[CẨM NANG] Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
16 Tháng Tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
300

Khoai lang là thực phẩm lành tính, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhưng với những người bị bệnh đường tiêu hóa, cụ thể là viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết trả lời nhé.

1. Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay, gây tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như loét đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính thậm chí ung thư đại tràng.

Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?
Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp cải thiện tình trạng bệnh. Khoai lang được xếp vào danh sách những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đại tràng.

Khoai lang tên khoa học Ipomoea batatas là thực phẩm rất quen thuộc đối với người Việt. Đây là thực phẩm dân dã, dễ tìm, giá cả hợp lý nên được nhiều người yêu thích. Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, được quy vào kinh thận và kinh tỳ. Khoai lang có những tác dụng như: nhuận tràng phù hợp với những người đang bị táo bón, ích khí, tiêu viêm, lợi mật, thanh nhiệt và giúp bồi bổ cơ thể.

Y học hiện đại chứng minh khoai lang có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể như: tinh bột, glucose, protein, magie, canxi, đồng, tanin, pentosan, vitamin A, vitamin B, vitamin C,… Những dưỡng chất có trong củ khoai lang giúp:

  • Giảm thương tổn ở dạ dày, trong thành ruột và niêm mạc đại tràng, giúp tăng đề kháng và bảo vệ sức khỏe.
  • Khoai lang có chứa nhóm chất batafoside giúp chống lại các vi khuẩn và nấm gây hại cho đường ruột.

Xem thêm: Người mắc bệnh viêm đại tràng nên ăn gì để chóng bình phục?

2. Nguyên tắc ăn khoai lang dành cho người viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng ăn khoai lang theo nguyên tắc nào?
Người bệnh viêm đại tràng ăn khoai lang theo nguyên tắc nào?
  • Không ăn khoai lang vào lúc đói vì dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, gây nóng ruột, ợ chua, làm hạ đường huyết.
  • Không nên ăn vào buổi tối bởi đây là thời gian nghỉ ngơi, ít vận động. Ăn khoai lang vào thời điểm này sẽ khó tiêu hóa, gây đầy hơi.
  • Chỉ nên dùng từ 200 – 300g khoai lang/ngày. Ăn quá nhiều khoai lang sẽ có nguy cơ bị sỏi thận.
  • Người viêm đại tràng đồng thời có bệnh lý về dạ dày, thận, có hệ tiêu hóa không tốt, bị tiêu chảy không nên ăn khoai lang.
  • Không ăn khoai bị hà, khoai đã có mầm, vỏ xanh.
  • Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất đồng thời có chức năng bảo vệ dưỡng chất bên trong củ khoai. Do đó, sau khi đã rửa sạch, lúc hấp khoai nên để cả vỏ, tránh làm xây xát phần vỏ.
  • Nên ăn kèm khoai lang với đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

3. Gợi ý các món ăn từ khoai lang cho người viêm đại tràng

Dù đã biết viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không nhưng không phải ai cũng nắm được cách chế biến khoai lang thành những món ăn hấp dẫn. Sau đây là gợi ý 7 món ăn từ khoai lang để bổ sung vào thực đơn cho người viêm đại tràng.

3.1. Khoai lang hấp

Người mắc phải viêm đại tràng có thể ăn khoai lang hấp
Người mắc phải viêm đại tràng có thể ăn khoai lang hấp

Khoai lang hấp là món ăn rất quen thuộc, dễ thực hiện, vị thơm ngọt rất được ưa thích. Cách chế biến này giúp giữ lại những chất dinh dưỡng có trong củ khoai lang, rất thích hợp với những người ăn kiêng hay có vấn đề về tiêu hóa.

Cách thực hiện: Chuẩn bị lượng khoai lang vừa ăn, đem rửa sạch vỏ ngoài sau đó cho vào nồi hấp cách thủy.

3.2. Khoai lang nướng

Bị viêm đại tràng có thể ăn khoai lang nướng
Bị viêm đại tràng có thể ăn khoai lang nướng

Tương tự như khoai lang hấp, khoai lang nướng là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Khoai lang khi nướng chín có mùi thơm hấp dẫn mà vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên.

Cách thực hiện:

  • Khoai lang rửa sạch vỏ ngoài, củ nhỏ để nguyên, củ to thì cắt thành những miếng nhỏ, thêm chút dầu oliu.
  • Bọc bằng giấy bạc, cho trực tiếp vào lò nướng hoặc nồi chiên không dầu.

Ngoài ra, bạn có thể nướng trực tiếp bằng than củi nhưng cách này rất khó kiểm soát lửa khiến khoai dễ bị cháy.

3.3. Chè khoai lang

Bị viêm đại tràng có thể ăn chè khoai lang
Bị viêm đại tràng có thể ăn chè khoai lang

Chè khoai lang là rất thơm ngon, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Đây là món ăn vặt rất được ưa chuộng hiện nay.

Chuẩn bị: Khoai lang, nước cốt dừa, bột báng, bột năng, vừng, đường phèn, dừa nạo sợi.

Cách thực hiện:

  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khúc, đem hấp cách thủy cho chín mềm.
  • Lấy số khoai lang trên đem nghiền nát cùng với 1 thìa bột năng và đường. Nhào đến khi được dẻo mịn không dính tay. Sau đó nặn thành viên tròn vừa ăn.
  • Đun nồi nước cốt dừa cùng với bột báng. Khi bột báng chín thì thả từng viên khoai lang vào đun thêm 3 – 5 phút nữa cho chín. Nêm nếm đường vừa khẩu vị.
  • Khi chè nguội bớt thì múc ra bát, rắc thêm hạt vừng rang và dừa tươi nạo sợi rồi thưởng thức.

3.4. Cháo khoai lang

Người bị viêm đại tràng nên ăn cháo khoai lang
Người bị viêm đại tràng nên ăn cháo khoai lang

Khoai lang còn được sử dụng để nấu cháo giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng.

Chuẩn bị:

  • 200g khoai lang đỏ (củ tươi);
  • 100g gạo tẻ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoai, gọt bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn;
  • Nấu gạo tẻ với 1,5 lít nước. Để lửa nhỏ để gạo chín thành cháo;
  • Cho khoai vào cháo, nấu đến khi khoai chín thì dọn ra bát để ăn.

Bệnh nhân viêm đại tràng có thể ăn cháo khoai lang với đường hoặc có thể nấu cháo với thịt bằm.

3.5. Canh khoai lang hầm xương

Canh khoai lang hầm xương rất tốt cho người bị viêm đại tràng
Canh khoai lang hầm xương rất tốt cho người bị viêm đại tràng

Canh khoai lang hầm xương là món ăn phổ biến của người dân Việt Nam. Món canh này vừa thơm ngon, bổ dưỡng vừa giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm đại tràng hiệu quả.

Chuẩn bị: Xương sườn hoặc xương ống, khoai lang, hành lá.

Cách thực hiện:

  • Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn.
  • Xương đem ướp với gia vị, thêm nước vào nấu đến khi gần chín thì cho khoai lang vào, vặn nhỏ lửa để khoai chín từ từ.
  • Nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm thì thêm hành lá và nêm gia vị vừa ăn.

3.6. Canh khoai lang thịt lợn băm

Canh khoai lang thịt lợn băm giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng
Canh khoai lang thịt lợn băm giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng

Chuẩn bị:

  • 100 – 500g khoai lang vàng;
  • 300g thịt lợn băm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoai lang, bào bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn;
  • Cho thịt băm vào nồi nước nấu lửa liu riu;
  • Khi thịt đã chín, cho khoai lang vào nấu cho đến khi khoai chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Lưu ý, khi cho khoai vào nước canh, bạn nên để lửa nhỏ để khoai chín từ từ, tránh để lửa lớn vì nước canh dễ bị đục.

3.7. Khoai lang hầm cá quả

Cải thiện bệnh viêm đại tràng với món ăn khoai lang hầm cá quả
Cải thiện bệnh viêm đại tràng với món ăn khoai lang hầm cá quả

Chuẩn bị: cá quả, khoai lang, nghệ tươi.

Thực hiện:

  • Cá quả sơ chế, cắt thành từng khúc ngắn, ướp gia vị trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ, thái thành khúc.
  • Nghệ rửa sạch, bỏ vỏ, giã nát.
  • Cho 3 nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước, hầm lửa nhỏ đến khi chín nhừ. Nêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp.

3.8. Bánh bao khoai lang

Bị viêm đại tràng có thể thử ăn bánh bao khoai lang
Bị viêm đại tràng có thể thử ăn bánh bao khoai lang

Ngoài những món mặn thông thường, khoai lang cũng thích hợp để chế biến thành các món ăn nhẹ như bánh bao, chè, thạch rau câu…

Nguyên liệu: Bột mì, khoai lang, sữa tươi, đường, vừng.

Cách thực hiện:

  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành khúc đem hấp chín. Xay nhuyễn, chia 2 phần làm vỏ bánh và nhân bánh.
  • Bột mì chia 2 phần để làm vỏ bánh (2 lớp màu). Phần đầu trộn với khoai lang thêm sữa tươi, nhào đến khi bột mịn. Phần còn lại chỉ nhào với sữa tươi. Ủ trong 30 phút.
  • Nhân bánh: Khoai nghiền đem trộn với đường, vo thành những viên tròn, thêm vừng để ngon hơn.
  • Phần bột đã ủ đem nhào lại rồi cán. Chồng từng lớp lên nhau, cuộn lại. Cắt thành những phần nhỏ.
  • Cho nhân vào giữa khối bột nhỏ trên, gấp mép lại.
  • Đem hấp khoảng 15 phút là có thể thưởng thức.

3.9. Thạch rau câu khoai lang

Người bệnh viêm đại tràng ăn thạch rau câu khoai lang cũng rất tốt
Người bệnh viêm đại tràng ăn thạch rau câu khoai lang cũng rất tốt

Chuẩn bị: Khoai lang, sữa đặc, nước cốt dừa, bột rau câu, đường.

Thực hiện:

  • Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ. Đem ngâm nước muối 5 phút sau đó rửa sạch lại.
  • Khi nước sôi cho khoai vào hấp khoảng 12 phút. Xay nhuyễn với sữa đặc, nước cốt dừa.
  • Thêm 1,5 lít nước, đun đến ấm cho vào 25g rau câu giòn và 200g đường. Khuấy đều.
  • Sau khi sôi giữ lửa vừa 5 – 7 phút, vớt bọt, chia thành 2 phần.
  • Lấy 1/2 rau câu cho vào hỗn hợp khoai đã xay mịn. Khuấy cho hỗn hợp tan đều, giữ ấm.
  • Lấy 1/2 còn lại cho khoảng 130ml sữa đặc và 120ml nước cốt dừa. Khuấy đều, giữ ấm.
  • Chia thành từng lớp đổ vào khuôn, chờ lớp 1 se lại mới đổ lớp thứ 2. Để nguội bớt sẽ thu được món thạch rau câu giòn, ngon mà lại tốt cho sức khỏe.

4. Lời khuyên của chuyên gia

Lời khuyên cho người bị viêm đại tràng muốn ăn khoai lang
Lời khuyên cho người bị viêm đại tràng muốn ăn khoai lang

Người bệnh cần ghi nhớ những điều sau để giúp điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn:

  • Khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng không nên lạm dụng khoai lang vì có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng cơ thể. Người bệnh viêm đại tràng nên ăn một lượng vừa đủ khoai lang mỗi ngày.
  • Khoai lang thích hợp với người bệnh viêm đại tràng thể táo bón. Với người bệnh đang có triệu chứng tiêu chảy không nên ăn khoai lang vì chất xơ có trong thực phẩm này kích thích nhu động ruột khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.
  • Không nên dùng khoai lang như vị thuốc đặc trị viêm đại tràng, người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, lỏng giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đặc biệt ở trong giai đoạn bệnh đang tái phát.
  • Cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ nấu nướng đảm bảo sạch sẽ và bảo quản cẩn thận.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ.
  • Ăn uống đúng giờ, nên chia làm nhiều bữa trong ngày để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng đồng thời giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Trong bài viết trên, chuyên gia đã giải đáp cho bạn viêm đại tràng có nên ăn khoai lang hay không, ăn thế nào cho đúng và gợi ý một vài món ăn làm từ khoai lang.

Bài viết liên quan: [GIẢI ĐÁP] Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Trả lời