Nguyên nhân và cách khắc phục táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
3 Tháng Tám 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
748

Táo bón có lẽ là vấn đề rắc rối và gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh có con dưới 1 tuổi. Vậy nguyên nhân và triệu chứng nhận biết là gì? Cách chữa táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.

1. Triệu chứng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

Cha mẹ để ý những triệu chứng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi để xử lý sớm
Cha mẹ để ý những triệu chứng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi để xử lý sớm

Táo bón ở trẻ rất phổ biến, nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan vì tiêu hóa rối loạn sẽ là cản trở lớn đến “giai đoạn vàng” phát triển của con, đặc biệt là táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi.

Do đó, ba mẹ hãy nhận biết sớm các triệu chứng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi để có biện pháp xử trí kịp thời, hiệu quả:

  • Phân khô, cứng có thể thành khuôn với kích thước lớn hơn bình thường nhưng cũng có trường hợp nhiều cục nhỏ, lổn nhổn như phân dê.
  • Thời gian đi cầu lâu hơn bình thường, mỗi lần đi cầu bé thường phải rặn nhiều, mặt mày đỏ bừng, thậm chí khóc nhiều vì đau rát, khó chịu.
  • Phân có lẫn vệt máu bên ngoài, biểu hiện của rách hậu môn.
  • Bụng căng chướng, sờ thấy cứng, khi vỗ có tiếng kêu vang và rõ do các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài, lên men và sản sinh ra khí, gây tình trạng chướng, tức bụng, đau bụng.
  • Lịch đi ngoài của bé thay đổi. Bé đột ngột không đi ngoài không có lý do gì.
  • Bé quấy khóc bất thường. Bé thôi quấy sau khi đi ngoài ra rất nhiều phân.
  • Cảm giác đi ngoài chưa hết phân: Khi phân không được đào thải ra ngoài và bị ứ đọng lại, trẻ sẽ có cảm giác buồn đi cầu nhưng lại đi không được, hay chỉ đi được một ít nhưng chưa hết phân.
  • Đau hậu môn khi đi ngoài do phân cứng và to hơn bình thường, cọ xát vào niêm mạc hậu môn gây đau, tổn thương hậu môn, thậm chí là chảy máu.
  • Phân có mùi khó chịu do phân bị ứ lại lâu trong trực tràng, không tống được ra ngoài nên lên men và sinh khí gây nên mùi khó chịu.

2. Nguyên nhân trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón

Nguyên nhân nào khiến trẻ dưới 1 tuổi bị mắc bệnh táo bón?
Nguyên nhân nào khiến trẻ dưới 1 tuổi bị mắc bệnh táo bón?

Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón là do:

  • Chế độ ăn của mẹ: Trẻ dưới 1 tuổi vẫn được bú sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến con. Nếu mẹ ăn kiêng quá mức, hoặc chế độ ăn quá mặn, chỉ ăn thức ăn khô mà không bổ sung rau xanh, trái cây…; mẹ sử dụng cà phê, rượu bia,… khiến sữa bị “nóng”, dẫn đến táo bón ở trẻ.
  • Trẻ bú mẹ quá ít, chế độ ăn dặm khô khan hoặc không được bổ sung đủ lượng nước nên không đáp ứng đủ nhu cầu chất lỏng của cơ thể, khiến phân cứng và khó đào thải ra ngoài.
  • Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi cũng có thể do căng thẳng, thay đổi môi trường sống, thay đổi thời tiết hoặc đổi người chăm sóc…
  • Bệnh lý: Tuy ít gặp nhưng một số bệnh liên quan đến đại trực tràng, hệ thần kinh, suy dinh dưỡng, thiếu máu,… cũng khiến nhu động ruột bị giảm, thức ăn khó di chuyển trong đại tràng và dẫn tới táo bón.
  • Trẻ dùng sữa công thức: trẻ có thể bị táo bón do không tiêu hóa được thành phần protein có trong sữa công thức. Hơn nữa, việc pha sữa không đúng tỉ lệ, cho bé uống sữa không phù hợp với độ tuổi,… cũng dẫn tới táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Thiếu nước và chất xơ: Trẻ lười uống nước, ăn nhiều chất đạm nhưng lại ít ăn rau xanh và trái cây, khiến cơ thể bị thiếu nước và chất xơ, làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài, gây nên táo bón.
  • Lười vận động: Trẻ ít vận động, chỉ ngồi một chỗ xem ti vi, điện thoại… khiến nhu động ruột ít hoạt động, quá trình co bóp đẩy chất thải ra ngoài sẽ khó khăn hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt… cũng có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón.

3. Điều trị táo bón cho trẻ em dưới 1 tuổi như thế nào?

3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bé dưới 1 tuổi nhanh hết táo bón
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bé dưới 1 tuổi nhanh hết táo bón

Bé dưới 1 tuổi bị táo bón phải làm sao? Với trẻ đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ. Nếu bé đang uống sữa công thức thì cần xem lại cách pha và bảo quản sữa. Nếu cần thiết thì có thể đổi sang loại sữa chứa chất xơ và đạm whey thủy phân sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa và ít bị táo hơn. Đồng thời mẹ cũng cần xem xét lại chế độ ăn của mình, nên uống thêm nước và ăn thêm nhiều chất xơ; tránh sử dụng thực phẩm cay nóng, chất kích thích.

Nếu trẻ đang tập ăn dặm thì cần cho bé uống đủ nước. Bữa ăn cần cân đối các chất dinh dưỡng. Phụ huynh có thể cho bé ăn bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau xanh như mơ, mận, khoai lang, lê, đào, đậu, bông cải hoặc cải bó xôi để phòng ngừa và điều trị táo bón.

Cho trẻ ăn bữa nhỏ, chia thành nhiều bữa trong ngày để tạo điều kiện cho ruột tiêu hóa sữa tốt hơn.

3.2. Massage

Đây là phương pháp điều trị táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi rất có lợi cho sức khỏe của bé. Những động tác massage sẽ kích thích các cơ ruột vận động nhiều hơn để co bóp và đẩy thức ăn xuống hậu môn dễ dàng.

Trước khi xoa bụng cho bé, mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm. Mẹ dùng đầu ngón tay xoa bụng bé thật nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại khoảng 5-10 phút.

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé thực hiện động tác vận động nhẹ nhàng như sau: Cho bé nằm xuống giường, nắm lấy hai chân của bé rồi di chuyển nhịp nhàng như khi đạp xe đạp. Thực hiện động tác này 5-10 phút để làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột của bé.

Đồng thời, mẹ hãy quan sát kỹ, khi thấy bé có biểu hiện muốn đi ngoài như nhăn mặt, rặn,… cần nhanh chóng dùng các biện pháp hỗ trợ để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Massage bụng đơn giản nhưng hiệu quả nhanh khi trị táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi
Massage bụng đơn giản nhưng hiệu quả nhanh khi trị táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

3.3. Cải thiện táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi bằng sản phẩm hỗ trợ

Bé 9 – 10 tháng tuổi bị táo bón cũng là do hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng. Vì vậy, phụ huynh cần tìm cách thiết lập lại trật tự hệ vi sinh vật này thì các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu ở trẻ mới nhanh được cải thiện. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị táo bón cho trẻ, hoặc biện pháp an toàn và lâu dài khác là sử dụng men vi sinh.

Men vi sinh có chứa lượng lớn lợi khuẩn và chất xơ hòa tan sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn có hại, xoa dịu các cơn đau bụng khó tiêu ở trẻ nhỏ. Mẹ nên chọn sản phẩm men vi sinh có chứa chất xơ hòa tan Prebiotics và lợi khuẩn Probiotics thành phần tự nhiên từ kim chi Hàn Quốc và được bào chết từ công nghệ Lab2pro giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng ổn định, bụng dạ êm ái, hết táo bón, phân đẹp.

4. Trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón khi nào nên đi khám?

Nếu bé dưới 1 tuổi bị táo bón lâu và triệu chứng lạ cần đi khám ngay
Nếu bé dưới 1 tuổi bị táo bón lâu và triệu chứng lạ cần đi khám ngay

Triệu chứng táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi thường cải thiện dần sau khi mẹ áp dụng các biện pháp trên. Sau vài lần đi ngoài, phân của trẻ sẽ mềm dần, trẻ đi ị không còn khó khăn như trước. Lúc này mẹ có thể yên tâm sau vài ngày tình trạng của bé sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu con tiếp tục quấy khóc, bỏ bú hoặc có những dấu hiệu sau mẹ nên đưa con đi khám:

  • Trẻ bị táo bón kéo dài nhiều ngày liền.
  • Táo bón tái phát thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
  • Áp dụng đủ các cách trên vẫn chưa thấy cải thiện bệnh.

Hoặc đi kèm những triệu chứng dưới đây không kiểm soát được:

  • Sốt
  • Nôn
  • Máu trong phân
  • Đau bụng
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng
  • Trẻ biếng ăn, giảm cân, suy dinh dưỡng
  • Rò rỉ hậu môn – trĩ.

Cha mẹ hãy chú ý hơn đến các dấu hiệu khác thường ở trẻ để có cách xử lý đúng đắn, tránh tình trạng để táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi trở nặng, phải đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện. Táo bón không khó để khỏi, chỉ cần cha mẹ biết đúng cách và giải quyết kịp thời.

Bài viết liên quan: Trẻ 1 tuổi bị táo bón: Mẹ nên làm thế nào để cải thiện?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.