Mách mẹ lên thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
12 Tháng Mười Hai 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
25530

Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, cha mẹ cần cung cấp những bữa ăn đầy đủ và cân đối về dinh dưỡng. Dưới đây là thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân mẹ có thể tham khảo để giúp con nhanh chóng lấy lại cân nặng chuẩn.

1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Để con bắt nhịp với ăn dặm nhanh, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng
Để con bắt nhịp với ăn dặm nhanh, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng

Khi bé 7 tháng tuổi, bé sẽ bước vào giai đoạn ăn dặm chứ không còn hoàn toàn ăn sữa, bắt đầu khám phá ẩm thực. Lúc này, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi cần đa dạng với 3 nhóm chính là:

  • Tinh bột: Mẹ có thể nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi để cung cấp tinh bột
  • Chất đạm: trẻ 7 tháng tuổi mẹ đã có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của bé chất đạm thông qua thịt lợn, đậu phụ, cá trắng, trứng
  • Chất xơ: nguồn chất xơ cho bé 7 tháng tuổi là rau xanh và hoa quả tươi:
    • Rau xanh: cung cấp lượng lớn vitamin và chất xơ tốt cho bé. Mẹ nên cho bé ăn cải bó xôi, rau ngót, rau dền,… có thể luộc rồi nghiền nhỏ nấu cháo.
    • Trái cây: đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào cho bé.

Một bữa ăn “chất lượng” để giúp trẻ tăng cân vù vù và phát triển toàn diện phải có đủ 3 yêu cầu sau:

1.1. Đảm bảo đủ 4 nhóm chất

  • Nhóm chất bột đường: giúp cung cấp năng lượng và chuyển hóa chất trong cơ thể. Thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai tây, khoai lang…
  • Nhóm chất đạm: Thịt cá, tôm, cua, tàu hũ, các loại đậu… giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể.
  • Nhóm chất béo: Mỡ, dầu, bơ… giúp cung cấp dự trữ năng lượng và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K.
  • Nhóm vitamin, chất xơ: giúp chuyển hóa các chất và tăng cường chất đề kháng, cung cấp vitamin. Rau củ quả, trái cây tươi là những thực phẩm rất giàu vitamin và chất xơ.
Bé 7 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất
Bé 7 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất

>>Xem thêm: Trẻ chậm tăng cân ăn gì để “lớn nhanh như thổi”?

1.2. Lượng thức ăn phải phù hợp với cân nặng của trẻ

Mẹ chú ý tỉ lệ thực phẩm khi nấu ăn cho con. Các món cháo ăn dặm cho bé phải phù hợp với độ tuổi, hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, lượng thức ăn vừa đủ. Tránh để bé ăn quá no, gây cảm giác chán ăn, lười ăn, thậm chí có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Đồng thời, mẹ đừng quên thay đổi các loại thịt như thịt lợn, cá, gà,… kết hợp cùng các loại rau xanh cho bé. Không giai đoạn này không nên cho bé ăn nhiều gia vị.

1.3. Cho con ăn đúng giờ và đủ bữa

Việc ăn đúng giờ đủ bữa mỗi ngày sẽ giúp bé yêu tăng cân đều đều và cũng góp phần hình thành lịch trình khoa học. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên kéo dài bữa ăn của trẻ quá 30 phút, để tạo cho bé thói quen tập trung ăn uống. Thực đơn cho bé 7 tháng chậm tăng cân cần duy trì 2 – 3 bữa chính mỗi ngày và khoảng 800ml sữa/ngày. Khi bé đã quen với ăn dặm, mẹ nên khéo léo đa dạng thực phẩm để tránh tình trạng bé thấy nhàm chán dẫn đến biếng ăn.

Ngoài bữa chính cần bổ sung các bữa phụ cho con với sữa chua, trái cây chín. Từ 19 giờ trở đi, mẹ nên cho bé bú để tránh con bị đói về đêm và quấy khóc. Ngoài ra, trong những bữa ăn mẹ có thể bày một vài loại rau củ luộc chín mềm để bé tự chọn lựa. Đây cũng là cách tập cho bé mút và cắn thức ăn mềm như rau, thịt.

Trên đây là một số món ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo để làm phong phú thực đơn cho con. Bên cạnh đó, để trẻ chậm tăng cân có thể lấy lại được cân nặng tiêu chuẩn, mẹ nên cho bé sử dụng kết hợp men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc. Đây là giải pháp giúp bổ sung lợi khuẩn để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại, đồng thời giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Cha mẹ nên cho bé sử dụng men vi sinh chứa thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics, được bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO. Trong đó, vi khuẩn có lợi Probiotics có tác dụng tăng miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, kích thích tiêu hóa, hạn chế triệu chứng rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến trẻ như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu… Nhờ đó, mà thức ăn khi vào đường ruột sẽ được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Lợi khuẩn này phát huy tối đa tác dụng khi có Prebiotics. Về cơ bản, Prebiotics chính là thức ăn của vi khuẩn có lợi, giúp chúng duy trì sự sống và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra, chất xơ Prebiotics có khả năng tổng hợp một số vitamin và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Nếu các lợi khuẩn có trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày rất dễ bị tiêu diệt khi đi qua dịch dạ dày, thì lợi khuẩn trong men vi sinh được bảo vệ bởi lớp bao kép của công nghệ bào chế LAB2PRO. Điều này giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi và “thức ăn” của chúng hoàn toàn “nguyên vẹn” trước dịch axit của dạ dày. Từ đó giúp tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Nhờ vậy, trẻ sẽ tăng cân nhanh chóng và đều đặn.

Hy vọng những thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi chậm tăng cân trong bài viết sẽ giúp mẹ chế biến ra nhiều món ăn dặm đa dạng và đủ chất để bé ăn ngon lớn nhanh, phát triển toàn diện.

> Xem thêm: Thực đơn cho trẻ 11 tháng chậm tăng cân chuẩn nhất

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.