Mách bạn cách trị sổ mũi đau họng hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng Mười Hai 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
998

Dưới đây là các cách trị sổ mũi đau họng hiệu quả mà bạn nên tham khảo vì sổ mũi đau họng có thể xảy ra với mọi người và biến chứng nếu không điều trị kịp thời. 

1. Sổ mũi đau họng là bệnh gì?

1.1. Cảm lạnh

Cảm lạnh một trong những nguyên nhân gây sổ mũi đau họng
Cảm lạnh một trong những nguyên nhân gây sổ mũi đau họng

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp trên khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hoặc đột ngột thay đổi. Cơ thể bị nhiễm virus (hầu hết là nhóm rhinovirus) nên bạn bị cảm lạnh và từ đó gây ra tình trạng viêm cấp tính ở niêm mạc mũi và hầu họng. Cảm lạnh cũng có thể xảy ra do hệ quả từ thói quen hút thuốc lá, tiếp xúc với không khí lạnh, dị ứng phấn hoa… Dấu hiệu đặc trưng của cảm lạnh là đau cổ họng kèm theo chứng sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ho khan, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi và uể oải nhẹ. 

1.2. Bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm có thể có triệu chứng sổ mũi đau họng. Căn bệnh này thường hình thành và phát triển khi niêm mạc hô hấp phù nề và viêm do cơ thể bị nhiễm virus cúm A, virus cúm B hoặc virus cúm C. Các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường khởi phát một cách đột ngột, phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng và có mức độ tổn thương nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh. Ngoài sổ mũi đau họng thì bạn có thể còn bị sốt cao, rét run, nhức mỏi cơ, mỏi mắt, ù tai, chóng mặt, ớn lạnh, ho, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, uể oải.

1.3. Bệnh viêm họng cấp tính

Bệnh viêm họng cấp tính là tình trạng niêm mạc hầu họng bị tổn thương, phù nề và viêm đột ngột do dị ứng, cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh do virus, nấm và dị ứng gây ra với triệu chứng là ngứa cổ họng, khàn tiếng, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ, ngứa mũi, ho khan, đau đầu… Nếu do liên cầu khuẩn hoặc một số loại vi khuẩn khác, có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như cổ họng sưng nóng, sốt cao, sưng hạch cổ, ớn lạnh, rét run, choáng đầu, đau nhức xương khớp, cơ thể mệt mỏi, mắt nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bệnh xuất hiện do sự xâm nhập của vi khuẩn, bạn cần phải đi khám và uống thuốc kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ vì nếu không điều trị kịp thời thì vi khuẩn có thể sinh sôi, lan rộng thậm chí gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cầu thận, sốt thấp khớp…

1.4. Bệnh viêm mũi dị ứng

Bị nghẹt mũi đau họng cũng có thể do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra
Bị nghẹt mũi đau họng cũng có thể do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra

Bệnh này thường xuất hiện do hít phải không khí lạnh, khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi… với các triệu chứng như đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, đau cổ họng nhẹ, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, sổ mũi. Một số trường hợp còn có thể bị nổi mề đay, phát ban, nổi mẩn, ngứa ngáy. Viêm mũi dị ứng có liên quan đến yếu tố cơ địa nên bệnh thường tiến triển dai dẳng, thường xuyên tái phát khiến hiệu suất lao động và đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

1.5. Bệnh viêm xoang mũi

Đau họng sổ mũi có thể do bệnh viêm xoang gây ra. Bệnh xảy ra và tiến triển do sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn, virus hay do dị ứng khiến mô xoang phù nề, bị viêm, làm quá trình lưu thông dịch tiết gặp vấn đề và bị gián đoạn dẫn đến tình trạng sổ mũi, cảm giác nặng ở vùng mũi, ngứa mũi, đau nhức trán, đau cổ họng, ho, nghẹt mũi…

Ngoài các nguyên nhân gây sổ mũi đau họng kể trên thì bệnh còn có thể do một số bệnh lý hiếm gặp khác gây ra. Lúc này cần đi khám bác sĩ để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. 

2. Dấu hiệu nhận biết sổ mũi đau họng

Một số dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh sổ mũi đau họng
Một số dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh sổ mũi đau họng

Bạn có thể nhận biết tình trạng viêm họng sổ mũi qua một số dấu hiệu nhận biết phổ biến sau:

  • Cổ họng có cảm giác khó chịu, đau rát và cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi thực hiện các hoạt động ăn uống, nuốt nước bọt
  • Lượng dịch tiết hô hấp chảy ra ngoài thông qua mũi hoặc chảy xuống họng gây ứ đờm, viêm nhiễm và phù nề
  • Nghẹt mũi, quá trình lưu dịch tiết ở các xoang diễn ra khó khăn.

Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Hắt hơi liên tục
  • Ho khan, ho có đờm
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Viêm, sưng cổ họng
  • Có cảm giác nặng ở vùng mũi, ngứa mũi
  • Đau nhức trán
  • Chảy nước mắt
  • Khàn tiếng
  • Mất giọng
  • Sốt
  • Đau đầu

3. Các biện pháp điều trị sổ mũi đau họng

3.1. Thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định

Khi bị viêm họng sổ mũi cần thăm khám để được điều trị kịp thời hiệu quả
Khi bị viêm họng sổ mũi cần thăm khám để được điều trị kịp thời hiệu quả

Hầu như các bệnh lý ở đường hô hấp trên có triệu chứng tương đối giống nhau và có tính điển hình không cao. Nên nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng thì có thể nhầm bệnh lý. Do đó bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị đau họng sổ mũi:

  • Nước muối sinh lý: Thường được chỉ định hầu hết trong quá trình điều trị những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Nước muối sẽ có tác dụng làm dịu nhanh cảm giác ngứa ngáy, làm ẩm, giảm phù nề niêm mạc và giúp quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp diễn ra suôn sẻ hơn. Bạn có thể dùng ở dạng xịt mũi hoặc súc miệng. Loại thuốc này được sử dụng ở dạng xịt mũi hoặc súc miệng.
  • Thuốc kháng histamin H1: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng, viêm mũi và viêm xoang do dị ứng. Các hoạt chất có trong nhóm thuốc này khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng ức chế hoạt động của histamin ở thụ thể H1 nên sẽ giúp cải thiện những triệu chứng trên da và đường hô hấp như ngứa cổ họng, đau rát, ho, sổ mũi, nổi mề đay, nghẹt mũi, phát ban…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu sổ mũi viêm họng có kèm sốt cao thì có thể dùng Paracetamol để giảm đau và hạ sốt, một loại thuốc tương đối an toàn nên có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Thuốc xịt mũi có tác dụng co mạch: Naphazolin, Xylometazolin là những loại thuốc xịt mũi có tác dụng co mạch được sử dụng phổ biến sẽ giúp giảm triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Bạn chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc sẽ được dùng khi bạn bị sổ mũi đau họng do nhiễm khuẩn. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị trong 7 – 10 ngày để kiểm soát triệu chứng, hạn chế tình trạng tái nhiễm và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc kháng sinh kép dài vì có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc và tạo điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều rủi ro tiềm ẩn.

3.2. Cách chữa sổ mũi đau họng tại nhà

Với trường hợp sổ mũi đau họng nhẹ thì có thể áp dụng các cách chữa bệnh ngay tại nhà với các cách sau:

Trà chanh mật ong ấm

Uống trà chanh mật ong ấm sẽ giúp tình trạng đau họng sổ mũi được cải thiện
Uống trà chanh mật ong ấm sẽ giúp tình trạng đau họng sổ mũi được cải thiện

Một tách trà chanh mật ong ấm có thể giúp bạn cải thiện tình trạng viêm, phù nề, đau và làm dịu cổ họng do mật ong chứa vitamin, chất chống oxy hóa, hoạt chất có khả năng tiêu diệt nấm men, virus và kháng khuẩn. Chanh lại chứa vitamin C cùng nhiều hoạt chất khác có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, giảm đau và làm loãng dịch tiết hô hấp. Nếu bạn kiên trì sử dụng trà chanh mật ong ấm mỗi ngày có thể cải thiện được triệu chứng đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi và một số triệu chứng khó chịu khác một cách rõ rệt.

Xông mũi với sả và gừng tươi

Tinh dầu từ gừng tươi và sả có tác dụng ức chế các hoạt động của nấm, vi khuẩn, virus có ở niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra còn có nhiều hoạt chất có khả năng cải thiện tình trạng phù nề niêm mạc mũi, các mô xoang và hầu họng, giúp kháng viêm từ sả gừng. Xông bằng nước sả gừng thì sẽ làm loãng dịch tiết hô hấp và giúp cải thiện quá trình lưu thông giữa các xoang, làm giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, ứ đờm ở cổ họng…

Sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có tác dụng giảm viêm, sát trùng rất tốt cho người bị sổ mũi đau họng
Tinh dầu tràm trà có tác dụng giảm viêm, sát trùng rất tốt cho người bị sổ mũi đau họng

Các hoạt chất trong tinh dầu tràm trà có khả năng giảm viêm, sát trùng và cải thiện tình trạng phù nề niêm mạc hô hấp. Bạn có thể xông mũi cùng với tinh dầu tràm trà để phòng ngừa và điều trị sổ mũi đau họng hoặc bạn có thể thêm tinh dầu tràm trà vào máy làm ẩm không khí hoặc vào nước tắm.

Ngoài các biện pháp nêu trên, bạn có thể cải thiện tình trạng sổ mũi và đau họng bằng bộ sản phẩm thảo dược dành cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết (dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên) và xịt rửa mũi người lớn có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết đều có tác dụng xịt rửa mũi giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Cùng với xịt rửa mũi thảo dược còn có xịt mũi trẻ em với thành phần dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysorbate, natri benzoat, PEG, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu long não, nước tinh khiết vừa đủ mang đến công dụng là làm giảm tình trạng sổ mũi, sổ mũi kéo dài, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi trong viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, cảm cúm. Làm thông thoáng đường mũi xoang, đào thải dịch nhầy trong xoang mũi và xoang trán, phòng tránh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, giúp giảm sự phụ thuộc vào thuốc co mạch và corticoid. Xịt mũi người lớn có dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysorbate, natri benzoat, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não, nước tinh khiết vừa đủ có công dụng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, khô mũi, viêm mũi do cảm cúm, làm thông thoáng đường mũi xoang, đào thải dịch nhầy trong xoang mũi và xoang trán, phòng tránh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và cũng giúp giảm sự phụ thuộc vào thuốc co mạch và corticoid.( Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY).

Cuối cùng không thể không nhắc đến xịt họng thảo dược trong bộ sản phẩm cần cho mỗi gia đình. Với thành phần Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết và phụ liệu vừa đủ có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản; phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề: viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng…

3.3. Chế độ chăm sóc cho người bị sổ mũi đau họng

Để có thể giảm nhanh, cải thiện các triệu chứng do sổ mũi đau họng mang lại,. bạn cần chú ý:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay xịt rửa mũi thảo dược có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ dị nguyên, vi khuẩn, nấm men và virus đang tồn đọng trong khoang miệng.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng dịch tiết hô hấp, giảm đau họng và làm dịu niêm mạc. Bạn có thể tăng cường bổ sung các dưỡng chất và lượng nước cho cơ thể bằng các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ nhờ đó giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường điện giải và hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.
  • Nghỉ ngơi: Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà, ăn uống đều độ và giữ ấm cơ thể cũng là cách tránh bụi, phấn hoa, nấm mốc, hóa chất, lông chó mèo, khói thuốc lá…

4. Biện pháp phòng ngừa sổ mũi đau họng

Làm thế nào để phòng ngừa sổ mũi đau họng hiệu quả?
Làm thế nào để phòng ngừa sổ mũi đau họng hiệu quả?

Các biện pháp giúp phòng ngừa sổ mũi đau họng bạn nên lưu ý:

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời, giữ ấm cơ thể và tránh sử dụng đồ uống lạnh khi thời tiết đột ngột thay đổi.
  • Nên bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng và không uống rượu bia.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người mắc những bệnh hô hấp.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng công cộng có nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, axit béo omega-3 và khoáng chất có trong rau củ quả, trái cây, cá ngừ, cá hồi…  Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng đường hô hấp như thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn cay nóng, thực phẩm mặn, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều gia vị, rượu bia, caffeine…
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và tránh làm việc quá mức, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, tránh buồn phiền và lo âu kéo dài.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể và sức đề kháng. 

Nếu biết cách điều trị thì tình trạng sổ mũi đau họng sẽ nhanh chóng được cải thiện và không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. 

Bài viết liên quan:13 nguyên nhân phổ biến đau họng 1 bên và cách điều trị

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.