Thực đơn dinh dưỡng khoa học cho trẻ 11 tháng chậm tăng cân

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
4 Tháng hai 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
36121

Trẻ 11 tháng tuổi, chức năng nhai đã được hình thành và trẻ có thể ăn thêm các món mềm. Thế nhưng vì sao bé vẫn không tăng cân và chậm lớn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và thực đơn cho trẻ 11 tháng châm tăng cân trong bài viết dưới đây nhé!

Thực đơn cho bé 11 tháng chậm tăng cân
Thực đơn cho bé 11 tháng chậm tăng cân

I. Nguyên nhân dẫn đến trẻ 11 tháng chậm tăng cân

Cân nặng trung bình của bé trai 11 tháng tuổi là 9,4kg, chiều cao trung bình là 74,5cm. Còn đối với bé gái cân nặng trung bình là 8,7kg, chiều cao khoảng 72,8cm. (Theo chuẩn của WHO 2007). Nếu bố mẹ nhận thấy tốc độ phát triển của con thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn thì cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục kịp thời.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 11 tháng chậm tăng cân, có thể kể đến như:

  • Trẻ bị ép ăn: Cha mẹ ép con ăn vô tình sẽ tạo cho chúng tâm lý sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, lâu dần sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.- Thực ăn quá đơn điệu, không phù hợp: Việc lặp đi lặp lại một món ăn sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Ngoài ra, những thức ăn cứng, dai khó nhai, nuốt không phù hợp với độ tuổi của con cũng có thể khiến trẻ ngày càng lười ăn. Từ đó, cân nặng của bé sẽ “đứng yên”.
  • Hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả: Các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hấp thụ kém… cũng làm cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ bị chậm tăng cân.
  • Trẻ ham chơi: Trẻ 11 tháng tuổi đã có nhận thức về mọi vật xung quanh, vì vậy chúng thích khám phá và không hứng thú với việc ăn uống. Điều này cũng gián tiếp gây cản trở lớn đến sự phát triển của trẻ.

II. Dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi cần có những gì?

Dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi

Thực đơn 1 ngày đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 11 tháng cần đảm bảo các yếu tố sau:

Trẻ cần khoảng 500ml sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức, sữa tươi…

Bữa ăn của trẻ phải đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu để bé phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần:

  • Tinh bột: Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động hàng ngày của bé. Các loại thực phẩm giàu tinh bột bao gồm: cơm, ngũ cốc, mỳ ống, bột mỳ, khoai…
  • Chất đạm: Nhóm chất này là thành phần không thể thiếu trong việc duy trì chức năng sống của cơ thể. Đồng thời giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như để trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng hơn. Đó là tiền đề giúp trẻ tăng cân hiệu quả. Mẹ có thể bổ sung đạm cho bé từ thịt đỏ, cá biển, tôm…
  • Chất béo: Chất béo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cân nặng của trẻ. Bổ sung chất béo trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể tăng hấp thụ một số vitamin tan trong dầu như vitamin (A, D, E, K). Tuy nhiên mẹ nên cho bé sử dụng các chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, dầu cá…
  • Vitamin và khoáng chất: Các vitamin A, C, K, D và khoáng chất như canxi, kẽm, sắt… có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, giúp trẻ tăng cân hiệu quả. Những chất này còn tham gia vào sự phát triển của mô tế bào, tim mạch, tiêu hóa của cơ thể. Đặc biệt, kẽm không chỉ chuyển hóa năng lượng, còn giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển tốt hơn. Bổ sung đủ kẽm còn giúp trẻ rối loạn vị giác, giấc ngủ.

III. Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 11 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn 11 tháng sẽ cao hơn những giai đoạn trước đó. Đây cũng như một bước tiền đề để trẻ phát triển khỏe mạnh ở các giai đoạn sau.

1. Thực đơn 3 – 4 bữa chính

Bữa ăn chính của trẻ cần đảm bảo có đủ 4 nhóm dưỡng chất chính, thiết yếu. Bao gồm chất tinh bột ( gạo, đỗ, mỳ), có thể là cơm hoặc chế biến mềm như cháo, bột, các loại tinh bột khác như bánh mì, mì sợi…, chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng…), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, hoa quả…).

Khẩu phần ăn của trẻ ở độ tuổi này rơi vào khoảng: 20 – 25g tinh bột, 30 – 40g chất đạm, 10 – 15g rau xanh, 10g dầu ăn.

2. Thực đơn 2 – 3 bữa phụ

Vào các bữa phụ bố mẹ có thể cho con ăn sữa chua, sữa, bún, phở, bánh….các đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa. Ở giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng quan trọng cho trẻ. Bố mẹ nên cho con dùng khoảng 600 – 800ml sữa (trong đó có thể gồm sữa mẹ, sữa công thức, sữa chua…).

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho trẻ ăn trái cây chín hoặc nước trái cây pha loáng vào bữa phụ, khoảng 1 – 2 bữa trong ngày, giúp bé bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

V. Những lưu ý trong chế độ ăn uống của trẻ 11 tháng

  • Không nên cho trẻ uống sữa bò: Trước khi trẻ đủ 1 tuổi thì bố mẹ không nên cho con uống sữa bò. Bởi trong sữa bò có hàm lượng protein và muối khoáng cao, có thể trở thành gánh nặng cho thận còn non yếu của trẻ.
  • Gọt vỏ bỏ hạt khi cho bé ăn trái cây. Vỏ và hạt là 2 bộ phận của quả khiến bé dễ bị hóc hay mắc nghen. Do đó bố mẹ cần loại bỏ sạch vỏ và hạn để bé dễ ăn và tiêu hóa hơn.
  • Không cho bé uống các thức uống có chất kích thích: Cà phê, coca, trà, nước ngọt.. là những đồ uống mà mẹ không nên cho trẻ uống, vì chúng có thể khiến bé bị táo bón, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến đường ruột.
  • Không nên cho bé ăn đồ ăn quá nhiều chất béo: Hàm lượng chất béo quá nhiều trong khẩu phần ăn của trẻ (đặc biệt là chất béo từ mỡ động vật) cũng gây ra gánh nặng cho đường ruột.
  • Tăng cường lợi khuẩn cho trẻ bằng các loại men vi sinh.

Men vi sinh chính là cách làm tăng cường sức khỏe đường ruột tốt nhất. Bởi chúng cung cấp lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, tăng cân và chiều cao đều đặn.

Bố mẹ nên chọn cho trẻ men vi sinh có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi Hàn Quốc, chứa đồng thời 2 thành phần là lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics. Cùng công nghệ sản xuất Lab2Pro tiên tiến để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.

Probiotics trong men có tác dụng tăng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, trung hòa các độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời giúp tổng hợp những vitamin có lợi cho cơ thể.

Những lợi khuẩn này phát huy tác dụng tốt nhất khi có Prebiotics. Đây là chất xơ hòa tan có nguồn gốc từ thực vật, và là “thức ăn” của lợi khuẩn. Chất xơ này có vai trò làm thức ăn đi vào đường ruột được tiêu hóa dễ dàng hơn. Hạn chế tối đa các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ như khó tiêu, đầy hơi, táo báo, tiêu chảy… Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, giúp phát triển nhanh cả về thể lực và trí não.

Còn công nghệ sản xuất Lab2Pro sẽ bảo vệ lợi khuẩn bởi lớp bao kép. Nhờ vậy, chúng sẽ không bị hao hụt bởi dịch axit dạ dày và sống sót khi đến ruột của trẻ.

Ngoài ra, trẻ cũng cần được bổ sung thực phẩm chứa vi chất tốt cho sự tăng trưởng của con, đặc biệt là bộ 3 canxi nano, MK7 và vitamin D3. Đây là 3 dưỡng chất quan trọng giúp bổ sung canxi hỗ trợ xương răng chắc khỏe, tăng trưởng chiều cao, cân nặng ở trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển. Phòng ngừa và hạn chế nguy cơ còi xương, thấp còi.

Thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ 11 tháng chậm tăng cân nhưng cũng đồng thời đảm bảo dinh dưỡng và sự hấp dẫn của món ăn là điều bố mẹ luôn cần ghi nhớ. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp cha mẹ có thêm những kiến thức mới và những món ăn ngon giúp con lớn nhanh và khỏe mạnh. 

> Xem thêm: Mách mẹ cách lên thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.