Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón ba mẹ cần làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
9 Tháng Bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1153

7 tháng tuổi là giai đoạn nhiều bé có thể dễ dàng gặp phải tình trạng táo bón. Do ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu vào giai đoạn tập ăn dặm, chế độ ăn uống đã được bổ sung thêm nhiều món ăn mới hơn. Vậy ba mẹ cần phải làm gì khi bé 7 tháng tuổi gặp phải tình trạng táo bón?

1. Thế nào là trẻ 7 tháng bị táo bón?

Hiện tượng trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Hiện tượng trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Táo bón ở trẻ nói chung có thể hiểu là tình trạng mà phân bị hấp thu lại một phần nước và trở nên rắn hơn khiến trẻ khó chịu khi đi vệ sinh nặng, phải rặn nhiều gây đau rát và thậm chí có thể gây chảy máu. Thông thường, với trẻ 7 tháng tuổi khi gặp tình trạng táo bón, trẻ có thể gặp một số biểu hiện dưới đây: 

  • Thời gian đi vệ sinh kéo dài hơn bình thường;
  • Trẻ có dấu hiệu bị đầy hơi, bụng có cảm giác căng cứng khi ba mẹ sờ vào;
  • Đi đại tiện có biểu hiện khó khăn và một số trẻ có thể có phân dính máu;
  • Một số trường hợp đặc biệt trẻ bị táo bón có thể đi kèm với tiêu chảy. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do phần phân lỏng dễ dàng bị đẩy ra ngoài trước nhưng phần phân cứng vẫn bị kẹt lại trong trực tràng và khó để đẩy ra ngoài. Biểu hiện này có thể khiến nhiều phụ huynh hiểu lầm và nhầm lẫn về tình trạng bệnh của con.

2. Nguyên nhân trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là gì?

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón vì lý do gì?
Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón vì lý do gì?

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón kéo dài có thể khiến trẻ bị hoảng loạn và sợ hãi mỗi lần đi đại tiện, thậm chí có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Do vậy ba mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến con bị táo bón để có những phương án khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị táo bón mà ba mẹ có thể tham khảo dưới đây:

  • Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm mềm và ẩm phân. Do đó khi trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phân có thể sẽ khó thải ra ngoài hơn bình thường. Giai đoạn 7 tháng tuổi rất nhiều bé bị táo bón do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột vì đây là lúc chế độ dinh dưỡng của bé thay đổi do chuyển sang ăn dặm chứ không còn được bú sữa mẹ hoàn toàn như trước. Thêm vào đó, một số trẻ còn phải uống thuốc kháng sinh do mắc các bệnh lý khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ thiếu chất xơ: Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ nhiều protein thiếu chất xơ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.
  • Trẻ không được cung cấp đầy đủ nước: Giai đoạn 7 tháng tuổi trẻ bắt đầu học ăn dặm và không còn được ti mẹ hay bú sữa hoàn toàn. Do đó lượng nước nạp vào cơ thể không đủ có thể khiến cho trẻ bị táo bón.
  • Do chế độ ăn uống bị thay đổi: Giai đoạn bắt đầu bổ sung thêm các bữa ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ có đôi khi sẽ chưa quen với các loại thức ăn mới nên sẽ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Chế độ ăn uống của mẹ: Vì trẻ 7 tháng tuổi vẫn cần được duy trì bú sữa mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ ăn những loại đồ ăn cay nóng, khó tiêu, nhiều đạm và ít chất xơ thì có thể bé sẽ bị táo bón.

3. Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón thì phải làm sao?

Mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi
Mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi

Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón mà ba mẹ có thể đưa ra các phương pháp phù hợp để điều trị tình trạng táo bón ở trẻ. Có một số phương pháp cải thiện chứng tiêu hóa ở trẻ mà ba mẹ có thể áp dụng như sau:

  • Sử dụng sữa công thức phù hợp với trẻ: Ba mẹ cần cố gắng lựa chọn các loại sữa công thức phù hợp với hệ tiêu hóa của con để tránh tình trạng con bị táo bón.
  • Cho trẻ bú sữa đủ với nhu cầu hàng ngày: Ở trẻ 7 tháng tuổi, ba mẹ cần bổ sung cho con khoảng 100ml/kg cân nặng của trẻ. Giai đoạn này, ba mẹ chưa cho trẻ uống nước lọc nên nguồn nước duy nhất đó chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Hướng dẫn trẻ vận động hợp lý: Bên cạnh chế độ ăn uống, ba mẹ cũng nên cho con vận động, vui chơi chơi để quá trình tiêu hóa và đào thải của trẻ tốt hơn.
  • Mát xa bụng cho trẻ: Ba mẹ có thể để bé nằm tay mát xa bụng bé theo hình chữ U để bé dễ chịu hơn.
  • Tập động tác đạp xe: Đây được coi là một trong những phương pháp được nhiều ba mẹ áp dụng, giúp bé chữa táo bón hiệu quả.
  • Ngâm hậu môn nước ấm: Phương pháp này giúp kích thích cơ vòng hậu môn., thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn và khiến trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Với những bé bị táo bón do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột hay những triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa, ba mẹ có thể sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa để hỗ trợ trẻ. Hiện nay, các sản phẩm men tiêu hóa đến từ Hàn Quốc có chứa các thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (dạng FOS) được phân lập từ kim chi Hàn Quốc được rất nhiều ba mẹ ưa chuộng. Sản phẩm có giúp trẻ cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột và tăng cường tiêu hóa nên giúp hạn chế tốt các triệu chứng táo bón ở trẻ.

Trên đây là cách xử lý khi trẻ 7 tháng bị táo bón mà ba mẹ cần biết. Ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để áp dụng đúng phương pháp cải thiện triệu chứng táo bón ở trẻ.

Bài viết liên quan: Trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón mẹ cần làm gì để khắc phục?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.