Sử dụng gừng để giảm béo

Đăng bởi:

Ngày đăng:
24 Tháng Một 2012

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng Mười 2021

Số lần xem:
2956

Hơn 5000 năm trước, người Trung Quốc cổ đại và người Ấn Độ đã coi gừng là “thuốc vạn năng”. Ngày nay hơn nửa số đơn thuốc thảo dược đều dùng gừng. Gừng có lịch sử lâu đời, ít nhất là có 40 tình huống xảy ra phải sử dụng gừng, như: đau bụng ỉa chảy, đau đầu chóng mặt, đau bụng kinh nguyệt và viêm tai (quai bị).

Trong gừng có nhiều thành phần hoạt tính, alcohols trong gừng là chất chống ôxy hóa có hiệu quả chủ yếu, hơn nữa gừng có nhiều tác dụng giảm béo. Gừng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ra mồ hôi, giải độc, còn có thể tăng cường công năng gan, giảm tắc nghẽn động mạch, giảm gần 30% cholesterol trong huyết thanh, trong gừng còn chứa các chất thuộc loại men tiêu hóa có lợi cho tiêu hóa thức ăn protein cao. Một công trình nghiên cứu của Australia đăng trên báo Nghiên cứu về béo phì đã nêu rõ: gừng có thể tăng nhiệt độ, đốt 20% calo. Mặc dù gừng có hình tròn, nhiều nhánh, nhìn không đẹp, nhưng lại là một thức ăn giảm cân có nhiều tác dụng và lại thơm ngon nữa.

Gừng chủ yếu là sử dụng phần củ dưới đất, lá cũng có thể lấy ăn được. Gừng có mùi thơm phức, vị cay gần giống với hạt tiêu, hơi ngọt.

Thường thức nhỏ: Gừng sinh trưởng ở Nhật Bản, các vùng nhiệt đới như Tây Phi, miền Nam Trung Quốc, Việt Nam.

Gừng dùng để ăn thường có 2 loại: gừng non và gừng già. Phần lớn bán ngoài chợ là gừng già, vỏ cứng phải cạo đi. Gừng non không cần cạo vỏ, thường chỉ mua được ở châu Á.

Gừng chứa canxi, phốt pho, sắt, kali và vitamin A.

Bột gừng trộn với ít muối làm thành thuốc đánh răng có lợi cho chân răng, làm cho miệng sạch sẽ.

 

Liều lượng dùng:

Cách ngày thì dùng mấy lát gừng tươi.

Bí quyết nhỏ:

Gừng tươi cứng chắc, căng đầy, vỏ ngoài sạch bóng. Các nhánh gừng càng nhỏ mùi càng thơm.

Ruột gừng có màu vàng nhạt, nhiều nước,còn gừng già thì khô, nhiều xơ. Khi gừng đã biến màu, khô héo, mốc thì không dùng được nữa.

Xung quanh rễ gừng mọc ra những mầm non mùi thơm, hoàn toàn có thể ăn được.

Cố gắng ăn gừng tươi chưa bị khô vì mùi vị của nó tốt hơn, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

Gừng tươi không cạo vỏ, để lạnh có thể giữ được 3 tuần, để đông lạnh có thể giữ được 6 tháng.

Bột gừng phải cho vào lọ thủy tinh đậy kín, để chỗ râm mát, khô ráo. Cất vào tủ lạnh là tốt nhất, có thể giữ được 1 năm.

Cách chế biến:

Khi đun nấu, dùng gừng tươi thay bột gừng để giảm béo.

Dùng cạnh thìa muôi để cạo vỏ gừng, để cạo vỏ mỏng không chạm vào ruột gừng, đỡ lãng phí.

Đập nát mấy lát gừng cho vào cốc nước quất làm cho mùi vị thơm ngon.

Đập gừng tươi rắc lên món khoai tây đã nấu chín.

Đập nhỏ gừng tươi và tỏi để trộn salat.

Gừng đập nhỏ cùng với hạt vừng rắc lên táo, cho vào lò nướng sẽ được một món đồ ngọt thơm ngon.

Rắc một ít gừng tươi thái nhỏ lên đĩa xào thập cẩm, có thể tăng thêm mùi vị.

Chú ý: Gừng có tác dụng làm loãng máu, nếu đang uống thuốc loại này thì không nên ăn gừng.

Cho thêm gừng vào đồ uống buổi sáng để thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể.

 

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời