Trẻ táo bón đi ngoài ra máu – Mẹ nên xử lý thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
19 Tháng Bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
790

Một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ đó là tình trạng trẻ táo bón đi ngoài ra máu. Tình trạng táo bón đi ngoài ra máu nếu để về lâu về dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

1. Nguyên nhân gây táo bón ra máu ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón ra máu ở trẻ nhỏ là do táo bón chức năng: do chế độ hoạt và hoạt động tiêu hóa kém. Bên cạnh đó, trẻ táo bón đi ngoài ra máu còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về hậu môn – trực tràng hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác mà ba mẹ cần quan sát con để đưa đến viện khám nếu cần tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra quá lâu.

Tại sao trẻ lại bị táo bón đi ngoài ra máu?
Tại sao trẻ lại bị táo bón đi ngoài ra máu?

Một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón kèm đi ngoài ra máu đó là: 

  • Trẻ có các dị tật bẩm sinh như suy giáp trạng và phình giãn đại tràng. Nếu trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh này, trẻ thường sẽ chỉ bị táo bón đi ngoài ra máu sau khoảng vài ngày chào đời.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ bị thiếu chất xơ và quá nhiều đạm, muối và đường,… Bên cạnh đó trẻ uống ít nước cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ra máu ở trẻ.
  • Trẻ uống quá nhiều sữa bò hoặc các loại sữa công thức có quá nhiều protein cũng có thể là nguyên nhân. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa được hoàn chỉnh, do đó khi sử dụng sữa quá nhiều đạm cũng có thể khiến trẻ táo bón và đầy bụng.
  • Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn mà xuất hiện tình trạng táo bón đi ngoài ra máu thì có thể là do chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý.
  • Với những trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi xương thì tình trạng giảm trương lực ruột ở trẻ có thể khiến trẻ bị táo bón kéo dài.
  • Trẻ hay có thói quen nhịn đi đại tiện.
  • Trẻ mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng như: nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, rò hậu môn,…

2. Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm khi tình trạng táo bón ra máu ở trẻ kéo dài
Mức độ nguy hiểm khi tình trạng táo bón ra máu ở trẻ kéo dài

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu ba mẹ không kiểm soát mà để tình trạng táo bón kéo dài thì có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu máu, mệt mỏi,… Bên cạnh đó, trẻ còn có thể mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa nếu tình trạng táo bón đi ngoài ra máu kéo dài như:

  • Táo bón ra máu gây bệnh trĩ: Trĩ là một trong những biến chứng phổ biến khi trẻ bị táo bón. Tình trạng táo bón gây ra những tổn thương hậu môn, khiến hậu môn bị giãn ra và hình thành nên các búi trĩ.
  • Viêm hậu môn: Tình trạng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ lâu ngày có thể khiến nứt rách hậu môn và khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể tấn công dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hậu môn.
  • Nhiễm khuẩn máu, xuất huyết: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm của tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu. Nhiễm khuẩn máu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề hơn như: tuần hoàn, hô hấp, suy gan thận và các quan nội tạng khác.
  • Polyp trực tràng: Biến chứng polyp trực thường không biểu hiện rõ ở trẻ nhỏ và dễ khiến các bác sĩ chẩn đoán nhầm sang các bệnh tiêu hóa đơn thuần. Do đó, khi trẻ có tình trạng đi ngoài ra máu, ba mẹ cần cho con đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời tránh để tình trạng xấu hơn.
  • Ung thư đại tràng: Theo các nghiên cứu, đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Bé táo bón đi ngoài ra máu kéo dài có thể gây viêm nhiễm trực tràng và có thể tạo thành các tế bào ung thư vô cùng nguy hiểm.

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón ra máu tại nhà

Cách khắc phục tình trạng táo bón đi ngoài ra máu của trẻ nhỏ
Cách khắc phục tình trạng táo bón đi ngoài ra máu của trẻ nhỏ

Để cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón ra máu tại nhà, ba mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản sau: 

  • Cho trẻ uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm điện giải thông qua nước trái cây, sữa, nước cơ,…
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin K
  • Bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ
  • Không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn cay nóng trong giai đoạn này
  • Nấu thực phẩm chín kỹ và mềm, lỏng để trẻ dễ dàng tiêu hóa
  • Cho trẻ ăn các loại thực phẩm bổ sung thêm sắt như: thịt đỏ, trứng, củ dền đỏ,…

Bên cạnh các phương pháp trên, ba mẹ cũng có thể giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định và khỏe mạnh hơn bằng cách bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa và cải thiện các tình trạng liên quan đến táo bón. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm men vi sinh để ba mẹ lựa chọn cho bé yêu. Trong đó có sản phẩm men vi sinh được sản xuất tại Hàn Quốc có hai thành phần chính là Prebiotics, Probiotics được phân lập từ kim chi Hàn Quốc được rất nhiều phụ huynh ưa chuộng.

Như vậy tình trạng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ là khá phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể gây nguy hiểm nếu không được ba mẹ phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để có thể đưa trẻ đi thăm khám sớm nếu cần thiết để trị dứt điểm tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.