng tổn thương có thể khưu trú ở một vùng hoặc tổn thương lan tỏa khắp đại tràng. 

Ở một số trường hợp các bệnh nhân bị nặng, còn có thể xuất hiện tình trạng viêm loét rộng, gây chảy máu đại tràng. Lúc này, khi nội soi đại tràng, có thể thấy các vết viêm, vết loét trợt, ổ loét được phủ lớp nhày trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ, hình thành teo đét niêm mạc. 

Bệnh viêm đại tràng mãn tính bị khởi phát từ các đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do đại tràng bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay các hóa chất thông qua đường ăn uống mà không được điều trị dứt điểm. 

2. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác là hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt hay là bệnh đại tràng chức năng,…. Bệnh lý hội chứng ruột kích thích được hiểu là bệnh lý rối loạn chức năng của đại tràng và nó bị tái đi tái lại nhiều lần. 

Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh đi nội soi hay làm các xét nghiệm đều sẽ không thấy bất cứ tổn thương thực thể nào về giải phẫu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột. 

3. Điểm giống nhau của viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Một số đặc điểm giống nhau của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng
Một số đặc điểm giống nhau của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích có thể khiến người bệnh nhầm lẫn bởi chúng có các đặc điểm chung như sau: 

Dấu hiệu về bụng: 

  • Xuất hiện những cơn đau bụng, đau quặn và buồn đi ngoài
  • Bụng có dấu hiệu sôi, sủi bụng. 
  • Bụng luôn có cảm giác đầy hơi, ì ạch, khó tiêu

Dấu hiệu về tiêu hóa: 

  • Thói quen đi ngoài bị thay đổi, thường đi sau ăn. Người bệnh có cảm giác đau bụng muốn đi ngoài nhưng không đi hết phân. 
  • Vừa đi ngoài xong lại có cảm giác muốn đi tiếp. 
  • Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện xen kẽ. 
  • Cơn đau bụng có thể thuyên giảm nhanh chóng ngay sau khi người bệnh đi ngoài. 

4. Điểm khác nhau của viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

4.1. Bệnh viêm đại tràng

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng

Dấu hiệu về bụng:

  • Chướng bụng: bệnh nhân viêm đại tràng thường có cảm giác tức bụng, nặng bụng. Đây được coi là triệu chứng điển hình của bệnh đại tràng. 
  • Cảm thấy khó chịu ở vùng bụng: cảm giác nặng bụng như có khối đá đang đè trong bụng. Khi bệnh nhân bị táo bón thì cảm giác khó chịu còn tăng lên khó chịu hơn. 
  • Biểu hiện đau bụng: người bệnh đau âm ỉ theo cơn và thường đau ở bụng dưới bên trái. 

Dấu hiệu toàn thân: 

  • Sụt cân nhanh: tình trạng viêm đại tràng có thể gây cản trở đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và calo của cơ thể, gây nhức đầu, mệt mỏi và khó thở,… 
  • Bị mất nước: người bị viêm đại tràng cũng có thể rơi vào tình trạng mất nước. Do đó, người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày để giảm khó chịu và nóng trong đại tràng. 

Dấu hiệu khác: 

  • Nội soi đại tràng: khi nội soi sẽ nhìn thấy các vết loét, ổ loét được phủ dưới lớp nhầy trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ,… 
  • Yếu tố thần kinh: bệnh viêm đại tràng thường không bị tác động bởi yếu tố thần kinh. 

4.2. Hội chứng ruột kích thích

Dấu hiệu nhận biết bệnh hội chứng ruột kích thích
Dấu hiệu nhận biết bệnh hội chứng ruột kích thích

Dấu hiệu về bụng: 

  • Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh thường sẽ có cơn đau xuất hiện ở các vị trí của đại tràng. 
  • Người bệnh sẽ thấy các cơn đau bụng xuất hiện theo từng cơn, người bị bệnh càng lâu năm thì các cơn đau xuất hiện càng nhiều. 
  • Tình trạng đau bụng có thể tăng lên khi người bệnh bị stress, căng thẳng 
  • Đau bụng, buồn đi ngoài nhưng không đi được. 

Dấu hiệu của phân: 

  • Người bị hội chứng ruột kích thích có thể bị cả táo bón và tiêu chảy hoặc cả hai. 
  • Bên cạnh thể táo và lỏng, người bệnh còn có thể bị đi kiểu hỗn hợp đầu rắn đuôi nát, đi ngoài phân thường nhỏ dẹt như phân mèo. 
  • Đi ngoài xong rồi vẫn có cảm giác muốn đi tiếp. Ăn xong muốn đi ngoài luôn. 
  • Phân không lẫn máu, nhưng có thể lẫn chất nhầy và không thành khuôn. 

Dấu hiệu khác: 

  • Bệnh có thể kéo dài nhiều năm và chuyển thành mãn tính nên khiến sức khỏe người bệnh trở nên giảm sút. 
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng ngoài tiêu hóa như: đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh,… 

5. Hậu quả khi nhầm lẫn 2 bệnh

Khi nhầm lẫn 2 bệnh, người bệnh sẽ gặp các một số hậu quả dưới đây: 

Với bệnh viêm đại tràng

  • Đại tràng bị viêm, loét nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. 
  • Viêm đại tràng mãn tính nhiều năm không chữa dứt điểm có thể gây ra các biến chứng như: thủng đại tràng, ung thư đại tràng,… 

Với hội chứng ruột kích thích

  • Người bệnh sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng.
  • Tâm lý bất an, lo lắng và sợ hãi khi phải đối mặt với bệnh. 

6. Hỗ trợ điều bị viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Phương pháp giúp điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng hiệu quả
Phương pháp giúp điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng hiệu quả

Hiện nay, phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng chủ yếu là giải quyết theo triệu chứng. Bên cạnh đó,người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để cải thiện bệnh và ngăn ngừa tái phát: 

  • Giữ một tâm lý thoải mái, không căng thẳng cùng một lối sống lành mạnh. 
  • Bổ sung nhiều chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày để hạn chế tình trạng táo bón. 
  • Loại bỏ các thực phẩm có hại và có thể làm bệnh trở nặng như: rượu, socola, đồ uống có chứa caffeine,… 
  • Tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe. 
  • Không nên ăn no quá và cũng không được để bụng đói quá. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng thêm các loại men vi sinh được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Men vi sinh có chứa 2 chủng Probiotic được phân lập từ Kim chi Hàn Quốc sẽ giúp tăng cường tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hóa của người bệnh cũng sẽ được cải thiện hơn và giảm các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây là các thông tin cơ bản để bạn phân biệt giữa 2 bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận