Chớ coi thường khi bị đi ngoài ra nước không đau bụng!

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
5 Tháng ba 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
56439

Đi ngoài ra nước không đau bụng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiêu chảy cấp. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng mất nước và điện giải nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này. Cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe nhé!

Đi ngoài ra nước không đau bụng
Đi ngoài ra nước không đau bụng

1. Đi ngoài ra nước không đau bụng là gì?

Tiêu chảy thường gắn với những cơn đau bụng đi ngoài rất khó chịu, tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân bị đi ngoài ra nước nhưng không đau bụng. Tình trạng này chính là biểu hiện của tiêu chảy cấp.

2. Một số dạng đi ngoài ra nước không đau bụng thường gặp

2.1. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    Do vi khuẩn tụ cầu

    Đây là loại vi khuẩn tồn tại rộng khắp trong môi trường tự nhiên. Có 3 loại vi khuẩn tụ cầu là: tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh, tụ cầu vàng. Trong đó, tụ cầu vàng gây nên triệu chứng ngộ độc thực phẩm và kháng nhiều loại kháng sinh. Chúng có thể gây bệnh cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Loại vi khuẩn này rất dễ sản sinh trong thời tiết nóng bức, vệ sinh kém, sử dụng thực phẩm không đảm bảo. Khi vào cơ thể, chúng giải phóng độc tố và gây tiêu chảy.

    Do trực khuẩn Salmonella

    Bệnh nhân có thời gian ủ bệnh trong khoảng 12 – 36 giờ sau khi ăn. Một số biểu hiện của bệnh như: sốt đột ngột, có thể đau bụng vùng thượng vị, quanh khu vực rốn, tiêu chảy nhiều lần, phân nặng mùi,… Trường hợp bị nặng có thể dẫn đến rối loạn điện giải do mất nước. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng tử vong do trụy mạch.

    2.2. Tiêu chảy dạng tả

    Do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày. Triệu chứng thường gặp là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lẫn nước đục như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt. Bệnh dễ bùng phát thành dịch và có tỷ lệ tử vong cao nếu không chữa trị kịp thời.

    2.3. Tiêu chảy dạng lỵ

    • Lỵ trực khuẩn Shigella: Triệu chứng lâm sàng là sốt, đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy và máu, có thể đau bụng và mót rặn khi đại tiện. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát thành dịch.
    • Vi khuẩn E.coli sinh độc tố ruột: Bệnh nhân có thể nhiễm khuẩn E.coli từ thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh 24 – 72 giờ. Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn nước.
    Không đau bụng nhưng bị tiêu chảy
    Không đau bụng nhưng bị tiêu chảy

    3. Nguyên nhân gây đi ngoài ra nước không đau bụng

    3.1. Ngộ độc thực phẩm

    Người bệnh có thể bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo an toàn, thực phẩm đóng gói có chứa hóa chất, rau phun thuốc trừ sâu… Biểu hiện đặc trưng như nôn mửa, đi ngoài ra nước. Chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.

    3.2. Nhiễm ký sinh trùng

    Ký sinh trùng cũng là nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra nước. Người bệnh có thể bị nhiễm ký sinh trùng khi sử dụng nguồn nước bẩn và thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Trong đó, nguồn nước từ ao hồ, sông, suối, nước giếng… chưa được lọc cặn kẽ qua các quy trình xử lý nước là nơi tích tụ các ký sinh trùng, vi khuẩn. Nếu sử dụng sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

    Bên cạnh đó các loại rau sống, thức ăn tái, tiết canh… cũng chứa nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Do đó, nếu bạn sử dụng những thực phẩm này cũng có nguy cơ cao bị đi ngoài.

    3.3. Sử dụng thuốc kháng sinh

    Thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị một số loại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người. Loại thuốc này giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và giúp cơ thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, vì mang khả năng tiêu diệt các vi khuẩn nên khi sử dụng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt đi các hại khuẩn và cả các lợi khuẩn trong đường ruột, dẫn tới tác dụng phụ như chứng tiêu chảy. Do đó, khi bạn phải điều trị bằng kháng sinh trong một thời gian có thể xuất hiện chứng tiêu chảy, đi ngoài ra nước nhiều lần.

    3.4. Không dung nạp đường lactose

    Trong sữa và các chế phẩm từ sữa có một lượng đường lactose lớn. Để tiêu hóa được loại đường này, cơ thể sẽ tiết ra một loại men là lactase. Tuy nhiên, nhiều người không sản xuất đủ men lactase sẽ dẫn đến trường hợp bất dung nạp đường lactose. Chính vì thế, nhiều người bị đi ngoài ra nước sau khi uống sữa hoặc một số loại bánh kẹo có chứa lactose.

    4. Cơ chế gây đi ngoài ra nước không đau bụng

    Hiện tượng đi ngoài ra nước được chia thành 4 cơ chế, gồm: xuất tiết, thẩm thấu, tăng nhu động và viêm.

    • Xuất tiết: Đây là dạng tiêu chảy không đau bụng do cơ thể bài tiết các men tiêu hóa, dịch cùng các chất điện giải vào trong lòng ruột, khiến cho đại tràng bị quá tải. Dạng này thường gặp khi vi khuẩn tiết độc tố vào hệ thống tế bào niêm mạc ruột.
    • Thẩm thấu: Cơ chế này là do niêm mạc ruột không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn, khiến lượng lớn các chất trong ruột kéo nước vào trong lòng ruột, khiến cho đại tràng quá khả năng hấp thụ.
    • Tăng nhu động: Xảy ra khi nhu đồng đường ruột không có khả năng hấp thụ nước, dẫn tới việc tăng lượng nước trong phân và gây ra tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng.
    • Viêm: Các tế bào biểu mô ruột bị viêm nhiễm, từ đó gây ra tình trạng rò rỉ máu, protein, nước… dẫn tới tiêu chảy.

    5. Biểu hiện của đi ngoài ra nước không đau bụng

    Đi ngoài nhưng không đi kèm triệu chứng đau bụng gọi là tiêu chảy cấp. Biểu hiện bao gồm:

    • Tiêu chảy nhiều lần: Biểu hiện từ việc phân nát không theo khuôn như ngày thường cho đến phân lỏng. Đi ngoài với tần suất liên tục, gấp nhiều ngày thường, có khi chỉ từ 20 – 30 phút/ lần. Đi phân lỏng đục, không đau bụng, không sốt hoặc sốt nhẹ.
    • Mất nước nghiêm trọng: Do đi tiểu thường xuyên và phân lỏng nên tình trạng mất nước sẽ xảy ra. Thường xuyên khát nước, người mệt mỏi, kém sắc, da nhăn nheo, mắt trũng xuống, khô niêm mạc mắt, miệng, da không còn sự đàn hồi, cơ thể uể oải.
    • Buồn nôn và nôn: Một số trường hợp bị tiêu chảy cấp sẽ có triệu chứng buồn nôn nhiều và nổi trội hơn so với tiêu chảy thông thường, chúng thường xuất hiện từ sau 2 – 7 giờ sau khi ăn.
    • Chán ăn: Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Đây là triệu chứng dễ hiểu vì mất nước khiến cho miệng khô, không muốn ăn thức ăn.
    • Biểu hiện toàn thân: Người mệt mỏi và sốt, mất nước, chán ăn, cơ thể không còn sức lực
    Tiêu chảy không đau bụng
    Tiêu chảy không đau bụng

    6. Cách điều trị đi ngoài ra nước không đau bụng hiệu quả

    6.1. Điều trị bằng tây y

    Bù nước điện giải

    Trong điều trị tiêu chảy ra nước việc đầu tiên cần làm là bù nước và điện giải cho cơ thể. Bởi khi đi ngoài nhiều lần, lượng nước trong cơ thể cũng mất dần đi khiến người bệnh mệt mỏi và thiếu sức sống. Vậy nên bạn cần uống nhiều nước hơn để tránh xảy ra tình trạng mất nước nghiêm trọng. Người bệnh có thể sử dụng dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải cho cơ thể nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng oresol, bạn cần pha đúng liều lượng được quy định mới có thể mang lại hiệu quả tốt.

    Uống thuốc kháng sinh

    Trường hợp đi ngoài ra nước do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thì người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh kết hợp với thuốc cầm tiêu chảy. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Việc uống thuốc sẽ giúp giảm lượng dịch bị mất và giảm đi số lần đi ngoài và lượng phân, rút ngắn quá trình bị bệnh. Tuy nhiên, phần lớn thuốc kháng sinh có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây loạn khuẩn sau khi điều trị nên bạn tuyệt đối không được uống thuốc bừa bãi. Đặc biệt, nếu tiêu chảy có kèm máu và sốt thì không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ rất nguy hiểm. Trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

    6.2. Điều trị bằng Đông y

    Lá mơ lông

    Lá mơ lông còn được sử dụng như một vị thuốc giúp trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, khó tiêu và chống co thắt hồi tràng, tiêu chảy. Trong lá mơ lông có chứa các chất như protein, caroten, vitamin C… rất tốt cho hệ tiêu hóa.

    Chuẩn bị 30-50g lá mơ lông, 2 quả trứng gà. Sau đó, đem lá mơ rửa sạch, thái nhỏ và trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Tiếp theo, bạn lót một tấm lá chuối dưới chảo, đổ hỗn hợp lá mơ vào rồi nướng trên bếp. Thực hiện 2 lần/ngày, triệu chứng đi ngoài ra nước sẽ thuyên giảm.

    Hồng xiêm xanh

    Vị chát của quả hồng xiêm xanh chính là phương thuốc cầm tiêu chảy rất hiệu quả. Mặt khác, chất tannin trong loại quả này có đặc tính làm se và cản trở sự bài tiết chất lỏng từ ruột ra. Từ đó, giúp giảm tình trạng đi ngoài ra nước.

    Rửa sạch 1 quả hồng xiêm với nước muối loãng, sau đó cho vào nồi đun với 200ml nước, đến khi còn 1/2 lượng nước ban đầu là được. Người bệnh chia nước hồng xiêm thành 2 phần, uống sau bữa ăn. Thực hiện liên tục trong 3-5 ngày để phát huy tác dụng.

    7. Nên ăn gì và kiêng gì khi đi ngoài ra nước không đau bụng?

    7.1. Đi ngoài ra nước nên ăn gì?

    Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp sẽ giúp người bệnh bổ sung nhiều vi chất, muối khoáng và năng lượng cần thiết giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

    • Người bị tiêu chảy nên ăn các món ăn loãng, tốt nhất là nên ăn cháo, súp và những thực phẩm giàu tinh bột. Bởi chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa, giúp giảm tiêu chảy, nhanh hồi phục sức khỏe.
    • Uống nhiều nước hơn: Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị đi ngoài nhiều lần nên uống nhiều nước hơn bình thường. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…
    • Đối với trẻ nhỏ đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho bé bú và tăng số lần bú. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, chia ra nhiều lần và từng ít một.
    • Sữa chua: Sữa chua là thực phẩm được các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng khi bị đi ngoài. Lợi khuẩn trong sữa chua có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, khắc phục được những triệu chứng khó chịu và giúp điều tiết phân lỏng.
    • Người bệnh cũng thể sử dụng một số thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gà, thịt lợn nạc… Thực phẩm cần được băm, thái nhỏ, nấu nhừ để bổ sung đủ năng lượng, protein, vitamin, làm giảm các kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột, giúp phục hồi sức khỏe.
    • Chuối, đu đủ, ổi, táo, việt quất… là những loại quả vừa ngon miệng vừa giúp bổ sung vitamin và chất điện phân cho cơ thể. Đặc biệt, chuối là loại trái cây được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân sử dụng do chứa các loại carbohydrate dễ tiêu hóa đồng thời rất giàu kali. Ngoài ra, chất pectin trong chuối giúp hấp thụ chất lỏng ở ruột và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.

    7.2. Đi ngoài ra nước nên kiêng gì?

    • Tránh sử dụng như thực phẩm khó tiêu hóa như ngũ cốc nguyên hạt (ngô, các loại đậu…).
    • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh, đồ ăn nhanh: Nên ít dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn để không tăng thêm gánh nặng cho đường ruột và gây tiêu chảy nặng hơn. Các thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, thức ăn nhanh (xúc xích, dăm bông…) được khuyến cáo không nên sử dụng khi đang bị đi ngoài.
    • Không ăn đồ tái sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua, nem chạo… bởi chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng, rất dễ gây đau bụng và làm cho tình trạng đi ngoài trở nên nghiệm trọng hơn.
    • Hạn chế sử dụng các loại hải sản bởi chúng có chứa rất nhiều chất có khả năng gây dị ứng cũng như có một lượng lớn các ấu trùng và ký sinh trùng gây bệnh.
    • Các loại rau sống, giá đậu và những thức ăn nhiều chất xơ nên hạn chế sử dụng bởi chúng sẽ kích thích cơ học đối với dạ dày, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa ở ruột khiến cho tình trạng tiêu chảy diễn tiến nghiêm trọng hơn.
    • Những thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích nên loại bỏ khỏi thực đơn như: cải bông xanh, ớt, đậu Hà Lan, đậu tương, hành sống, tỏi sống…
    • Ngoại trừ sữa chua, bạn nên tránh sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa vì chúng có thể làm cho tình trạng đi ngoài nặng hơn hoặc sinh khí, đầy hơi. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng nên hạn chế sử dụng.
    • Không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga, nước ngọt đóng lon.
    Tiêu chảy nhưng không đau bụng
    Tiêu chảy nhưng không đau bụng

    8. Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy

    Đi ngoài ra nước chủ yếu lây lan do vệ sinh kém hoặc do ăn uống không đảm bảo khiến mầm bệnh “chui” vào cơ thể. Vì thế, để phòng bệnh chúng ta cần phải nghiêm túc thực hiện và tuân thủ nghiêm túc các vấn đề như:

    • Ăn chín, uống sôi: Khi nấu chín thức ăn, nhiều loại vi khuẩn sẽ không thể sống được. Điều này giúp hạn chế việc nhiễm khuẩn đường ruột.
    • Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột từ men vi sinh: Men vi sinh giúp cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn để bảo vệ đường tiêu hóa, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập gây tiêu chảy.

    Sản phẩm men vi sinh chứa thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics là những thành phần tốt cho hệ tiêu hóa của cả trẻ em và người lớn. Bạn nên lựa chọn sản phẩm men vi sinh được bào chế theo công nghệ kép LAB2PRO sẽ mang lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

    • Rửa tay xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh
    • Bảo vệ nguồn nước sạch: Nguồn nước sạch là vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của mọi người. Nếu nước bị ô nhiễm, nước bẩn sẽ là cơ hội cho các vi khuẩn sinh sôi.
    • Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống: Thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách là cách để bảo vệ bản thân.

    Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng. Hi vọng sẽ giúp bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để trang bị và phòng chống căn bệnh này một cách hiệu quả nhất. 

    > Xem thêm: Đi ngoài ra nước màu đen đừng chủ quan

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.