Viêm mũi dị ứng thời tiết nên sử dụng loại thuốc nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
18 Tháng ba 2023

Lần cập nhật cuối:
6 Tháng tư 2024

Số lần xem:
581

Viêm mũi dị ứng thời tiết rất phổ biến hiện nay bởi tình trạng khói bụi, ô nhiễm ngày càng tăng cao. Căn bệnh này thường bùng phát vào một thời điểm cụ thể trong năm nhất là giai đoạn chuyển mùa hoặc mùa lạnh và gây nên những phiền toái đối với người mắc. Vậy viêm mũi dị ứng thời tiết nên sử dụng loại thuốc nào chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Nên dùng thuốc viêm mũi dị ứng thời tiết nào?

Với bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh mà khi thăm khám cho các bệnh nhân các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng số loại thuốc theo đúng tình hình của mỗi người. Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn:

1.1. Thuốc kháng histamin

Bị viêm mũi dị ứng thời tiết có thể dùng các loại thuốc kháng histamin
Bị viêm mũi dị ứng thời tiết có thể dùng các loại thuốc kháng histamin

Đây là loại thuốc được điều chế dưới dạng thuốc viên hoặc dạng xịt. Người bệnh mắc viêm mũi dị ứng thời tiết có thể được kê đơn sử dụng một số loại thuốc kháng histamin như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin, Levocetirizine,… dùng 1 lần/ ngày.

Các loại thuốc kháng histamin theo dạng xịt chỉ được bán theo đơn và thường dùng trước mùa bệnh khoảng 2-3 tuần. Khi sử dụng thuốc này dạng xịt nên chú ý giữ thẳng đầu để tránh lan xuống họng. Ngoài ra có một số loại thuốc kháng histamin có thể gây tác dụng phụ như nhìn mờ, bí tiểu, khô miệng, táo bón…

1.2. Thuốc làm thông mũi

Các loại thuốc làm thông mũi sẽ giúp làm giảm sung huyết, giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi cho nhiều bệnh nhân.Có thể là thuốc viên hoặc thuốc xịt mũi. Một số loại phổ biến là Sudafed, Actifed và Drixoral. Thuốc có thể gây tác dụng phụ gồm tăng huyết áp, mất ngủ, khó ngủ, đau đầu.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc này theo đơn của bác sĩ và không sử dụng quá 7 ngày vì dễ gây viêm mũi do thuốc.

1.3. Thuốc xịt mũi chống viêm steroid

Bác sĩ có thể kê thuốc xịt mũi chống viêm steroid điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Bác sĩ có thể kê thuốc xịt mũi chống viêm steroid điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Với bệnh viêm mũi thời tiết, các bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh sử dụng Các thuốc xịt mũi Beclomethason, Budesonid, Fluticason,… Các loại thuốc này giúp điều trị các chứng viêm mũi dị ứng thời tiết từ trung bình đến nặng với triệu chứng dai dẳng kéo dài.

Khi sử dụng thuốc xịt mũi Steroid, người bệnh cần dùng thuốc thường xuyên trong suốt thời gian bệnh nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Tác dụng phụ của corticoid dạng hít rất hiếm, nếu có thường là khô, kích ứng mũi họng, chảy máu cam.

1.4. Thuốc kháng sinh

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây nhiễm trùng (chủ yếu là vi khuẩn). Khi dùng thuốc, cần sử dụng đều đặn trong thời gian được chỉ định để tránh tình trạng kháng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là Cephalosporin, Sulfonamide,…

2. Biện pháp tránh tái phát viêm mũi dị ứng thời tiết

Cách để tránh tái phát sau khi dùng thuốc viêm mũi dị ứng thời tiết
Cách để tránh tái phát sau khi dùng thuốc viêm mũi dị ứng thời tiết

Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết là cách làm nhanh chóng và có độ hiệu quả cao. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị để tránh tái phát bệnh người bệnh nên phòng tránh bằng các cách như sau:

  • Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ nhất là chăn, ga, gối đệm vì đây là nơi dễ khiến bụi mịn bám vào mũi gây viêm mũi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như: Khói thuốc lá, lông thú nuôi, bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa…
  • Người có cơ địa dị ứng nên tắm rửa, gội đầu và thay quần áo sau khi từ bên ngoài về; tránh những khu vực có nhiều hoa cỏ đang nở hoa,…
  • Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường để tránh tiếp xúc với bụi bẩn và ô nhiễm.
  • Nên sử dụng máy lọc không khí, máy hút ẩm nhất là trong phòng ngủ để làm sạch không khí trong nhà.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin và uống đủ nước.
  • Hãy cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể luôn sảng khoái và có tinh thần.
  • Hãy súc họng, súc miệng và rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tai-mũi-họng.

Có thể phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho thời tiết bằng cách sử dụng xịt rửa mũi có chứa dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, Natri clorid, polysorbate, natri benzoat…sẽ làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết. Ngoài ra khi bị viêm mũi thời tiết hãy kết hợp với xịt mũi chứa thành phần thảo dược Ngũ sắc, Ké đầu ngựa, Tân di hoa sẽ các bạn giảm ngạt mũi, sổ mũi, đào thải dịch nhầy tốt hơn từ đó  hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi thời tiết tốt hơn. Bộ sản phẩm này chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên nên vô cùng an toàn thích hợp với mọi lứa tuổi ngay cả thai phụ và mẹ cho con bú cũng có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn.

Với những chia sẻ trên đây hẳn các bạn đã nắm rõ viêm mũi dị ứng thời tiết nên sử dụng loại thuốc nào. Trong quá trình điều trị tốt nhất các bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị chính xác cũng như kịp thời nhất.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.