Trẻ biếng ăn chậm lớn: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
27 Tháng tư 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1627

Trẻ biếng ăn chậm lớn luôn khiến các ông bố bà mẹ đau đầu. Nếu không tìm ra cách giải quyết tình trạng biếng ăn chậm lớn sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy khi có trẻ biếng ăn chậm lớn cần cải thiện như thế nào?

1. Dấu hiệu trẻ biếng ăn chậm lớn

Trẻ biếng ăn chậm lớn thường chỉ ăn một số món quen thuộc
Trẻ biếng ăn chậm lớn thường chỉ ăn một số món quen thuộc

Trẻ biếng ăn chậm lớn có thể xuất phát từ các dấu hiệu ban đầu như sau:

  • Trẻ quấy khóc, khó chịu liên tục trong khi ăn.
  • Bé thường xuyên ngậm thức ăn hoặc phun ra mỗi khi ăn.
  • Bé nôn ọe mỗi khi ngửi thấy mùi thức ăn.
  • Bé chỉ ăn được một số món ăn quen thuộc.
  • Trẻ có dấu hiệu chậm bò, chậm đi, chậm nói.
  • Cân nặng của bé không tăng hoặc có dấu hiệu giảm trong một vài tháng gần nhất.

2. Nguyên nhân bé biếng ăn chậm lớn

Với tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn có rất nhiều nguyên nhân gây nên, cụ thể đó là:

Trẻ biếng ăn chậm lớn do bệnh lý

Con biếng ăn chậm lớn có thể đang gặp bệnh về đường tiêu hóa
Con biếng ăn chậm lớn có thể đang gặp bệnh về đường tiêu hóa

Biếng ăn, chậm lớn cũng sẽ xuất hiện ở trẻ nhỏ tuổi khi cơ thể bé đang gặp phải một bệnh lý nào đó khiến con mệt mỏi, chán ăn. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hệ hô hấp. Lúc này phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm căn bệnh sau đó bổ sung lại nguồn dinh dưỡng để con dần dần có cảm giác thèm ăn trở lại.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Một nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn nữa là do khung giờ ăn của bé không hợp lý. Khi mẹ có chế độ ăn uống cho bé thiếu hợp lý như các bữa ăn dày đặc và không có thời gian cho trẻ tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể gây no khiến con không muốn hoặc chán nản trong việc ăn uống. Lâu dần gây nên tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ.

Do biếng ăn sinh lý

Trẻ bước sang giai đoạn phát triển mới như biết bò, mọc răng thường biếng ăn
Trẻ bước sang giai đoạn phát triển mới như biết bò, mọc răng thường biếng ăn

Một số giai đoạn phát triển của cơ thể có thể gây biếng ăn sinh lý ở trẻ. Nhất là khi các bé biết bò, mọc răng, biết đi, biết nói… Lúc này nhiều trẻ sẽ ăn ít hơn trong một khoảng thời gian. Sau đó bé sẽ ăn uống trở lại như bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần theo dõi để khắc phục sớm nếu tình trạng này tiếp diễn kéo dài.

Trẻ lười ăn do tâm lý

Nhiều bé gặp phải tâm lý sợ hãi, lo lắng khi đến bữa ăn do bị bố mẹ thúc ép, quát mắng. Nhiều phụ huynh ép con ăn quá mức khiến bé bị nôn trớ gây nên tâm lý sợ ăn và nếu kéo dài gây biếng ăn ở trẻ. Một vài trẻ còn có thể bị biếng ăn tâm lý đột ngột nếu mẹ thay đổi môi trường, thời gian, địa điểm ăn uống. Nhất là khi bé đến độ tuổi đi lớp.

Con biếng ăn chậm lớn do thiếu vi chất

Khi bé bị thiếu vi chất thiết yếu như vitamin A, B, C sẽ biếng ăn, chậm lớn
Khi bé bị thiếu vi chất thiết yếu như vitamin A, B, C sẽ biếng ăn, chậm lớn

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, nhiều bé biếng ăn chậm lớn còn có thể do cơ thể thiếu hụt nguồn vi chất. Nhất là các vi chất thiết yếu như vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, kẽm, selen. Lúc này, trẻ sẽ bị mất cảm giác ngon miệng và lâu dần dẫn đến suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Món ăn không hợp khẩu vị khiến bé biếng ăn

Thức ăn không hợp với khẩu vị trẻ có thể khiến bé biếng ăn. Đặc biệt là do bố mẹ quá bận rộn mà cho con ăn liên tục một món ăn trong nhiều ngày. Vì vậy khâu đồ ăn cho bé rất quan trọng, bố mẹ nên dành thời gian để cải thiện dinh dưỡng cho bé cũng như biết cách cân bằng thực phẩm giúp con có hứng thú hơn trong việc ăn uống.

3. Con lười ăn, chậm lớn có nguy hiểm không?

Trẻ biếng ăn sẽ dễ mắc bệnh, chậm phát triểu về thể chất và trí não
Trẻ biếng ăn sẽ dễ mắc bệnh, chậm phát triểu về thể chất và trí não

Tình trạng lười ăn, chậm lớn ở trẻ nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời có thể dẫn đến những hệ quả ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Khiến trẻ chậm phát triển về thể chất: Khi ăn uống không đầy đủ sẽ khiến con thiếu năng lượng hoạt động hàng ngày và mất cân bằng dinh dưỡng. Khi đó, cân nặng và chiều cao, trí tuệ của trẻ sẽ kém hơn các bạn đồng trang lứa kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng, ốm yếu.
  • Trẻ có đề kháng kém và dễ mắc bệnh: Biếng ăn chậm lớn khiến lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Lúc này sức đề kháng sẽ giảm sút và con bạn hay ốm vặt hơn.
  • Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của trẻ: Dinh dưỡng quyết định sự phát triển trí não của bé. Khi bé biếng ăn chậm lớn, nguồn dinh dưỡng không đủ sẽ khiến con chậm phát triển về mặt trí tuệ. Ngoài ra, bé còn hay bị mệt mỏi, thiếu tập trung và giảm khả năng tư duy sáng tạo.

4. Trẻ biếng ăn chậm lớn, bố mẹ nên làm gì?

Khi con biếng ăn chậm lớn phụ huynh nên làm gì để cải thiện?
Khi con biếng ăn chậm lớn phụ huynh nên làm gì để cải thiện?

Với những hệ lụy xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ bố mẹ cần khắc phục ngay khi nhận thấy bé có những dấu hiệu ban đầu của chứng biếng ăn. Vậy giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm lớn là gì? Cụ thể, phụ huynh nên áp dụng các biện pháp sau:

4.1. Xây dựng thực đơn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng

Đây là điều kiện tiên quyết và mang vai trò quan trọng để khắc phục được chứng biếng ăn chậm lớn ở trẻ. Bố mẹ cần xây dựng cho con thực đơn hàng ngày đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết đó là đạm, bột đường, chất béo, chất xơ. Mẹ hãy thay đổi thực đơn và cách chế biến sao cho phù hợp nhất với khẩu vị của trẻ để con hứng thú hơn trong ăn uống và giảm biếng ăn.

4.2. Số bữa ăn và thời gian ăn khoa học

Mẹ hãy lập thời gian biểu bữa ăn theo tuần, đúng số bữa và giwof giấc quy định. Trong thực đơn cần đầy đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Ngoài ra, mẹ không nên cho bé ăn quá 30 phút một bữa. Nên thúc giục con để con hoàn thành bữa ăn đúng giờ.

4.3. Cho phép con tự chọn món ăn

Để bé tự chọn món ăn sẽ giúp con thích thú trong việc ăn uống
Để bé tự chọn món ăn sẽ giúp con thích thú trong việc ăn uống

Nếu bố mẹ cho bé tự lựa chọn món ăn sẽ giúp con thích thú hơn trong việc ăn uống. Với điều này phụ huynh hãy để trẻ ăn cơm cùng gia đình vừa giúp con tự lựa chọn được món ăn yêu thích vừa tạo thói quen ăn uống hợp lý.

4.4. Tập cho con thói quen tự ăn

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao? Phụ huynh hãy tập cho bé tự dùng bữa. Thói quen tự ăn uống sẽ giúp trẻ tự giác hơn. Mẹ hãy nói không với các thiết bị điện tử hoặc trò chơi trong giờ ăn để con tập trung hơn vào việc ăn uống.

4.5. Tạo không khí vui vẻ và khen ngợi trẻ trong mỗi bữa ăn

Phụ huynh nên khen ngợi bé nếu bé ăn uống ngon miệng. Các mẹ hãy cố gắng tạo cho con tâm lý thoải mái, đầm ấm sẽ giúp bé phấn khích hơn với việc ăn uống và mỗi ngày đều mong chờ đến bữa cơm.

4.6. Tăng cường cho bé vận động để kích thích hệ tiêu hoá

Một cách cải thiện biếng ăn cực tốt đó là mẹ để bé được vận động thoải mái. Mẹ hãy cho bé chạy nhảy, vui đùa, thỏa thích vừa giúp con nhanh đói hơn lại giúp quá trình phát triển nhanh chóng và hoàn thiện hơn. Ngoài ra, khi vận động cơ thể sức đề kháng cũng được nâng cao đáng kể.

Để bé tự chọn món ăn sẽ giúp con thích thú trong việc ăn uống
Khuyến khích trẻ vận động nhiều để kích thích tiêu hóa, trị biếng ăn

4.7. Tẩy giun định kỳ cho bé

Các bé từ 1 tuổi trở lên cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Vì vậy các mẹ không nên quên vấn đề này nhé.

4.8. Bổ sung vi chất và lợi khuẩn đúng cách

Lợi khuẩn rất tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy khi bé biếng ăn mẹ nên bổ sung nguồn vi chất và lợi khuẩn cho con. Điều này sẽ giúp bé tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn. Các mẹ có thể bổ sung cho bé qua sữa chua, phomai, váng sữa.

Ngoài ra, có thể lựa chọn sử dụng men vi sinh hàng ngày cho trẻ. Trong men vi sinh có chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn cũng như phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa.

Để giải quyết vấn an toàn, hiệu quả, không cần dùng thuốc, cha mẹ nên tham khảo sử dụng men vi sinh hoàn toàn từ tự nhiên có chứa đủ thành phần vi khuẩn có lợi Probiotic và chất xơ hòa tan Prebiotic, đặc biệt sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2Pro. Việc bổ sung men vi sinh có đầy đủ thành phần lợi khuẩn và chất xơ hòa tan sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ luôn được cân bằng, nhờ đó hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giải quyết được mọi nguyên nhân biếng ăn và các vấn đề về hệ tiêu hóa gây nên.

4.9. Đưa bé đến gặp bác sĩ

Nếu mẹ nhận thấy tình trạng con biếng ăn chậm lớn kéo dài và khó để khắc phục hãy đừng chần chừ mà cần đưa bé đến gặp các bác sĩ nhi khoa. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, thăm khám và đưa ra phương pháp cải thiện phù hợp nhất cho trẻ.

5. Những điều bố mẹ không nên làm khi con lười ăn, chậm lớn

Bố mẹ không nên cho con ăn vặt nhiều, không ép ăn để tránh con sợ ăn
Bố mẹ không nên cho con ăn vặt nhiều, không ép ăn để tránh con sợ ăn

Ngoài những cách khắc phục tình trạng biếng ăn chậm lớn ở bé, các bậc phụ huynh cũng nên nắm rõ những điều tuyệt đối không nên làm khi bé lười ăn như:

  • Cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt: Đồ ăn vặt thường không có hàm lượng dinh dưỡng lại gây no nhanh khiến bé bỏ bữa khi đến bữa chính. Vì vậy mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ăn để tránh tình trạng biếng ăn nặng hơn.
  • Ăn những đồ ăn lạnh: Các loại đồ ăn lạnh như kem hoặc nước uống có đá có thể gây nên những căn bệnh về họng như ho, viêm họng… sẽ khiến trẻ biếng ăn.
  • Ép buộc bé ăn những món không thích: Việc ép con ăn có thể phản tác dụng và khiến trẻ sợ hãi hơn khi ăn.
  • Cho bé sử dụng thiết bị điện tử khi ăn: Việc này chỉ làm con xao nhãng việc ăn uống và trở nên biếng ăn hơn.

Trẻ biếng ăn chậm lớn cải thiện như thế nào đã được chúng tôi hướng dẫn qua bài viết trên đây. Để bé có thể phát triển tốt và toàn diện bố mẹ nên kiên trì trong việc áp dụng các biện pháp, tạo tâm lý thoải mái nhất cho bé. Trong trường hợp nhận thấy tình trạng biếng ăn chậm lớn của con kéo dài dai dẳng nên đến gặp các bác sĩ nhi khoa dinh dưỡng để được giúp đỡ.

Bài viết liên quan: Cần làm gì khi trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.