Trẻ bị viêm mũi họng cấp: Chăm sóc như thế nào mới tốt?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng Sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
618

Trẻ em dễ bị viêm mũi họng cấp do sức đề kháng của cơ thể còn non yếu, chưa hoàn thiện và có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa. Dưới đây là những hướng dẫn giúp biết cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp mà cha mẹ có thể tham khảo.

1. Nguyên nhân trẻ bị viêm mũi họng cấp là gì?

Trẻ bị viêm mũi họng cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ bị viêm mũi họng cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có thể phân loại nguyên nhân trẻ bị viêm mũi họng cấp thành 2 nhóm: 

Do môi trường sống

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm, nhiệt độ hạ thấp
  • Khói xe, khói thuốc lá, khói than, bụi bẩn trong môi trường…
  • Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo… tiếp xúc với môi trường mới.
  • Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

Do virus, vi khuẩn, nấm

  • Virus: Cúm, sởi, Adenovirus… đều có thể là nguyên nhân gây bệnh và thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng nếu trẻ bị viêm họng cấp do nguyên nhân này. Do đó cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh.
  • Vi khuẩn: Phế cầu, tụ cầu, liên cầu… đều là nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ. Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) rất dễ gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.
  • Nấm: Cũng có thể là nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ và chủ yếu là nấm Candida.

2. Triệu chứng trẻ bị viêm mũi họng cấp

Trẻ bị viêm mũi họng cấp có những biểu hiện nào dễ nhận thấy?
Trẻ bị viêm mũi họng cấp có những biểu hiện nào dễ nhận thấy?

Khi trẻ bị viêm mũi họng cấp có thể thấy các triệu chứng như: 

  • Triệu chứng toàn thân: Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39,40 độ, thấy ớn lạnh, đau đầu, cơ thể nhức mỏi, chán ăn…
  • Triệu chứng cơ năng: Các triệu chứng như nghẹt mũi nghiêm trọng, chảy nước mũi (lúc đầu trong nhầy, sau chuyển đục) khiến việc hít thở bằng mũi khó. Hắt hơi, vòm họng nhớt, đau họng hoặc cổ họng, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm, ho kích thích. Giọng nói mất trong hay khàn nhẹ, mỗi lần nuốt thấy đau, đau nhói lan lên tai, giảm thính giác, khứu giác; chảy nước mắt hoặc nước mũi…
  • Triệu chứng thực thể: Niêm mạc họng đỏ rực, thấy rõ amidan sưng to, xung huyết hoặc có những chấm mủ trắng phủ trên bề mặt amidan ở trẻ. Bên cạnh đó có thể thấy niêm mạc mũi sưng và đỏ , xung huyết, xuất tiết nhầy, có thể bị sưng hạch góc hàm, khi ấn thấy đau nhẹ…

3. Những nguy hiểm của bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ

Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ có nguy hiểm hay không?
Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ có nguy hiểm hay không?

Theo các chuyên gia thì có hơn 80% các trường hợp ban đầu trẻ chỉ bị bệnh viêm mũi họng do virus gây nên. Nhưng sau một vài ngày nhiễm bệnh, sức đề kháng của trẻ yếu dần, đặc biệt là đối với những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như hen phế quản thì có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Khi viêm họng cấp ở mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm thanh khoản, viêm xoang, viêm hạch mủ, áp xe thành sau họng. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải một số các biến chứng nguy hiểm như:

4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị viêm mũi họng cấp tính

4.1. Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Vệ sinh mũi họng cho trẻ bị viêm mũi họng cấp
Vệ sinh mũi họng cho trẻ bị viêm mũi họng cấp

Lau rửa dịch mũi: Ban đầu dịch mũi của trẻ còn lỏng thì cha mẹ có thể lau rửa dịch mũi bằng khăn mềm dễ dàng nhưng sau đó khi dịch mũi trở nên đặc thì cha mẹ có  thể dùng 2 – 3 giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mỗi bên mũi. Sau đó, dịch mũi sẽ mềm ra và có thể loại bỏ bằng cách day mũi bé.

Hút dịch mũi: Trong trường hợp dịch mũi quá đặc và quá nhiều, trẻ không thể thở bằng mũi cũng như tự xì mũi thì cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Chú ý là cha mẹ chỉ nên áp dụng cách này khi cần thiết vì hút dịch mũi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, dẫn tới bội nhiễm. Lưu ý không dùng miệng hút dịch mũi trực tiếp vì có thể gây lây lan vi khuẩn, bệnh ở trẻ càng nặng hơn.

Dùng khăn giấy mềm lau mũi: Cha mẹ nên dùng khăn mềm hoặc dạy trẻ dùng khăn dùng 1 lần lau chùi mũi để tránh cho vi khuẩn xâm nhập lại gây bệnh.

4.2. Chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm mũi họng cấp, đó là nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu dễ nuốt như súp, cháo. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa để trẻ ăn được nhiều hơn và không thấy chán ăn. Tốt nhất là cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Cha mẹ có thể chọn cách hỗ trợ điều trị bằng các bài thuốc dân gian như hoa hồng hấp đường, quất hấp mật ong, gừng, chanh ngâm để giảm đau họng và ho cho trẻ.

4.3. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Chăm sóc bằng cách cho bé bị viêm mũi họng cấp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Chăm sóc bằng cách cho bé bị viêm mũi họng cấp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh và hạ sốt cho trẻ bị viêm mũi họng cấp. Để điều trị bằng thuốc, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để uống đúng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh cho trẻ có thể không hiệu quả, gây nhờn thuốc và bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Các thuốc co mạch cũng có thể giúp xử lý tạm thời tình trạng tắc nghẽn mũi do dịch nhờn, nhưng không nên dùng kéo dài cho trẻ. 

4.4. Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ

Hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm mũi họng cấp sẽ thuyên giảm triệu chứng sau 3 – 5 ngày và khỏi bệnh hoàn toàn sau 7 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên quan sát và theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng của trẻ. Nếu thấy trẻ ho nhiều, thở nhanh, khó thở, sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt mà không hạ hoặc hạ ít, bị chảy mủ ở tai, trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần… thì nên đưa đến bệnh viện ngay. 

5. Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường bao lâu thì khỏi?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường bao lâu thì khỏi?
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường bao lâu thì khỏi?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ thường khởi phát khá sớm sau 1 – 2 ngày nhiễm tác nhân gây bệnh. Tiến triển của bệnh viêm họng cấp khác nhau, tùy vào tác nhân là vi khuẩn hay virus. Nhưng nếu được chăm sóc và điều trị tốt, viêm mũi họng cấp ở trẻ do virus sẽ kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, sau đó triệu chứng sẽ dần biến mất. Nếu sức đề kháng của trẻ tốt và cha mẹ có cách điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh thì trẻ sẽ mau chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe. Ngược lại nếu sức đề kháng của trẻ kém, bệnh có thể kéo dài hơn và còn có nguy cơ cao có biến chứng đến phổi, tim… 

6. Phòng bệnh viêm mũi họng cấp tính cho trẻ em

Biện pháp phòng bệnh viêm mũi họng cấp tính cho trẻ em
Biện pháp phòng bệnh viêm mũi họng cấp tính cho trẻ em

Cha mẹ có thể phòng viêm mũi họng cấp tính cho trẻ bằng các cách sau:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng cho trẻ sau khi ăn, trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy. Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Nhắc trẻ không cho tay lên miệng ngậm hay ngoáy mũi. Thói quen này sẽ khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng.
  • Nếu có điều trị viêm mũi họng thì nên thực hiện đúng chỉ ddingj của bác sĩ để bệnh không tái phát hay phát triển nặng hơn.
  • Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước.
  • Không tự ý nhỏ các thuốc có thành phần co mạch kéo dài cho trẻ.
  • Giữ môi trường sống trong lành, tránh khói bụi, ẩm mốc… cho trẻ.
  • Hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây: người lớn hoặc trẻ em bị bệnh, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

7. Khi nào cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế?

Khi nào cần đưa trẻ đang bị mắc viêm mũi họng cấp đi khám?
Khi nào cần đưa trẻ đang bị mắc viêm mũi họng cấp đi khám?

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu dưới đây thì cha mẹ cần đưa trẻ đi viện càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nặng nề:

  • Trẻ sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không hạ sốt.
  • Trẻ ho nhiều, nhịp thở nhanh, có biểu hiện khó thở.
  • Trẻ có biểu hiện nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ bắt đầu có chảy mủ ở tai.
  • Các triệu chứng bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Bên cạnh cách hỗ trợ điều trị này, cha mẹ có thể chọn cách hỗ trợ điều trị viêm họng bằng xịt họng có thành phần thảo dược an toàn không kém mà còn đem đến hiệu quả điều trị tốt hơn. Xịt họng này có chứa Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách bộ, Xạ can, Húng chanh nên rất an toàn và có thể xịt nhiều lần trong ngày (hơn liều chỉ định), có thể dùng thường xuyên, lâu dài. Đây là sản phẩm có thành phần thảo dược an toàn sử dụng hàng ngày để xịt rửa và dùng hỗ trợ điều trị khi bị viêm mũi họng. Xịt họng sẽ có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau ngứa rát họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn. Làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng. Ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng,… Xịt họng này không chỉ hiệu quả mà còn an toàn khi có thể dùng được cho trẻ em trên 1 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Cha mệ nên chủ động phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ để bảo vệ sức khỏe của con, giúp bé lớn khỏe. Đồng thời phụ huynh cần cho bé tiêm chủng đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi khoa học để tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Bài viết liên quan: Dấu hiệu của bệnh Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh và cách trị an toàn

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.