Theo các chuyên gia nghiên cứu, giai đoạn trẻ từ 1-2 tuổi cha mẹ thường gặp phải tình trạng bé biếng ăn. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này ở trẻ và nếu không được giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ ở bé.

1. Trẻ 1 tuổi biếng ăn có làm sao không?
Đối với bé yêu, khoảng thời gian từ 12 tháng tuổi trở lên là giai đoạn cực kỳ quan trọng, nhất là với việc tăng trưởng về chiều cao cũng như cân nặng của trẻ. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung các thực phẩm cần thiết để cung cấp các dưỡng chất cho sự phát triển này.
Mặc dù trong giai đoạn này, bé vẫn uống sữa mẹ và sữa mẹ vẫn chứa các dưỡng chất, vitamin cũng như các khoáng chất. Tuy nhiên, trẻ cần được bổ sung nhiều hơn các dưỡng chất trên để kịp thời bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết đáp ứng cho sự phát triển của cơ thể.
Vì vậy, trẻ trong giai đoạn 1 tuổi có thể ăn các thực phẩm như rau củ cắt nhỏ, thịt xay hay cơm dã nát… để tăng cường thêm vào thực đơn hàng ngày. Cha mẹ nên cho bé làm quen dần dần với các loại thức ăn, thường xuyên đổi món để trẻ cảm thấy thích ăn và thèm ăn.
Một vài biểu hiện chán ăn của trẻ cha mẹ có thể phát hiện như sau: Trẻ thường lắc đầu tránh né khi cha mẹ bón, thờ ơ với đồ ăn hoặc có thể có những biểu hiện mạnh hơn là nhả thức ăn, không chịu nuốt, ném thức ăn, khóc thét, kêu gào ầm ĩ… nếu bố mẹ ép trẻ ăn.
Vậy nếu trẻ trong giai đoạn 1 tuổi mà bị biếng ăn thì có sao không? Thực tế là:
Trẻ 1 tuổi biếng ăn luôn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh
Như đã nói ở trên, trẻ 1 tuổi gặp tình trạng biếng ăn là rất phổ biến nhưng luôn khiến cho các cha mẹ lo lắng. Nguyên nhân là bởi trong giai đoạn này trẻ cần nạp vào cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Nếu trẻ biếng ăn thì hầu như trẻ sẽ không thể hấp thu bất kỳ dưỡng chất nào. Từ đó khiến quá trình phát triển của bé bị gián đoạn, dẫn đến việc trẻ bị gầy, thiếu chất dinh dưỡng.
Biếng ăn có thể dẫn đến tình trạng bé bị thiếu chất dinh dưỡng, gây nên còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ chậm phát triển.
Điều khiến cho cha mẹ lo lắng hơn cả là khi biếng ăn, lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé bao gồm: Các vitamin, các khoáng chất… không đủ để cung cấp cho các hoạt của trẻ. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng, khiến cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Trẻ sẽ không đạt được đúng chiều cao, cân nặng chuẩn và có nguy cơ bị chậm phát triển, kém thông minh.
Biếng ăn còn khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, hệ miễn dịch, sức đề kháng cũng vì thế mà suy yếu theo. Điều này khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh lý khác nhau, đặc biệt từ các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường tác động.
Vì biếng ăn nên trẻ không thể có sức đề kháng tốt. Khó có thể chống chọi lại các tác nhân gây hại từ thời tiết, môi trường. Trẻ dễ bị ốm, còi cọc, chậm lớn và kém thông minh hơn so với các bạn bè đồng trang lứa.
Chính vì vậy, nếu cha mẹ thấy trẻ chán ăn, thường xuyên bỏ ăn cần phát hiện nhanh chóng để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, có thể phát hiện và xử lý nhanh nhất có thể, giúp trẻ ăn ngon hơn, khỏe mạnh hơn.

2. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn
Bé 1 tuổi chán ăn, lười ăn do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhất là đối với những trẻ đã cai sữa thì biếng ăn là câu chuyện rất đáng lo ngại. Biếng ăn có thể gây ra tình trạng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển. Để giúp trẻ khắc phục được tình trạng này, cha mẹ cần tìm hiểu được các nguyên nhân do đâu trẻ bị biếng ăn. Từ đó có thể đưa ra biện pháp để trẻ ham ăn, mau lớn và khỏe mạnh hơn. Thực tế, một số nguyên nhân khiến bé bị biếng ăn là do:
2.1. Trẻ ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh
Các loại bánh kẹo, nước ngọt hay thức ăn nhanh thường rất hấp dẫn trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ thường sẽ có xu hướng ăn các loại thức ăn này nhiều, không kiểm soát. Nếu cha mẹ không quan tâm đến trẻ, để trẻ ăn thỏa sức trước bữa ăn thì đến đúng bữa trẻ sẽ không còn có cảm giác thèm ăn và ăn đồ ăn như bình thường nữa.
2.2. Ăn nhiều bữa phụ
Cũng giống như nạp quá nhiều các loại đồ ăn sẵn, ăn quá nhiều bữa phụ sẽ khiến cho trẻ luôn có cảm giác no. Vậy nên, đến bữa chính trẻ cũng sẽ có cảm giác chán ăn và không ăn.
2.3. Trẻ mải chơi
Các trò chơi, đồ chơi đầy màu sắc luôn thu hút trẻ. Vì vậy, trẻ thường có xu hướng mải chơi, ham chơi và không muốn ăn. Đây là tâm lý chung của hầu hết mọi trẻ em.
2.4. Bị ép ăn hình thành tâm lý sợ ăn
Khi thấy bé chán ăn, lười ăn uống thì cha mẹ thường có xu hướng ép trẻ ăn. Hệ quả của việc ép trẻ ăn trong khi trẻ chưa muốn ăn đã khiến cho nhiều trẻ cảm thấy rất sợ hãi, mệt mỏi và biến thành tâm lý sợ ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường xuyên gây ra việc biếng ăn của hầu hết trẻ nhỏ, không chỉ riêng ở trẻ 1 tuổi.
2.5. Không quen với chế độ dinh dưỡng mới
Việc thay đổi thực đơn, chế độ dinh dưỡng mới cũng dễ khiến cho trẻ khó thích nghi. Để làm quen với chế độ ăn uống mới trẻ cần có thời gian để thích nghi dần dần. Nếu thay đổi đột ngột, trẻ cũng sẽ không thể quen ngay với chế độ ăn mới và sinh ra cảm giác chán ăn, biếng ăn.
2.6. Thực đơn nhàm chán
Một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua của tình trạng biếng ăn chính là thực đơn ăn của trẻ quá nhàm chán. Việc ăn đi ăn lại một số món, một số loại thực phẩm với những cách chế biến giống nhau và lặp đi, lặp lại khiến cho trẻ không có cảm giác muốn ăn, ham ăn.
2.7. Trẻ mọc răng
Khi trẻ được 1 tuổi thì đây cũng là thời điểm trẻ sẽ mọc răng. Vì vậy, trẻ sẽ thường có các biểu hiện dễ dàng nhận ra như trẻ thường xuyên quấy khóc, hơi sốt,… và nhất là biểu hiện chán ăn. Nguyên nhân là bởi lợi trẻ nứt ra để răng mọc lên nên trẻ thường sẽ bị đau. Chính vì vậy, cha mẹ có thể xem xét xem trẻ có dấu hiệu mọc răng không để biết nguyên nhân trẻ biếng ăn có phải do mọc răng không nhé!

2.8. Trẻ bị táo bón
Táo bón có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ 1 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng táo bón này là do trẻ có chế độ ăn uống thiếu khoa học, không được cha mẹ cho ăn đúng cách, đủ các loại dinh dưỡng cần thiết.
Việc cho trẻ ăn quá nhiều các loại thịt, cá mà thiếu đi các chất xơ như rau, củ, quả…sẽ khiến cho trẻ bị táo bón nghiêm trọng. Điều này không chỉ khiến cho trẻ khó có thể tiêu hóa, đào thải các chất thải ra ngoài cơ thể. Đồng thời, còn khiến cho trẻ bị biếng ăn, không có cảm giác thèm ăn.
2.9. Bị ốm, sốt
Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi, bị ốm, sốt thì trẻ thường sẽ lười vận động, hay quấy khóc. Trẻ cũng sẽ có biểu hiện chán ăn, thường xuyên bỏ bữa. Vì vậy, nếu cha mẹ thấy trẻ bị bệnh và có xảy ra tình trạng chán ăn thì có thể phần nào hiểu nguyên do vì sao rồi đấy!
2.10. Thận yếu, âm hư
Khi các cơ quan, hệ cơ quan của trẻ nhất là thận, gan không được tốt thì trẻ cũng sẽ có dấu hiệu chán ăn, bỏ bê ăn uống. Các thức ăn nạp vào cơ thể trẻ không được các cơ quan trong hệ tiêu hóa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Do đó, cơ thể trẻ bị nóng, táo bón, dẫn đến khô miệng,… Từ đó, dẫn đến cảm giác thèm ăn của trẻ cũng không còn tốt như trước.
2.11. Giờ giấc sinh hoạt thay đổi
Cũng tương tự như việc đột ngột thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi giờ giấc sinh hoạt như ăn, ngủ quá đột xuất mà không có sự thay đổi dần dần cũng khiến trẻ biếng ăn. Nguyên nhân là bởi một thói quen mà trẻ giữ trong thời gian dài như ăn cố định giờ nào, ngủ cố định lúc nào…đến nay không còn nữa sẽ khiến trẻ khó thích nghi. Đồng hồ sinh học của bé chưa kịp điều chỉnh khiến việc ăn uống của trẻ vẫn chưa thật sự tốt.
2.12. Con biếng ăn do bắt chước mẹ
Tình trạng trẻ biếng ăn có thể là do trẻ bắt chước chính mẹ của mình. Trẻ con rất dễ học, bắt chước thói quen của người lớn nên việc trẻ quan sát thấy mẹ không ăn, uống cùng bé sẽ học theo. Vì vậy, để trẻ ăn uống ngon miệng thì cha mẹ có thể ăn uống trông thật ngon miệng và tập trung nhé!
2.13. Bỏ thuốc vào cháo cho trẻ
Cha mẹ thường có suy nghĩ rằng bỏ thuốc vào đồ ăn, nhất là cháo cho trẻ sẽ giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, một “tác dụng phụ” mà các phụ huynh không thể ngờ đến đó chính là điều này sẽ khiến trẻ biếng ăn. Thuốc thường sẽ có vị đắng khiến trẻ không thích. Hoặc cũng có thể thuốc bé không đắng nhưng trẻ vẫn cảm thấy mùi vị nó không giống như bình thường nên cũng sẽ không cảm thấy ham ăn như thường ngày.

3. Các trường hợp đặc biệt bé 1 tuổi biếng ăn
Tình trạng trẻ biếng ăn có một vài trường hợp đặc biệt mà cha mẹ có thể biết đến như sau:
3.1. Trẻ chỉ thích uống sữa mà lười ăn cháo, bột
Từ 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu học ăn cháo, bột. Tuy nhiên, có trẻ 1 tuổi chỉ thích uống sữa mà lại lười nhác không chịu ăn cháo, bột. Đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn này. Nguyên nhân có thể là do: Trẻ mới chuyển sang ăn dặm nên quen thuộc với việc ăn, uống đồ lỏng. Ăn bột, cháo khiến trẻ cảm thấy chưa thể thích ứng được và trẻ cảm thấy khó chịu khi nuốt.
Trẻ không thích ăn do cảm giác ngán ăn từ các loại bột, cháo gây ra. Khẩu vị của trẻ cũng tương tự người lớn. Khi ăn cháo, bột xay nhuyễn quá thường xuyên, không được thay đổi món thì cũng khiến các bé chán ăn.
Khi trẻ bị ốm, mọc răng, không cảm thấy đói bụng…trẻ đều có thể không ăn cháo, bột. Chúng có thể chỉ đòi uống sữa bởi vì sữa sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu và dễ nuốt hơn.
3.2. Bé biếng ăn thích ngậm cháo
Có nhiều nguyên nhân khiến bé thường xuyên ngậm cháo thay vì nuốt bởi:
- Tình trạng ngậm cháo có thể do bé mắc một số bệnh trong người nên dẫn đến việc khó nuốt hoặc nuốt bị đau.
- Nếu cha mẹ thường có thói quen cho trẻ ăn thức ăn đã xay nhuyễn trong một thời gian dài cũng sẽ dẫn đến bé lười nhai. Từ đó, men tiêu hóa không được kích thích nên trẻ sẽ không có cảm giác ham ăn, muốn ăn. Dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn, hay ngậm cháo.
- Các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên do khiến trẻ hay ngậm cháo. Nếu trẻ gặp phải vấn đề này, việc hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn uống.
- Thức ăn không phù hợp với độ tuổi, sở thích, thói quen, hàm răng hoặc một vài loại thức ăn trẻ không thích…đều có thể là trở ngại để trẻ lười biếng khi ăn, dẫn đến việc ngậm không chịu nuốt.
3.3. Trẻ biếng ăn muốn bỏ bữa
Trẻ nhỏ thường có một vài “món tủ” và nhất quyết mong muốn ăn những món đó trong mọi bữa ăn. Nếu trẻ được chiều chuộng quá mức thì khi cha mẹ muốn chuyển sang các món ăn khác cho bé đều khó có thể thực hiện được. Hoặc nếu chuyển đổi thì trẻ không ăn và có xu hướng bỏ bữa.
Cũng có thể trẻ ăn quá nhiều vào hôm trước thì hôm sau liền bỏ bữa. Đây là hệ quả của việc ăn quá độ, không kiểm soát của trẻ. Vì vậy, để tránh tình trạng này, cha mẹ nên cho trẻ ăn có mức độ, không vượt qua một giới hạn nhất định nào đó.
3.4. Trẻ biếng ăn bị nôn trớ khi ăn
Nôn trớ là tình trạng chung có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ, nhất là trẻ biếng ăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:
- Trẻ ăn quá no và ăn xong đã nằm.
- Trẻ bị ép ăn, ép uống sữa quá nhiều nên gây ra hiện tượng trớ khi ăn.
- Trẻ bị buộc ăn những món mình không thích hoặc ăn một món nhiều ngày liên tiếp.
- Một số trẻ cố tình nôn trớ để tránh né việc bị ép ăn uống…

4. Cách chăm sóc trẻ 1 tuổi biếng ăn
Biếng ăn ở trẻ 1 tuổi có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Trước hết, trẻ có thể lười ăn trong thời gian dài và dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng, tụt cân, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng… Nguy hiểm hơn là có thể gây ảnh hưởng đến trí não và sự phát triển của bình thường của trẻ.
Chính vì vậy, khi trẻ biếng ăn nhiều ngày cha mẹ cần tìm cách khắc phục nhanh chóng. Một vài cách chăm sóc trẻ 1 tuổi bị biếng ăn cha mẹ có thể áp dụng như:
4.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 1 tuổi
Ở độ tuổi này, cha mẹ cần cho bé ăn uống phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với trẻ 1 tuổi cụ thể như sau:
- 3 bữa chính bao gồm: Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Trong đó, bữa sáng trẻ có thể ăn cháo bột, phở hoặc mì, nui dành cho trẻ nhỏ. Bữa trưa và bữa tối cần cung cấp thức ăn nhiều chất tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ. Cho trẻ ăn vừa phải với sức ăn của trẻ và tuyệt đối không ép trẻ ăn quá nhiều.
- Thức ăn đáp ứng đúng độ tuổi, mức độ nhai nuốt của trẻ sẽ bao gồm các loại thức ăn như cháo, súp… hoặc một vài trẻ có thể sẽ thích ăn cơm từ khá sớm.
- Rau xanh, hoa quả là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu. Cha mẹ nên cung cấp đủ lượng thực phẩm này từ 50 – 100gr.
- Thức ăn đáp ứng đủ 4 loại dưỡng chất cho trẻ bao gồm: Chất bột là gạo, đỗ…; Chất đạm như thịt, cá, tôm, trứng…; Chấy béo như dầu ăn, mỡ động vật; Nhóm vitamin và các loại chất khoáng cần thiết cho cơ thể bé.
- Đừng quên cho trẻ uống đủ sữa vì trong giai đoạn này trẻ vẫn cần uống sữa để đảm bảo cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết.
4.2. Cách lên thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn
Để lên thực đơn cho bé, cha mẹ cần tham khảo và tìm hiểu thật kỹ các nguồn thông tin chính xác từ các chuyên gia, các trang thông tin có uy tín. Các cha mẹ có thể lưu ý một vài điều như sau để lên thực đơn cho bé 1 tuổi bị biếng ăn tốt nhất:
- Bạn cũng có thể trực tiếp đến thăm khám để nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng từ các bác sĩ.
- Khẩu phần ăn bao nhiêu, năng lượng chữa trong mỗi loại thực phẩm ra sao. Từ đó, kết hợp các loại thực phẩm này với nhau để cung cấp cho trẻ mỗi bữa ăn sao cho phù hợp.
- Cần đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng. Các món ăn không khiến trẻ bị nhàm chán.
- Thường xuyên thay đổi các món ăn để trẻ cảm thấy mới lạ. Trang trí các món ăn để trẻ cảm thấy hứng thú với bữa ăn.
- Cập nhật thường xuyên các món ăn ngon, phù hợp với sở thích của trẻ. Từ đó kích thích trẻ ăn nhiều hơn, không còn cảm thấy ăn uống là sự ép buộc…
Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi mẹ cần đảm bảo sự xuất hiện của các vitamin tan trong dầu. Đây là dưỡng chất có thể giúp cơ thể bé có thể dễ dàng hấp thu hơn. Khi nấu ăn, cha mẹ cũng có thể luộc rau củ và cho thêm vài giọt dầu ăn hòa tan vitamin có trong rau củ.

5. Trẻ 1 tuổi biếng ăn uống thuốc gì?
Các chuyên gia khuyên rằng nếu bé của bạn gặp vấn đề chán ăn thì đừng quá lạm dụng các loại thuốc. Cha mẹ thường có xu hướng nếu thấy trẻ có tình trạng chán ăn sẽ tìm cách mua các loại thuốc kích thích trẻ ăn nhiều, ăn ngon hơn. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các loại thuốc này.
Nguyên nhân là khi dùng các loại thuốc kích thích ăn uống có thể khiến trẻ bị phụ thuộc vào thuốc. Phải có thuốc trẻ mới ham ăn, muốn ăn. Việc sử dụng một loại thuốc quá thường xuyên, thuốc kháng sinh… chưa được sự chỉ định của bác sĩ cũng rất dễ tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ không nên cho bé uống linh tinh các loại thuốc nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
Để có thể sử dụng thuốc biếng ăn cho trẻ 1 tuổi, cha mẹ cần chú ý chọn các loại thuốc uống như sau:
- Thăm khám từ bác sĩ để có thể lựa chọn thuốc uống phù hợp.
- Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết.
- Đảm bảo trẻ không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Kết hợp uống thuốc với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ…
6. Lời khuyên cho mẹ khi trẻ 1 tuổi biếng ăn
Khi trẻ 1 tuổi xảy ra tình trạng biếng ăn, cha mẹ đừng lo lắng mà có thể thực hiện theo những lời khuyên như sau:
- Nên dựa vào sở thích để trẻ ăn uống được thoải mái, dễ chịu và tốt hơn. Cha mẹ có thể khéo léo cân đối các loại chất dinh dưỡng để trẻ có cảm giác thèm ăn uống. Từ đó, trẻ sẽ không cảm thấy chán ăn và muốn bỏ bữa nữa.
- Cha mẹ không nên ép trẻ ăn. Khi thấy trẻ có dấu hiệu chán ăn, muốn bỏ ăn thì cha mẹ nên kiên trì để giúp trẻ thấy hứng thú với các món ăn hơn bằng cách: Trang trí món ăn thật đẹp. Sử dụng các màu sắc bắt mắt khiến trẻ hứng thú. Trêu đùa trẻ thật vui vẻ và thoải mái để trẻ không cảm thấy ăn là gánh nặng…
- Cha mẹ nên cho bé có thói quen ăn uống, vui chơi tách biệt. Tuyệt đối không dùng biện pháp vừa ăn vừa chơi vì như vậy sẽ khiến trẻ sao nhãng trong ăn uống.
- Chú ý quan tâm đến lượng sữa cho trẻ nạp vào cơ thể là bao nhiêu. Cha mẹ chỉ nên cho bé uống trong khoảng giới hạn dưới 500ml/ngày. Nguyên nhân là bởi nếu trẻ uống quá nhiều có thể khiến bé no lâu, không có cảm giác thèm ăn cháo, bột nữa.
- Có quy định sát sao trong mỗi lần ăn uống rõ ràng. Trong đó, bữa chính bé nên ăn không quá thời gian là 30 phút. Bữa phụ bé chỉ nên ăn dưới thời gian 20 phút. Nếu bé vẫn bướng bỉnh, không chịu ăn thì hãy để yên cho trẻ ngồi trên ghế vài phút sau đó mới cho bé ra khỏi ghế ăn.
- Hạn chế cho bé ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt, nước uống có ga… trước khi ăn. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy nó và không còn có cảm giác thèm ăn cháo, bột. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vừa khiến cho bé lười ăn hơn.
- Có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ nếu trong bữa chính trẻ không ăn nhiều. Tuy nhiên, lượng bữa phụ chỉ nên được giới hạn khoảng 2 bữa để bé có thể có cảm giác thèm ăn trong bữa chính của mình.
- Khi gia đình ăn thì cũng nên cho bé ăn cùng để bé cảm thấy vui vẻ, kích thích khi ăn uống. Nhìn các thành viên trong nhà ăn thì bé cũng sẽ cảm thấy phấn khích và ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, các thành viên trong gia đình có thể vừa tạo ra cảm giác quây quần ấm cúng mà bé cũng ăn nhiều hơn.
- Sử dụng men vi sinh cho trẻ giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm tình trạng biếng ăn. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ là điều kiện cần thiết để bé hấp thu dinh dưỡng và phát triển đồng đều cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, các mẹ có thể lựa chọn sử dụng cho bé loại men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc. Là một dạng chế phẩm sinh học, men vi sinh rất được ưa chuộng bởi công dụng vượt trội mà nó mang lại đến hệ tiêu hóa của người sử dụng.
Trong men vi sinh có nguyên liệu chính là từ Kim chi của Hàn Quốc có bao hàm hai thành phần chủ yếu là các lợi khuẩn (probiotics) và chất xơ hòa tan (prebiotics). Các chất xơ hòa tan mang tác dụng như một nguồn “thức ăn” cho các lợi khuẩn để giúp các loại khuẩn này đủ “năng lượng” đi thẳng tới đường ruột và làm nhiệm vụ của nó. Bên cạnh đó, với công nghệ bào chế bao kép LAB2PRO gồm 2 lớp bao bọc sẽ bảo vệ các lợi khuẩn một cách an toàn nhất khi tiến vào cơ thể. Khi mẹ cho bé sử dụng loại men vi sinh này sẽ giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa được các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy lại giúp bé ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Đẩy lùi tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.
Trên đây là những điều bạn có thể biết trẻ 1 tuổi biếng ăn ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như thế nào. Từ những điều đã cung cấp trên đây, chúng tôi tin rằng các bạn đã có thể chăm sóc cho trẻ biếng ăn trong giai đoạn này tốt hơn. Chúc các cha mẹ sẽ chăm sóc bé thật tốt, khỏe mạnh và phát triển toàn diện mỗi ngày.
Phần tiếp theo: Trẻ 13 tháng tuổi biếng ăn
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
