[Giải đáp] Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
8 Tháng Tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
201

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trứng được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng khi mắc một số bệnh lý. Vậy với những người bệnh viêm đại tràng có nên ăn trứng không? Hãy theo dõi những thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc này.

1. Viêm đại tràng có nên ăn trứng không?

Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không?
Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không?

Trứng rất giàu dưỡng chất và người mắc viêm đại tràng hoàn toàn có thể sử dụng trứng bởi loại thực phẩm này không những bổ sung năng lượng cho cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với việc điều trị, phòng ngừa viêm đại tràng.

Nhiều nghiên cứu thực tế cũng đã chứng minh, trứng có tác dụng rất tốt đối với những người bị viêm đại tràng.

Những lợi ích của trứng đối với người bị viêm đại tràng:

  • Trong trứng có chứa hàm lượng chất béo, chủ yếu là các axit béo Omega-3 giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng viêm đại tràng. Bên cạnh đó, các axit amin còn có tác dụng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa được tốt, giảm gánh nặng cho đại tràng.
  • Kích thích sự tiêu hóa cho người bị viêm đại tràng: Trong trứng có chứa chất lecithin – đây là loại chất có tác dụng chống lại những tổn thương gây ra ở đại tràng như viêm, loét, viêm niêm mạc ở thành đại tràng, do đó giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Hàm lượng vitamin B kết hợp với vi lượng selen trong trứng giúp ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư đại tràng.

Xem thêm: Người mắc viêm đại tràng nên ăn gì để chóng bình phục?

2. Những lưu ý khi bổ sung trứng cho người bị viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng ăn trứng cần lưu ý gì?
Người bệnh viêm đại tràng ăn trứng cần lưu ý gì?

Trứng có nhiều tác dụng tốt đối với người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng trứng như thế nào để đem lại kết quả tốt nhất mà không làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những lưu ý khi bổ sung trứng trong thực đơn ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng:

  • Người bệnh viêm đại tràng chỉ nên ăn trứng với số lượng nhất định trong tuần tối đa 6 quả trứng/tuần
  • Không nên ăn trứng thường xuyên trong ngày đặc biệt là vào buổi tối
  • Nên chế biến dạng hấp, luộc, hạn chế ăn trứng chiên
  • Không được ăn trứng lòng đào mà cần phải luộc chín hẳn đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh tình trạng nhiễm khuẩn khiến bệnh nặng hơn
  • Trứng đã chế biến không nên để qua đêm vì các dưỡng chất trong trứng nhanh chóng bị chuyển đổi không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây độc
  • Không kết hợp trứng với các nguyên liệu như tỏi, cà chua
  • Nên sử dụng trứng vịt vì lượng calo trong trứng gấp đôi trứng gà, nhất là lượng amino acid nhiều hơn

3. Viêm đại tràng ăn trứng như thế nào?

Vậy nên ăn trứng như nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bị viêm đại tràng?

Bị viêm đại tràng nên ăn trứng đúng cách
Bị viêm đại tràng nên ăn trứng đúng cách

3.1. Một số món ngon khi kết hợp với trứng cho người bị viêm đại tràng

Để nâng cao lợi ích khi ăn trứng, người bệnh có thể kết hợp trứng với nhiều nguyên liệu, thực phẩm khác nhau, hoặc chế biến dạng hấp luộc để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng:

  • Trứng luộc chín: Đây là cách đơn giản nhất để làm món trứng, nhưng lại rất hiệu quả, đảm bảo giữ nguyên được chất dinh dưỡng có trong trứng. Bạn chỉ cần cho trứng vào luộc sôi trong vòng 7-8 phút là đã có thành phẩm thơm ngon, bổ dưỡng.
  • Trứng chiên lá mơ: Đây là món ăn chữa đầy bụng, táo bón, khó tiêu rất hiệu quả và trứng gà là loại trứng thường hay được chọn để chiên với lá mơ. Cách thực hiện: Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ trộn với trứng và chút muối. Chiên trứng trong chảo chống dính để hạn chế dùng đến dầu mỡ.
  • Trứng ngải cứu: Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng chữa đau bụng, đầy hơi, điều hòa khí huyết, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng… Cách chế biến tương tự như trứng chiên lá mơ.
  • Trứng xào mướp đắng: Theo Đông y, thành phần tự nhiên bên trong mướp đắng hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược axit, chứng khó tiêu, giúp thanh nhiệt, giải độc… Cách thực hiện: Mướp đắng xắt miếng, xào qua rồi cho trứng vào xào cùng. Nêm gia vị vừa ăn.
  • Trứng chiên rong biển: Rong biển được xem là chất xơ thực vật rất tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể kết hợp trứng với rong biển để gia tăng hiệu quả cải thiện bệnh. Cách thực hiện: Rong biển khô bóp vụn khuấy đều với trứng, nêm gia vị vừa ăn rồi đem chiên.
  • Trứng cuộn rau củ: Đây vừa là món ăn ngon, tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp đủ dưỡng chất, vừa tiết kiệm thời gian chế biến. Cách thực hiện: Rau củ như cà rốt, mộc nhĩ, đậu… thái nhỏ. Trộn với trứng, nêm gia vị chiên như bình thường.
  • Trứng hấp nấm rơm: Theo đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng… Cách thực hiện: Nấm rơm sơ chế sạch, thái nhỏ trộn với trứng. Đem hấp cách thủy khoảng 15 phút.
Nên lựa chọn những món ăn từ trứng hợp lý khi bị viêm đại tràng
Nên lựa chọn những món ăn từ trứng hợp lý khi bị viêm đại tràng

3.2. Một số món ăn không nên kết hợp với trứng

Món trứng được dùng thường xuyên trong các gia đình nhưng không phải ai cũng biết cách ăn trứng đúng và tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, không nên kết hợp trứng với các thực phẩm sau:

  • Ăn thịt ngỗng, thịt thỏ không nên kết hợp cùng món trứng, vì các loại thịt đó đều là thực phẩm có tính hàn và chứa một số chất khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa phản ứng kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
  • Sau khi ăn món trứng cũng không nên uống nước chè đặc. Tuy hết tanh miệng, hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nước chè đặc nhiều axit tannic, kết hợp với protein sẽ tạo thành protein axit tannic, làm chậm hoạt động của nhu động ruột, phân sẽ bị lưu trữ lâu trong ruột gây táo bón tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Để phòng tránh cũng như điều trị dứt điểm các triệu chứng của viêm đại tràng, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống điều độ, khoa học. Cụ thể như sau:

Lời khuyên từ chuyên gia về dinh dưỡng cho người bệnh viêm đại tràng ngoài trứng
Lời khuyên từ chuyên gia về dinh dưỡng cho người bệnh viêm đại tràng ngoài trứng

4.1. Chọn nguồn thực phẩm đa dạng, giàu dinh dưỡng

Một số thực phẩm thích hợp với người bệnh viêm đại tràng như:

  • Cá hồi và các loại cá khác có chứa axit béo omega-3 giúp giảm viêm.
  • Thịt nạc và gia cầm.
  • Thực phẩm ít chất xơ: gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, chuối… 

4.2. Chế độ ăn đủ thành phần các chất dinh dưỡng thiết yếu

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Chất béo: không quá 15g/ngày
  • Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày
  • Năng lượng: 30 – 35 kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân
  • Đủ nước, muối khoáng và các vitamin
  • Bổ sung probiotic – vi khuẩn tốt sống trong ruột để giúp làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày (3 bữa chính và 2-3 bữa phụ)
  • Bổ sung đầy đủ vi chất, đặc biệt là folate, sắt và kali
  • Uống tối thiểu 2-2,5 lít/ngày

Không chỉ chú ý đến viêm đại tràng có nên ăn trứng không, người bệnh còn cần tuân thủ theo một chế độ ăn uống khoa học. Nên ăn đủ các thực phẩm cần thiết để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng cho cơ thể. Chú ý ăn uống điều độ, không quá kiêng khem quá mức để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.

Bài viết liên quan: [CẨM NANG] Người bị viêm đại tràng ăn chuối được không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Trả lời