Hướng dẫn sử dụng Ống hít hen suyễn hiệu quả nhất

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
9 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng chín 2024

Số lần xem:
406

Thuốc hít hen suyễn là một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh lý này. Có nhiều loại ống hít hen suyễn và có cách sử dụng khác nhau, người bệnh nên tìm hiểu để sử dụng đúng cách đạt hiệu quả nhất.

1. Tổng quan về điều trị bệnh hen suyễn

Những điều cần biết về bệnh hen phế quản
Những điều cần biết về bệnh hen phế quản

Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến và có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị bệnh. Thuốc dùng trong điều trị hen suyễn dựa trên mục tiêu là:

  • Phác đồ chuyên biệt để điều trị các cơn hen cấp tính bằng cách dãn phế quản và kháng viêm, tránh dẫn đến biến chứng suy hô hấp cấp.
  • Các biện pháp phòng ngừa để tránh tần suất xảy ra cơn cấp tính và giảm thiểu mức mức độ nặng của cơn.

Vì những mục tiêu này mà việc điều trị hen suyễn cần có sự phối hợp giữa thuốc cắt cơn hen, thuốc dự phòng hen, đồng thời kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt để có thể phòng tránh các tác nhân khởi phát cơn hen suyễn tiềm ẩn.

Các loại thuốc chữa hen suyễn đang được chỉ định gồm các nhóm chất chủ vận beta 2, thuốc đối kháng hệ muscarinic, corticosteroid, thuốc ức chế leukotriene và xanthines. Thuốc có sẵn ở dạng hít, xịt, phun khí dung hay viên nén, viên nang và cả thuốc tiêm. Thuốc sẽ được chỉ định sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý trên từng người bệnh. Như vậy các loại thuốc chữa hen suyễn là thuốc chỉ định theo toa và phải được sử dụng đúng theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ. Có thể một số loại thuốc cắt cơn dạng hít hay phun như chủ vận beta 2 và corticosteroid sẽ được mua từ các nhà thuốc tùy vào tần suất lên cơn của người bệnh.

2. Thuốc hít hen phế quản có tác dụng như thế nào?

Thuốc hít giúp giảm triệu chứng hen suyễn tức thời, nhanh chóng
Thuốc hít giúp giảm triệu chứng hen suyễn tức thời, nhanh chóng

Thuốc hít hen suyễn có công dụng là giảm triệu chứng hen khi cơn hen kéo đến. Thuốc thuộc nhóm thuốc giãn phế quản nhanh bao gồm thuốc kích thích thụ thể beta 2 giao cảm và thuốc ức chế thụ thể muscarinic tác dụng ngắn. Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm co thắt cơ trơn phế quản chứ không có tính kháng viêm nên không được xem là có tác dụng điều trị viêm ở những người bị hen suyễn. Thuốc chỉ có thể làm giảm được triệu chứng hen suyễn ở thời điểm hiện tại chứ không ngăn ngừa cơn hen đến trong tương lai hay nói đúng hơn là không thể ngăn ngừa được các đợt hen cấp.

Thuốc hít hen suyễn được bào chế ở dạng hóa hơi đi thẳng vào đường hô hấp qua miệng nên nó tạo ra tác dụng nhanh hơn so với khí dung hay thuốc uống. Đồng thời nhờ việc đi qua đường hô hấp đến phổi nên loại thuốc này có thể giảm được nhiều tác dụng phụ ở đường toàn thân. Thuốc được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với việc cầm tay và tiện mang theo bên người nên người bệnh có thể sử dụng ngay khi cần. [1]

3. Khi nào nên dùng thuốc hít hen phế quản

Thời điểm sử dụng thuốc hít hen phế quản tốt nhất
Thời điểm sử dụng thuốc hít hen phế quản tốt nhất

Nắm được nguyên tắc khi nào nên dùng thuốc hít hen phế quản sẽ giúp người bệnh dùng đúng thời điểm. Thuốc hít hen suyễn được dùng với mục đích dự phòng, kiểm soát hoặc cắt cơn hen. Do đó người bệnh nên dùng thuốc hít hen suyễn khi:

  • Cần giảm triệu chứng mỗi khi cơn hen đến hay nói cách khác là cắt cơn hen.
  • Dự phòng hoặc kiểm soát hen phế quản nếu dùng thuốc trong thời gian dài.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc hít hen phế quản

Có nhiều loại thuốc hít hen suyễn. Mỗi loại có một cách sử dụng khác nhau. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

4.1. Bình xịt định liều

Đây là một dụng cụ cung cấp thuốc hít trên đường hô hấp theo một lượng định sẵn cho từng liều.

Hướng dẫn sử dụng đúng cách ống xịt hen suyễn định liều
Hướng dẫn sử dụng đúng cách ống xịt hen suyễn định liều

Cách sử dụng ống xịt hen suyễn dạng bình định liều:

  • Người bệnh chuẩn bị ống hít bằng cách lắp lọ vào ống, lắc và nhấn thử ba lần. Các lần sau dùng đều như nhau và không cần chuẩn bị.
  • Người bệnh ngậm kín miệng bình rồi từ từ hít vào sâu bên trong và ấn bình xịt cho thuốc đi vào trong.
  • Khi thuốc đã được xịt vào bên trong, hãy nín thở 5 – 10 giây rồi thở ra bình thường.

Ưu điểm của bình xịt định liều so với các loại thuốc hít trị hen hay thuốc xịt hen phế quản khác là có thể dùng cho trẻ em thông qua buồng đệm và có thể kết hợp với mặt nạ. [2]

4.2. Bình hít bột khô

Bình hít này là thuốc dưới dạng bột và cũng được định liều sẵn tương tự như các loại bình xịt định liều.

Cách sử dụng ống hít hen phế quản:

  • Bước 1: Nạp thuốc. Vặn mở nắp bình thuốc ra, vặn đế bình hết cỡ sang phải rồi thả tay để cho đế quay sang trái đến khi nghe thấy một tiếng cạch tức là đã nạp được 1 liều thuốc.
  • Bước 2: Dùng miệng ngậm kín đầu ống hút rồi hít một hơi thật nhanh và sâu, nín thở khoảng 10 giây rồi đậy nắp thuốc lại.

Thuốc này sẽ không thích hợp sử dụng cho người già yếu, trẻ em dưới 8 tuổi hay đang trong cơn khó thở do hen cấp tính.

4.3. Bình hít hạt mịn

Hướng dẫn cách dùng bình hít hạt mịn trị hen suyễn
Hướng dẫn cách dùng bình hít hạt mịn trị hen suyễn

Dụng cụ hít thuốc này có dạng lỏng và cũng được định liều sẵn tương tự như các loại bình xịt định liều hay bình hít bột khô. Điểm khác biệt là một lượng thuốc nhất định theo liều được giải phóng từ dạng lỏng ra ngoài dưới dạng sương mù. Vì thế mà người bệnh có thời gian hít thuốc kéo dài, tạo điều kiện cho thuốc đi sâu vào đường thở.

Cách sử dụng ống hít hen suyễn hạt mịn:

  • Bước 1: Tháo đế ra rồi giữ lấy phần nắp đang đóng, sau đó ấn vào chốt và kéo đế ra.
  • Bước 2: Đưa đầu nhỏ hơn của lọ thuốc vào trong bình xịt rồi đặt bình xịt trên nền cứng, nhẹ nhàng ấn xuống đến khi nghe thấy tiếng tách thì đóng để lại cho tới khi nghe tiếng cạch.
  • Bước 3: Giữ nắp đóng và xoay đế theo chiều mũi tên cho đến khi có tiếng cạch.
  • Bước 4: Mở nắp. Ấn một cái vào nút giải phóng thuốc và đóng nắp lại. Tiếp tục làm như bước thứ 2 đến bước thứ 4 cho tới lúc nhìn thấy phần phun sương thì lặp lại thêm 3 lần nữa.
  • Bước 5: Miệng ngậm vào đầu bình nhưng không được trùm lỗ khí. Hít vào thật sâu kết hợp với ấn vào nút giải phóng thuốc để lại hít vào và nín thở 10 giây.

Người bệnh cần lưu ý khi sử dụng các thuốc hít hen suyễn trên thì với các loại thuốc có chứa steroid, cần súc miệng lại với nước sạch sau khi phun thuốc để loại bỏ phần thuốc dư thừa lắng đọng trong miệng, họng nhằm tránh tác dụng phụ tại chỗ, phải nhổ nước ra, không được nuốt nước này. [3]

5. Sai lầm phổ biến về ống hít hen suyễn

Những điều cần tránh khi dùng ống hít hen suyễn
Những điều cần tránh khi dùng ống hít hen suyễn

Thuốc hít trị hen suyễn cho hiệu quả tức thời, gần như là vật bất ly thân của người bị hen. Nhưng để hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần sử dụng đúng cách, lưu ý tránh một số sai lầm như:

  • Quên lắc ống hít hen suyễn
  • Vị trí ống thuốc hít hen suyễn đúng
  • Hít thở quá muộn hoặc quá sớm
  • Ngậm không chặt
  • Cúi người
  • Sử dụng ống hít rỗng (đã hết thuốc)
  • Vội vàng dùng liều thuốc tiếp theo
  • Quên phun thuốc vào không khí
  • Không thở ra trước khi dùng thuốc
  • Quên kiểm tra vật lạ
  • Thở ra quá nhanh
  • Bỏ qua hướng dẫn sử dụng.

6. Lựa chọn thuốc hít hen phế quản phù hợp để sử dụng

Cách chọn thuốc hít hen phế quản phù hợp
Cách chọn thuốc hít hen phế quản phù hợp

Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc xịt hen suyễn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh, đặc điểm cơn hen và khả năng kiểm soát bệnh hen. Thông thường bác sĩ sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Tính tiện lợi: Một số thuốc hít hen suyễn có ống hít nhỏ, có thể dễ dàng bỏ vào túi và sử dụng nhanh chóng như bình xịt định liều hay bình hít bột khô.
  • Tuổi tác: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không thể sử dụng bình xịt định liều hay bình hít bột khô. Trẻ lớn hơn có thể bắt đầu dùng được bình xịt định liều nhưng cần có thêm buồng đệm, mặt nạ. Người cao tuổi thường khó dùng bình xịt định liều do khó phối hợp động tác.
  • Khả năng phối hợp động tác: Bình xịt định liều thường đòi hỏi cần có khả năng phối hợp động tác tốt hơn so với bình hít bột khô hay bình hít hạt mịn. Tuy nhiên, các dụng cụ này luôn cần phải có khả năng tuân thủ quy trình mở nắp bình, xoay bình hay nạp liều và hít thuốc, nín thở; nhất là thao tác trong phần chuẩn bị thuốc khi dùng lần đầu tiên.
  • Phản ứng phụ: Một số loại thuốc hít có thành phần là steroid có thể gây ra vấn đề như tưa lưỡi, nấm miệng, họng. Do đó, cần chú ý súc miệng sau khi dùng thuốc.
  • Thói quen: Sự lựa chọn của thuốc hít hen và cách dùng còn là thói quen, sở thích cá nhân. Vì vậy, bác sĩ cũng cần lưu ý đặc điểm này trong việc chỉ định thuốc phù hợp với khả năng người bệnh.

Ngoài thuốc xịt hen suyễn thì người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi an toàn, hỗ trợ điều trị hiệu quả. Xịt mũi này gồm có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Với trẻ em bị hen suyễn thì có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Trên đây là 3 loại thuốc hít hen suyễn phổ biến người bệnh có thể tham khảo để sử dụng giúp cải thiện, phòng và giảm nhẹ các cơn hen.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

  • [1] Asthma medications: Know your options: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/in-depth/asthma-medications/art-20045557
  • [2] Asthma inhalers: https://patient.info/chest-lungs/asthma-leaflet/asthma-inhalers
  • [3] Inhalers: https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/8694-inhalers
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận