Bệnh viêm mũi họng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc virus, với các triệu chứng điển hình như đau rát họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, khàn tiếng, … Để nhanh khỏi bệnh, nhiều người có sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm mũi họng. Tuy nhiên, viêm mũi họng uống thuốc gì an toàn và cần lưu ý gì khi dùng thuốc trị viêm mũi họng để tránh “lợi bất cập hại”?
1. Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm mũi họng?
Viêm mũi họng có cần uống kháng sinh không? Thuốc kháng sinh chữa viêm mũi họng chỉ hiệu quả trong trường hợp nhiễm vi khuẩn hoặc virus nhưng xảy ra bội nhiễm. Bệnh viêm mũi họng thường do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, … song nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A, sử dụng kháng sinh phù hợp sẽ đẩy lùi bệnh hiệu quả và triệt để, hạn chế được biến chứng.
Triệu chứng viêm mũi họng do vi khuẩn thường nặng hơn và kéo dài hơn so với viêm mũi họng do virus hoặc nấm như sốt cao, đau họng, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, đau người, mệt mỏi, … Ngoài ra, vi khuẩn còn gây một số triệu chứng điển hình như sưng đỏ amidan, sưng đỏ họng, tưa lưỡi, lưỡi gà sưng tấy, amidan có đốm trắng, …
Khi được chẩn đoán viêm mũi họng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh và kèm thêm một số thuốc điều trị khác. Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn hiệu quả. Thuốc kháng sinh trị viêm mũi họng chỉ có hiệu quả khi dùng đúng loại, đúng liều và đủ thời gian. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng.
2. Tìm hiểu về những loại kháng sinh chữa viêm mũi họng
Thuốc kháng sinh chữa viêm mũi họng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, rút ngắn thời gian điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
2.1. Amoxicillin
Viêm mũi họng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh Amoxicillin thuốc nhóm beta-lactam, cùng họ với penicillin được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh tai mũi họng hay các bệnh nhiễm khuẩn khác. Thuốc có tác dụng tốt với hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh viêm mũi họng, dễ uống, hấp thu tốt, ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, với những người dị ứng với penicillin nên thông báo với bác sĩ để tránh dùng amoxicillin hay các loại thuốc kháng sinh khác trong dòng để tránh dị ứng.
2.2. Augmentin
Thuốc kháng sinh Augmentin là sự kết hợp đồng thời Amoxicillin và acid clavulanic có tác dụng tốt hơn so với dùng Amoxicillin độc lập. Thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp viêm mũi họng nặng, kéo dài và có nguy cơ biến chứng.
Tuy nhiên, kháng sinh Augmentin là viên thuốc lớn gây khó nuốt, ngoài ra cũng gây khó chịu cho bụng và tiêu hóa nhiều hơn so với Amoxicillin.
2.3. Azithromycin
Thuốc kháng sinh Azithromycin thuốc nhóm Macrolid, thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị viêm mũi họng nói riêng và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nói chung. Thời gian dùng cho một liệu trình cũng ngắn hơn nên loại thuốc này được chỉ định khá phổ biến hiện nay.
2.4. Clindamycin
Thuốc kháng sinh viêm mũi họng Clindamycin thuộc nhóm Lincosamide, thuốc kháng sinh mạnh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn so với các loại thuốc kháng sinh trên nên thường kê đơn cho bệnh nhân viêm mũi họng nặng, có triệu chứng hoặc bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây kháng sinh Clindamycin không còn hiệu quả với vi khuẩn Streptococcus.
3. Dùng kháng sinh chữa viêm mũi họng sai cách gây hậu quả gì?
Thực tế, có rất nhiều người lạm dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi không tuân thủ theo chỉ định, tự ý cho mình là bác sĩ, dược sĩ, sử dụng thuốc điều này dẫn đến những hậu quả khó lường sau đây.
- Kháng kháng sinh: Thuốc kháng sinh nếu không sử dụng đủ liều, đủ thời gian, dùng bừa bãi, sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Các loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc sẽ gây khó khăn trong việc điều trị lần sau và có nguy cơ tái phát bệnh nặng hơn.
- Suy giảm sức đề kháng: Thuốc kháng sinh không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà những lợi khuẩn đường hô hấp cũng đồng thời bị tiêu diệt. Khi đó, người bệnh có thể suy giảm sức đề kháng, mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến nguy cơ bệnh tái phát cao hơn.
- Rối loạn tiêu hóa: Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có lợi và có hại dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến cho người bệnh rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, khi dùng sai cách còn gây đau dạ dày, viêm đại tràng tá tràng, …
- Một số tác dụng phụ khác của kháng sinh khi dùng kéo dài đã được ghi nhận bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, nước tiểu sẫm màu, lú lẫn, sốt, …
4. Một số thuốc khác giúp điều trị triệu chứng viêm mũi họng
Chữa viêm mũi họng không chỉ dùng thuốc kháng sinh mà cần phải kết hợp các thuốc điều trị khác để giúp giảm nhanh các triệu chứng và nhanh khỏi bệnh.
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, cải thiện triệu chứng khó nuốt tốt, tiêu biểu là Aspirin và Paracetamol. Khi sử dụng hai loại thuốc này trong thời gian ngắn sẽ ít gặp tác dụng phụ, hơn nữa triệu chứng được cải thiện tốt tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Thuốc kháng viêm NSAID
Thuốc kháng viêm NSAID giảm các triệu chứng nóng, đỏ, sưng tấy ở vòm họng, đồng thời có tác dụng khá tốt giảm đau, giảm viêm khá tốt. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến đó là Diclofenac và Ibuprofen. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, căng thẳng, ngứa da, … nhưng không nghiêm trọng.
Thuốc kháng viêm Corticosteroid
Viêm mũi họng nặng sẽ cần dùng đến nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid, phổ biến gồm: Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolone,… Khi sử dụng, triệu chứng viêm mũi họng sẽ được cải thiện bao gồm: làm dịu tình trạng sưng tấy họng, giảm phản ứng viêm quá mức ở bệnh nhân bị dị ứng.
Thuốc súc họng
Sau khi đánh răng sử dụng thuốc súc họng có tác dụng làm sạch đường thở, cân bằng độ pH phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc súc họng thường dùng gồm có NaCl, Kẽm sulfat, Acid Boric, NaF, tinh dầu thơm, Menthol, …
Thuốc long đờm
Các thuốc long đờm thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi họng có đờm như N-Acetylcysteine, Bromhexin, …Thuốc có tác dụng giảm độ nhớt của đờm, làm cho dịch đờm dễ đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị viêm mũi họng, để bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng chuyển nặng, kéo dài và giảm số lần mắc bệnh, người bệnh nên lưu ý kết hợp thuốc điều trị và tăng cường đề kháng cơ thể. Với việc tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống hoặc tiêm vaccine được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên trong giai đoạn có nguy cơ cao hoặc đang mắc bệnh thì có thể sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng chứa thành phần thảo dược an toàn gồm Xuyên tâm liên, Thanh hoa hoa vàng, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ, …(Xem chi tiết sản phẩm tại đây)
Đồng thời, sử dụng xịt họng thảo dược chứa thành phần Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà, … cho tác dụng giảm sưng đau rát ngứa họng, giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản, ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây)
5. Lưu ý gì khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm mũi họng?
Thuốc kháng sinh có hiệu quả rất tốt với viêm mũi họng do vi khuẩn, nhất là liên cầu khuẩn dễ gây biến chứng nặng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm mũi họng cần lưu ý thời gian dùng và tác dụng phụ có thể gặp phải.
Thời gian sử dụng thuốc
Thuốc kháng sinh thường sau khi sử dụng một vài ngày, triệu chứng sẽ giảm thấy rõ. Nếu triệu chứng không đỡ sau khi dùng thuốc hơn 3 ngày thì cần thông báo với bác sĩ, có phác đồ điều trị và đổi loại kháng sinh khác.
Thực tế có không ít trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn đã được điều trị và đáp ứng tốt với kháng sinh nhưng bệnh tái phát và kéo dài dai dẳng, do người bệnh không dùng hết liều kháng sinh, tự ý ngưng điều trị và không chăm sóc sức khỏe tốt. Do đó, khi thấy triệu chứng thuyên giảm, vẫn cần tiếp tục dùng kháng sinh điều trị đủ thời gian (thường là 7 ngày) để loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.
Tác dụng phụ có thể gặp
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm mũi họng có thể gây ra tác dụng phụ như dị ứng với thuốc, nổi bọng nước, ngứa, ban đỏ, phù mặt miệng, nguy hiểm hơn là dấu hiệu phù họng gây khò khè, khó thở, khó nuốt. Nếu gặp phải tác dụng phụ như trên cần thông báo ngày cho bác sĩ, để có hướng xử lý kịp thời.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn chọn được thuốc kháng sinh chữa viêm mũi họng an toàn, phù hợp. Và lưu ý sử dụng đủ liều, đủ số lần dùng và thời gian. Đồng thời kết hợp các thuốc điều trị khác và quan trọng hơn nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn