Phân biệt viêm đại tràng cấp và mãn tính như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
25 Tháng tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
312

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh đại tràng cao nhất trên thế giới. Viêm đại tràng được biểu hiện ban đầu bằng những cơn cấp tính, sau đó bệnh tiến triển và chuyển sang thể mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn đã phân biệt được viêm đại tràng cấp và mãn tính chưa?

Làm thế nào để phân biệt viêm đại tràng cấp và mãn tính?
Làm thế nào để phân biệt viêm đại tràng cấp và mãn tính?

1. Viêm đại tràng cấp tính là gì?

Viêm đại tràng cấp là tình trạng tổn thương cấp tính niêm mạc đại tràng do các nguyên nhân khác nhau như: nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn, lạm dụng một số thuốc (kháng sinh, nhuận tràng), rối loạn nội tiết, nhiễm độc chì, thủy ngân…

Phần lớn các trường hợp bị viêm đại tràng cấp tính là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa qua miệng. Những tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus hoặc amip. Khi nhiễm khuẩn từ thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm, vi khuẩn sẽ phát triển, giải phóng độc tố làm cho lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm.

Do tính chất và nguyên nhân gây bệnh đột ngột, diễn biến nhanh nên sẽ gây ra các triệu chứng rõ rệt ở hệ tiêu hóa. Người bệnh bị viêm đại tràng cấp tính sẽ có biểu hiện đặc trưng là đau co thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng. Bệnh cũng gây tiêu chảy đột ngột, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân toàn nước (có thể lẫn máu, nhầy), người mệt mỏi, sút cân nhanh.

2. Viêm đại tràng mạn tính là gì?

Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm một đoạn đại tràng hoặc toàn bộ khung đại tràng với các triệu chứng rất đa dạng. Hầu hết viêm đại tràng mãn tính xuất phát từ những đợt viêm đại tràng cấp nhưng điều trị không dứt điểm hoặc do bệnh nhân tự mua thuốc điều trị, không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

3. Triệu chứng đau đại tràng thể cấp tính

Phân biệt viêm đại tràng cấp và mãn tính nhờ nhận biết triệu chứng cấp tính
Phân biệt viêm đại tràng cấp và mãn tính nhờ nhận biết triệu chứng cấp tính

Viêm đại tràng cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng phổ biến nhất là do vi khuẩn lỵ (lỵ amip, lỵ trực tràng) hoặc ký sinh trùng. Các dấu hiệu bệnh viêm đại tràng cấp tính có thể xuất hiện đột ngột tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số triệu chứng cơ bản của bệnh mà bạn cần đặc biệt lưu ý:

  • Đau bụng: Đây là một trong những biểu hiện của viêm đại tràng cấp đặc trưng nhất. Cơn đau có thể quặn thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng.
  • Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều lần có thể do các cơ co thắt không bình thường. Các cơn co thắt của đại tràng làm cho chất thải bên trong đại tràng di chuyển nhanh. Đại tràng không kịp hấp thu nước để hình thành khuôn phân, dẫn đến tiêu chảy. Người bị viêm đại tràng cấp thường xuyên đi cầu nhiều lần trong ngày, từ 2 – 6 lần, thậm chí cả chục lần. Phân không thành khuôn, lúc lỏng lúc táo. Đi xong vẫn không cảm thấy thoải mái mà lại vẫn muốn đi tiếp, mặc dù không thể đi được. Đặc biệt, sau khi ăn đồ cay, chất tanh thì tình trạng đi ngoài sẽ nghiêm trọng hơn, phân có thể lẫn máu.
  • Chán ăn: Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, trí nhớ suy giảm, không muốn làm việc cũng như vui chơi, đôi khi còn sốt nhẹ.

4. Triệu chứng bệnh viêm đại tràng thể mạn tính

Phân biệt viêm đại tràng cấp và mãn tính nhờ nhận biết triệu chứng mãn tính
Phân biệt viêm đại tràng cấp và mãn tính nhờ nhận biết triệu chứng mãn tính

Hầu hết người mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính khi phát hiện đều có các triệu chứng đặc trưng như sau:

4.1. Đau bụng kéo dài

Đau bụng là triệu chứng viêm đại tràng mãn tính thường gặp nhất. Người bệnh có thể thấy đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ ở phần dưới rốn (bụng dưới, hạ vị), đôi khi đau bụng dọc theo khung đại tràng. Khi đau thường buồn đi ngoài, khi đi được rồi thì thấy bớt đau hơn. Các cơn đau này rất dễ tái phát, đặc biệt là về ban đêm.

4.2. Đại tiện rối loạn

Người viêm đại tràng mãn tính thường đi ngoài nhiều lần (4 – 5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn), phân lỏng nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu. Cũng có khi táo bón kèm nhầy mũi hoặc táo lỏng xen kẽ. Đây cũng là một trong số những biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mãn tính đặc trưng nhất.

4.3. Cơ thể mệt mỏi suy nhược

Toàn thân mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá… Ở giai đoạn muộn, người bệnh bị gầy sút cân, thiếu máu, cơ thể suy nhược, thậm chí một số khối u quá lớn ở thành đại tràng sẽ gây biến chứng tắc ruột.

4.4. Bụng hơi chướng, có thể trung tiện nhiều. Người bệnh luôn có cảm giác bụng căng tức, ấm ách, khó chịu

Khi bị viêm đại tràng mãn tính, các rối loạn nước và chất điện giải ít xảy ra, thay vào đó là hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi, nóng sốt, suy nhược cơ thể, sút cân nhanh… Đồng thời có thể xuất hiện các tổn thương như loét, rò ở hậu môn; lở loét ở niêm mạc lưỡi; đau và viêm khớp, cứng khớp, viêm cột sống…

Về cận lâm sàng có thể thấy các biểu hiện: Thiếu máu nhược sắc, bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu cao. Xét nghiệm phân sẽ tìm thấy hồng cầu, tế bào mủ, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, nấm, lỵ amip…

Khi nội soi đại trực tràng thường thấy hiện tượng viêm niêm mạc, sức bền niêm mạc kém, có thể có các vết loét, ổ loét được phủ lớp nhầy trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ, niêm mạc teo đét, các vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt động.

Sinh thiết đại tràng thấy hình ảnh viêm mãn tính, các tuyến tăng sinh hoặc thưa thớt, tuỳ theo hình thái bệnh lý có thể thấy tế bào tăng tiết nhầy hoặc teo đét.

5. Làm gì để đẩy lùi viêm đại tràng?

Biện pháp khắc phục viêm đại tràng cấp và mãn tính
Biện pháp khắc phục viêm đại tràng cấp và mãn tính

Để thoát khỏi triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây.

5.1. Thể dục nhiều hơn

Đối với những người bị viêm đại tràng thì việc vận động hằng ngày sẽ giúp khắc phục các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón,… Đồng thời tập thể dục đều đặn sẽ giúp tạo tâm trạng thư thái, thoải mái cho người bệnh, từ đó việc chữa trị bệnh viêm đại tràng sẽ đem lại kết quả tốt hơn.

Vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi cho hợp lý, người mắc viêm đại tràng nên tích cực rèn luyện thân thể bằng các bài tập yoga hoặc chơi các môn thể thao như đạp xe, bơi lội… để cải thiện sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.

5.2. Sử dụng đúng thuốc điều trị

Hiện nay, theo y học hiện đại, nguyên tắc chung trong điều trị nội khoa viêm đại tràng mãn tính là sử dụng thuốc tây kết hợp với việc duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc thuốc trị bệnh viêm đại tràng mãn tính cho hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính của bác sĩ để tránh các biến chứng xảy ra và không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cụ thể.

Sử dụng thuốc để điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính
Sử dụng thuốc để điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính

Một số loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị viêm đại tràng mãn tính như:

  • Các loại thuốc chống nhiễm khuẩn (biseptol, ciprofloxacin…), chống nấm (nystatin), chống ký sinh trùng (metronidazol, tinidazol…), chống viêm (corticoid)…
  • Giảm đau, chống co thắt, giảm nhu động ruột (papaverin, no-spa, spasmaverin, phloroglucinol, trimebutin, mebeverine…)
  • Giảm tiêu chảy, chống loạn khuẩn (smecta, antibio, bioflor, biolactyl, imodium, actapulgite…)
  • Thuốc an thần kinh: rotunda, dogmatil…

5.3. Ăn uống đủ chất

Để hỗ trợ cho việc điều trị dứt điểm viêm đại tràng, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, không nên kiêng quá mức tránh tình trạng suy nhược cơ thể. Nên ăn những thực phẩm giàu đạm như cá, thịt nạc xay, thịt gia cầm, đậu phụ… Tăng cường bổ sung các loại rau quả xanh có chứa nhiều vitamin và uống đủ nước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người cần hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa bò, thực phẩm chứa nhiều đường như mật ong, bánh kẹo ngọt,… Tránh dùng những thức ăn cứng ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên ưu tiên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán và các món sốt.

Có nhiều cách khác nhau giúp đẩy lùi viêm đại tràng cấp và mãn tính để lựa chọn
Có nhiều cách khác nhau giúp đẩy lùi viêm đại tràng cấp và mãn tính để lựa chọn

5.4. Giải tỏa căng thẳng

Căng thẳng, lo âu là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh viêm đại tràng và cũng là nguyên nhân khiến cho việc điều trị viêm đại tràng không đạt kết quả cao. Tinh thần lạc quan, vui vẻ cùng với chế độ ăn uống khoa học chính là những yếu tố quan trọng để đẩy lùi bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Cha mẹ cần tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái, không lo lắng, sợ hãi trong quá trình điều trị viêm đại tràng để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng thêm.

Trẻ cần cân bằng giữa thời gian học tập, nghỉ ngơi và vui chơi. Ngoài ra, trẻ cần ngủ đủ giấc và vận động hằng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng.

5.5. Sử dụng thực phẩm chức năng

Bên cạnh các biện pháp kể trên, người bệnh viêm đại tràng nên sử dụng thêm men vi sinh được phân lập từ Kim chi Hàn Quốc để cải thiện tốt hơn tình trạng tiêu chảy của mình. Thêm vào đó, khi sử dụng men vi sinh, người bệnh cũng có thể củng cố lại hệ vi sinh đường ruột trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

Trên đây là một số chia sẻ về viêm đại tràng cấp tính và mãn tính, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận