Trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn bố mẹ nên làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
4 Tháng Năm 2021

Lần cập nhật cuối:
22 Tháng Ba 2022

Số lần xem:
4903

Ở lứa tuổi 14 tháng, trẻ nhỏ đang nằm trong giai đoạn hiếu động, nghịch ngợm để tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy, có thể có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé biếng ăn ở giai đoạn này. Dưới đây là một số gợi ý dành cho các ông bố, bà mẹ để có thể chăm con tốt hơn.

Trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn
Trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn

1. Vì sao trẻ 14 tháng biếng ăn?

Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến của trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều tình trạng xấu đối với trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Từ đó, đưa ra các biện pháp khắc phục đúng đắn và hiệu quả hơn. Giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ trong độ tuổi 14 tháng thường có cân nặng trung bình đạt từ 9-10kg. Vì vậy, nếu trẻ trong độ tuổi này mà nặng dưới cân nặng trên được coi là nhẹ cân, chậm lớn. Mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này của trẻ là do biếng ăn. Vậy nguyên nhân trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn là do đâu? Cụ thể các nguyên nhân mà cha mẹ có thể biết như sau:

1.1. Biếng ăn bệnh lý

Những nguyên nhân do bệnh lý như trẻ bị táo bón, khó tiêu hóa, viêm hô hấp… dẫn đến vấn đề trẻ gặp khó khăn khi nhai, nuốt. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nên không muốn ăn, chán ăn và thường xuyên có dấu hiệu bỏ bữa.

1.2. Biếng ăn tâm lý

Nếu trẻ nhỏ thường xuyên chịu sự trách mắng, quát nạt từ người lớn trong bữa ăn hình thành nỗi sợ hãi trong trẻ. Tâm lý sợ bị mắng trong bữa ăn khiến bé cảm thấy không muốn ăn, chán ăn và lười biếng ăn. Mỗi khi cha mẹ đổi nơi ăn, giờ ăn, đồ ăn…bé đều cảm thấy sợ hãi và tâm lý này sẽ bủa vây lấy bé không chịu dừng lại.

1.3. Ham chơi, quên ăn

Ở giai đoạn này, bé sẽ trong độ tuổi tập đi, tập đứng lên với bé mọi thứ đều rất mới lạ, tò mò. Vì vậy, bé chỉ muốn khám phá để mọi thứ, ham chơi với các loại đồ chơi, trò chơi, đồ vật… thay vì là việc ăn uống của bé.

Hoặc nhiều trường hợp các cha mẹ vừa cho bé ăn vừa cho bé chơi đồ chơi, xem tivi, bé chạy nhảy khi ăn,… khiến cho việc giảm các bài tiết từ dịch tiêu hóa thức ăn. Từ đó, gây ra hiện tượng bé chán và lười ăn uống.

1.4. Do bé mọc răng

Đây cũng có thể là một nguyên nhân phổ biến khiến cho những bé trong giai đoạn 14 tháng tuổi lười biếng ăn uống. Các bé ở trong độ tuổi từ 12-15 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng hàm sữa thứ nhất. Do mới mọc răng nên bé sẽ cảm thấy khá đau đớn, quấy khóc và có biểu hiện chán ăn uống.

1.5. Do khẩu phần ăn chưa hợp lý

Việc ăn quá nhiều một bữa hoặc phân chia các bữa ăn không hợp lý. Các loại thức ăn chưa phong phú, đa dạng…cũng khiến bé cảm thấy chán ăn và không có sự kích thích trong ăn uống.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    2. Trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn, bố mẹ phải làm sao?

    Từ các nguyên đã đưa về tình trạng chán ăn của trẻ như trên, cha mẹ nên giải quyết tình hình này ra sao. Đừng lo lắng, vì những điều này đều có thể được cải thiện và khắc phục bằng những biện pháp cụ thể như sau đây:

    2.1. Không gây áp lực với bữa ăn của trẻ

    Việc gây áp lực cho bé khi ăn không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng, thiếu khoa học. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên ép trẻ trong khi ăn uống. Hơn nữa, cũng không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, vừa vui chơi, Sự thiếu tập trung sẽ khiến trẻ không tập trung ăn uống. Hãy làm theo nguyên tắc ba không với: Không xem tivi, không chạy nhảy, không chơi đồ chơi.

    Ngoài ra, trong giai đoạn này cha mẹ cũng nên cho bé hình thành thói quen độc lập trong ăn uống. Cha mẹ có thể cho bé ngồi vào ghế ăn có thắt dây an toàn. Cho bé tự chọn các loại đồ ăn theo ý thích. Ăn với lượng vừa đủ và theo nhu cầu của bé. Cho bé ăn cùng với cả gia đình để bé cảm thấy hứng thú hơn. Đồng thời, nấu đa dạng các loại món ăn hơn để trẻ cảm thấy thức ăn rất phong phú, đa dạng.

    2.2. Để bé “được” đói

    Cha mẹ nên cho bé có giảm đói mới cho ăn. Nếu bé cảm thấy no thì khi ăn bé sẽ không ăn nhiều mà sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ ăn. Vì thế, sự phân chia giữa các bữa ăn rất quan trọng, nó đảm bảo cho bé có thể ăn uống với một mức phù hợp.

    Thời gian giữa các bữa chính, bữa phụ cần được đảm bảo cách nhau chừng 2-3 giờ. Đặc biệt, nói không với các loại đồ uống, nước ngọt, đồ ăn vặt, nước, sữa… trước khi ăn. Cho trẻ ăn đúng khung thời gian của mỗi một bữa ăn, bao gồm: 30 phút đối với bữa chính và 20 phút đối với bữa phụ.

    Cha mẹ cũng nên khuyến khích và cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, chạy nhảy, leo trèo… để tiêu hao năng lượng tốt hơn. Tuy nhiên, các hoạt động này nên được thực hiện trước 1 giờ cho bé ăn.

    Trẻ 14 tháng biếng ăn
    Trẻ 14 tháng biếng ăn

    2.3. Áp dụng sản phẩm hỗ trợ giúp bé ăn ngon tiêu hóa tốt

    Nếu bé biếng ăn trong thời gian dài từ 1-2 tuổi trở lên rất dễ khiến cho bé ốm yếu, dễ bị ốm vặt. Vì vậy, trẻ sẽ phải dùng các loại thuốc, các loại kháng sinh… điều này có thể khiến cho hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng. Từ đó, gây ra cảm giác chán ăn, không cảm thấy ngon miệng, tiêu hóa và hấp thu các loại dưỡng chất kém.

    Nếu trẻ biếng ăn, cha mẹ có thể thay đổi và áp dụng chế độ ăn uống mới khoa học hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng đến các loại sản phẩm hỗ trợ để bé ăn ngon miệng và hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Trong trường hợp này, cha mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn có nguồn gốc từ tự nhiên để không gây hại đến đường ruột của trẻ như: Kẽm gluconat, Thymomodulin, L-Lysine HCl, Pluriamin, Taurine,… Đây là các thành phần sẽ giúp cho việc kích thích hệ tiêu hóa, miễn dịch, hỗ trợ hấp thu các loại chất dinh dưỡng để bé tăng cân tốt hơn.

    2.4. Để bé khám phá bữa ăn

    Trong các bữa ăn, cha mẹ nên để bé tập quen với việc tự ăn uống, tự lựa chọn các loại đồ ăn. Khi bé tự tay khám phá các loại thức ăn, tự lấy và tự xé, nhai đồ ăn…ban đầu bé sẽ lấy được ít những thức ăn hơn. Tuy nhiên đừng lo lắng, khi bé tự làm quen bằng cách này sẽ giúp cho bé không bị nôn, trớ khi ăn. Ngoài ra, nếu bé cho phép thì cha mẹ cũng có thể đút thêm cho bé ăn.

    Khi ăn, dù cho bé tích cực hay lười ăn uống thì cha mẹ cũng không nên có thái độ quát nạt hoặc bực dọc đối với bé. Những biểu hiện khó chịu này bé có thể cảm nhận được và sợ hãi khi ăn uống đấy.

    2.5. Thay đổi khẩu phần ăn của trẻ

    Thông thường, trẻ trong giai đoạn này cần được cung cấp đủ các loại thực phẩm từ: Thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, ngũ cốc… để đảm bảo các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, nếu cha mẹ đang có tâm lý bằng chỉ nên cho bé ăn các loại thực phẩm đắt đỏ như cá hồi, thịt bò…sẽ khiến cho trẻ chán và lười biếng khi ăn uống.

    Cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ mỗi ngày, mỗi tuần để tránh trùng lặp. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm các loại gia vị, rau thơm để trẻ cảm thấy thơm ngon và hấp dẫn khi ăn hơn. Tùy theo sở thích để cha mẹ có thể cho trẻ ăn các loại cháo, bột hay súp, cơm hạt nhỏ, cơm nắm… để trẻ ăn tốt hơn.

    3. Gợi ý thực đơn cho bé 14 tháng biếng ăn

    Thực đơn cho bé 14 tháng tuổi biếng ăn cần được bổ sung lượng dinh dưỡng một cách hợp lý:

    • Đảm bảo cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính/ngày: ăn cháo, cơm, mì hoặc súp đều được, tương ứng phải tiêu thụ khoảng 100 – 150gr gạo. Đây là nguồn năng lượng chính để đảm bảo cho mọi hoạt động của trẻ.
    • Chất béo có thể cung cấp từ dầu gấc, dầu oliu, dầu thực vật như đậu nành, đậu tương: khoảng 30 – 140gr/ngày. Việc cung cấp chất béo cho trẻ rất quan trọng, nếu thiếu có thể dẫn đến việc kém hấp thu các vitamin A, D, E, K…
    • Chất đạm: khoảng 100 – 120gr/ngày, cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Cần ưu tiên bổ sung các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá, tôm… vì chúng có giá trị cao, đủ các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cũng như giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ với bệnh tật.
    • Rau xanh, hoa quả: tương ứng với khoảng 50 – 100gr để bổ sung các vitamin và khoáng chất cho thể, cần thiết cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Ngoài ra, cung cấp rau xanh, hoa quả còn giúp cho trẻ dễ tiêu hóa, không bị khó tiêu, táo bón…
    • Uống khoảng 600-800ml sữa/ngày (sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai…). Mặc dù, trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu ăn dặm nhưng trẻ vẫn cần đảm bảo lượng sữa tối thiểu trong ngày. Điều này đảm bảo cho trẻ có thể đáp ứng được nguồn năng lượng cho các hoạt động cũng như nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển.

    3.1. Thực đơn 1

    • Nước luộc gà
    • Khô gà xé cay
    • Thịt bò xào nấm kim châm
    • Rau củ luộc
    • Cơm rắc gia vị

    3.2. Thực đơn 2

    • Canh su hào
    • Rau củ luộc
    • Cơm nát muỗi vừng
    • Cá hồi sốt phomai
    • Trứng hấp tôm nấm

    3.3. Thực đơn 3

    • Cơm thịt băm
    • Nui xào tôm đậu hà lan
    • Canh rau ngót thịt băm
    • Rau củ hấp

    Với 3 thực đơn trên đây, cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi và giúp bé ăn uống tốt hơn mỗi ngày. Từ đó, có thể cảm thấy sự đa dạng trong mỗi bữa ăn, hạn chế cảm giác nhàm chán. Ngoài ra, cách trang trí các món ăn đẹp mắt cũng sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú, kích thích bé ăn ngon hơn.

    Bé 14 tháng biếng ăn phải làm sao ?
    Bé 14 tháng biếng ăn phải làm sao ?

    4. Lưu ý khi trẻ 14 tháng tuổi bị biếng ăn

    Vậy khi trẻ nhỏ 14 tháng tuổi biếng ăn cha mẹ nên lưu ý điều gì? Các cha mẹ có thể bỏ túi ngay những điều sau đây để trẻ có thể ăn uống tốt hơn. Hạn chế tối đa việc chán ăn, bỏ bữa nhé!

    4.1. Đảm bảo cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính/ngày

    Từ 14 tháng tuổi trẻ đã ăn dặm và ăn ở mức độ khá nhiều. Đảm bảo cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính sẽ giúp bé có thể làm quen tốt hơn với chế độ ăn uống. Từ đó, giúp bé đi vào chế độ ăn uống khoa học hơn.

    Ngoài các bữa chính, nếu trẻ biếng ăn có thể đan xen các bữa phụ. Thời gian các bữa ăn chính nên được kiểm soát ở trong một khung thời gian nhất định. Có như vậy trẻ mới có thể ăn uống khoa học và có hiệu quả hơn. Hạn chế trường hợp biếng ăn xảy ra.

    4.2. Chất béo

    Chất béo có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hấp thụ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cần chú ý cung cấp chất dinh dưỡng vừa đủ cho bé. Cũng không nên cho bé ăn quá nhiều chất béo vì có thể dẫn đến béo phì.

    Lượng chất béo nên cung cấp cho bé là 30 – 140gr/ngày. Lượng chất béo này là đủ để bé có thể chuyển hóa năng lượng cần thiết. Giúp bé phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần.

    4.3. Chất đạm

    Nên cung cấp cho bé các loại chất đạm từ thực phẩm tươi ngon từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm… Cha mẹ không nên nhầm lẫn giữa việc cung cấp chất đạm và lạm dụng chúng. Vì nhiều cha mẹ tin rằng, các loại thực phẩm đắt đỏ như thịt bò, cá hồi… có nhiều chất đạm hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn chưa đúng đắn. Trẻ nhỏ cần được cung cấp nguồn đạm đa dạng từ các nguồn thực phẩm chúng tôi đã nói ở trên. Vì thế, nếu cha mẹ đang nghĩ rằng chỉ một số thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ là chưa chính xác đâu nhé!

    4.4. Rau xanh, hoa quả

    Các loại rau xanh, hoa quả là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các loại chất cần thiết cho bé. Nguyên nhân là đây là nguồn cung cấp chất xơ, cá vitamin và khoáng chất… cho sự phát triển của trẻ.

    Khi trẻ được cung cấp và đáp ứng đủ nguồn rau xanh, hoa quả trẻ sẽ hạn chế được các bệnh như: Táo bón, đầy hơi, khó tiêu… Giúp cho hệ tiêu hóa đơn nhanh chóng hơn, kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Từ đó, giúp trẻ ăn uống và phát triển khỏe mạnh.

    4.5. Uống khoảng 600 – 800ml sữa/ngày

    Trẻ ở độ tuổi 14 tháng chỉ đang trong giai đoạn tập ăn. Do đó, việc ăn các loại cháo, giúp, bột… là rất cần thiết cho năng lượng hàng ngày. Tuy nhiên, do mới ăn nên bé có thể chưa thích ứng ngay với các loại cháo, bột. Hoặc nếu ăn bé có thể ăn ít, lười ăn hoặc không muốn ăn. Vì vậy, nguồn sữa cho bé cần được đảm bảo ở một mức độ nhất định, đảm bảo các loại dưỡng chất cần thiết.

    Chú ý, cha mẹ cần kiểm soát lượng sữa của bé ở mức độ vừa phải. Lượng sữa cần thiết để đáp ứng cho bé nên được đảm bảo từ 600 – 800ml. Không nên cho trẻ uống nhiều hơn lượng này vì sẽ khiến cho trẻ cảm giác no lâu, khó có cảm giác muốn ăn cháo bột. Điều này sẽ dẫn đến việc biếng ăn của bé nên cha mẹ cần hết sức chú ý, quan tâm.

    4.6. Ngoài ra, bé cần ăn thêm 2-3 bữa phụ

    Cha mẹ nên phân chia các bữa ăn khoa học. Đảm bảo các bữa ăn cách nhau từ 2-3 giờ/ bữa để có thể xen thêm các bữa ăn phụ. Bé cần thêm khoảng 2-3 bữa phụ để đảm bảo năng lượng cho bé hàng ngày.

    Các bé từ 1 – 2 tuổi trung bình sẽ tăng từ 0.2kg về cân nặng và tăng 2cm về chiều cao. Về tốc độ chuyển hóa dao động từ 3,6 – 4 calo/giờ. Vì vậy trẻ sẽ nhanh đối gấp nhiều lần hơn so với người lớn. Trong các bữa ăn của bé cần được đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết từ chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

    Theo đó, tỉ lệ các chất dinh dưỡng nên được đảm bảo như sau: Chất béo 20%, chất đạm 15%, chất đường bột 65%. Vì vậy, năng lượng cần thiết cho bé 14 tháng tuổi cần được cung cấp 110 Kcal/kg cân nặng. Để bé phát triển khỏe mạnh thì cha mẹ nên căn cứ những điều trên để cung cấp cho bé nhé!

    Dù vậy, nhu cầu ăn uống của các bé sẽ có sự khác biệt. Nguyên nhân là mức độ vận động, thể trạng cũng như cân nặng của các bé là khác nhau. Vì thế, cha mẹ cần dựa vào những yếu tố trên để điều chỉnh các bữa ăn, lượng thức ăn nhiều hơn hay ít hơn ở mỗi bữa ăn cần thiết cho bé.

    Bé 14 tháng tuổi biếng ăn
    Bé 14 tháng tuổi biếng ăn

    4.7. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

    Để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các mẹ có thể sử dụng những loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Một trong số các sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường cùng với việc nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng cho trẻ đó là men vi sinh.

    Men vi sinh là các chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ mẹ sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón và các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Men vi sinh cũng giúp con hấp thu thức ăn dễ hơn, ăn ngon miệng hơn đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, sử dụng men vi sinh cho trẻ là một trong những liệu pháp an toàn và tin cậy.

    Tuy nhiên, khi lựa chọn men vi sinh, các mẹ nên tìm hiểu loại men có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công nghệ hiện đại Lab2pro để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ trong lứa tuổi ăn dặm. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

    Như vậy, trẻ 14 tháng tuổi biếng ăn nói riêng và trẻ nhỏ biếng ăn nói chung cần sự quan tâm và chăm sóc đúng cách. Nếu bạn đang băn khoăn không biết phải làm gì khi bé biếng ăn thì đừng bỏ qua những điều mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này nhé! Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm bất kỳ điều gì.

    Phần tiếp theo: Trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.