Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
13 Tháng Mười Một 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
868

Kinh nguyệt bị rối loạn ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến mà hầu như bé gái nào cũng gặp phải sau khi có kinh lần đầu. Do chưa có kinh nghiệm nên rất nhiều bé đều tỏ ra lúng túng và lo sợ trước tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì và một vài biện pháp “gỡ rối”.

Tìm hiểu thông tin về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Tìm hiểu thông tin về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

1. Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là gì?

Ở tuổi dậy thì, hầu như bạn gái nào cũng gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Thông thường, bạn gái sẽ có kinh nguyệt lần đầu vào khoảng 10 đến 15 tuổi. Tùy vào cơ địa của mỗi người, thời gian này sẽ có sự xê dịch nhỏ. Tuy nhiên, nếu sau 17 tuổi kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì hoặc do bệnh lý nào đó.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì xuất phát từ việc cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. Ngoài ra, còn một số yếu tố tác động đến như chế độ ăn uống không hợp lý, thức khuya, căng thẳng vì công việc học tập,…

2. Những biểu hiện thường gặp của rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt của nhiều bạn gái bị rối loạn, không đều với những biểu hiện thường gặp sau đây:

  • Kỳ kinh nguyệt đầu tiên chỉ kéo dài 1-2 ngày, lượng máu kinh ít, đôi khi chỉ thấy những vệt máu. Kỳ kinh nguyệt thứ hai sẽ xuất hiện muộn, có thể cách lần đầu tiên khoảng 40 ngày, thậm chí là vài tháng.
  • Khoảng cách giữa các chu kỳ kinh không đều, có thể 2-3 tháng mới có kinh một lần hoặc 1 tháng có đến 2-3 lần hành kinh, lượng máu kinh chảy nhiều hoặc ít.
  • Đau bụng kinh dữ dội kèm theo nhiều triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, thậm chí là ngất xỉu.
  • Máu kinh có màu sắc khác lạ, có thể có màu đen, nâu đen hoặc vón thành những cục máu đông, mùi hôi,… Trong trường hợp này, bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh phụ khoa.

3. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Hầu hết các trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì đều xuất phát từ những nguyên nhân sau:

3.1. Hormone nội tiết nữ chưa ổn định

Tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt do hormone nội tiết chưa ổn định
Tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt do hormone nội tiết chưa ổn định

Bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể bé gái vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Lúc này, các cơ quan sinh dục, buồng trứng chưa phát triển toàn diện nên việc tiết hormone nội tiết chưa ổn định. Từ đó, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì.

3.2. Tâm lý lo lắng và căng thẳng

Tuổi dậy thì là giai đoạn các bạn gái có rất nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm các bạn gái phải chịu rất nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử,… Điều này thường dẫn tới tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Thậm chí, nhiều bạn gái không xuất hiện kinh nguyệt một thời gian là do stress kéo dài.

Ngoài ra, một vài bạn gái chưa chuẩn bị tâm lý để đón nhận sự thay đổi này của cơ thể nên khi thấy kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ cảm thấy lo lắng và bất an. Tuy nhiên, tới khoảng 16 tuổi, các bạn gái sẽ quen dần với việc “bà dì” ghé thăm hàng tháng.

3.3. Thói quen ăn uống

Bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do thói quen ăn uống chưa tốt
Bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do thói quen ăn uống chưa tốt

Một vài thói quen ăn uống không lành mạnh như bỏ bữa, nhịn ăn, thường xuyên tiêu thu đồ ăn nhanh, dầu mỡ… sẽ dẫn đến các tình trạng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Ngoài ra, tình trạng thừa cân hoặc béo phì cũng sẽ gây ra những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế, bạn gái cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giữ cân nặng ổn định để có kỳ kinh đều đặn.

3.4. Tập luyện thể dục thể thao quá sức

Việc tập luyện thể dục, thể thao quá sức có thể khiến số ngày hành kinh giảm xuống, thậm chí có thể gây mất kinh trong nhiều tháng. Để tránh tình huống này, bố mẹ cần hướng dẫn con chọn môn thể thao phù hợp và có chế độ tập luyện vừa sức để không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

3.5. Các bệnh lý phụ khoa

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể là do các bệnh lý phụ khoa
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể là do các bệnh lý phụ khoa

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì cũng có thể là do các bạn gái mắc phải một số căn bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến,… Đây cũng là thủ phạm dẫn đến hiện tượng rong kinh, bế kinh, chậm kinh,… ở tuổi mới lớn.

3.6. Buồng trứng đa nang

Đây là tình trạng buồng trứng không thể tiết ra được hormone nội tiết tố như bình thường do sự cản trở của các nang trong buồng trứng. Mặc dù căn bệnh này rất ít gặp ở tuổi dậy thì nhưng đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở các bạn gái.

Những dấu hiệu khác của buồng trứng đa nang bao gồm: da nhờn, mụn trứng cá, tăng cân bất thường, thay đổi tâm trạng,… Nếu con xuất hiện thêm những biểu hiện khác ngoài rối loạn kinh nguyệt, phụ huynh phải đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.

4. Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có sao không?

Các biến chứng có thể gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Các biến chứng có thể gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý và còn xuất hiện nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm.

  • Thiếu máu: Khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, nhất là trong trường hợp cường kinh, thì bé gái có nguy cơ thiếu máu rất cao. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, chóng mặt, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bé. Nghiêm trọng hơn nếu cứ thiếu máu trong thời gian dài như vậy sẽ gây nên thiếu máu mãn tính, và những hậu quả liên quan đến tim mạch, thận,…
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Chu kỳ kinh bất thường đôi khi là do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ. Từ đó dễ bị nhiễm khuẩn gây nên những bệnh lý phụ khoa như: viêm buồng trứng, u niêm mạc tử cung, viêm âm đạo…
  • Nguy cơ vô sinh: Rối loạn kinh nguyệt đồng nghĩa với việc buồng trứng không thể sản xuất trứng một cách bình thường, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Đặc biệt, nếu bạn gái bị rối loạn kinh nguyệt do buồng trứng đa nang, bệnh phụ khoa,… thì nguy cơ vô sinh sẽ cao hơn.
  • Bệnh da liễu như nổi mụn trứng cá, mụn bọc viêm: Đây cũng là tình trạng thường gặp khi bạn gái bước vào tuổi dậy thì. Khi hormone nội tiết bị mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, khiến da không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Từ đó làm tăng tiết bã nhờn và dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn trên bề mặt da sinh sôi, gây nổi mụn. Thường gặp nhất là mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm,… ở vùng trán, má.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tuổi dậy thì khi nào cần đi khám nếu gặp phải chứng kinh nguyệt không đều?
Tuổi dậy thì khi nào cần đi khám nếu gặp phải chứng kinh nguyệt không đều?

Theo thống kê, có đến 70% nữ giới ở độ tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu tình trạng này chỉ đơn giản là chậm kinh hay rong kinh và không kèm theo những biểu hiện khác thì không gây nguy hiểm lo, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, khi bị rối loạn kinh nguyệt kèm theo các dấu hiệu bất thường sau đây, thì cần đi thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, xuất huyết bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Máu kinh nguyệt có màu đen, vón cục và lượng ra ồ ạt.
  • Đau bụng dữ dội mỗi khi đến kỳ.
  • Bị rong kinh quá nhiều ngày gây thiếu máu, suy nhược cơ thể…

6. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Biện pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì chủ yếu là thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:

6.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Chữa rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì bằng một chế độ ăn uống hợp lý
Chữa rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì bằng một chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch của cơ thể, mà còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gà, cá… để tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do rong kinh; bổ sung nhóm thực phẩm giúp tăng nội tiết tố như rau củ quả xanh, trái cây, ngũ cốc…

Đồng thời, không ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, hạn chế sử dụng các loại đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày…

6.2. Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bé gái cần có lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng kéo dài.

Phụ huynh cần hướng dẫn con cách sắp xếp thời gian biểu khoa học, ngoài việc học thì cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, không thức quá khuya ảnh hưởng sức khỏe. Giúp con lựa chọn những môn thể dục, thể thao vừa sức, vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa giữ cân nặng bé ổn định.

6.3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhằm hạn chế rối loạn kinh nguyệt trong giai đoạn dậy thì
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhằm hạn chế rối loạn kinh nguyệt trong giai đoạn dậy thì

Ở tuổi dậy thì nhiều bạn gái còn khá bỡ ngỡ trong việc chăm sóc sức khỏe cá nhân, cũng như vệ sinh vùng kín. Vì thế, bố mẹ cần quan tâm và hướng dẫn con cách vệ sinh đúng cách như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ có nồng độ pH phù hợp.
  • Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • Trong những ngày hành kinh, nên thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 tiếng/lần ngay cả khi lượng máu kinh rất ít để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Chọn quần lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt. Không mặc quần lót bó sát vào vùng kín.

6.4. Sử dụng các thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Đối với bé gái tuổi dậy thì, mục tiêu quan trọng là giúp giảm các triệu chứng khó chịu của rối loạn kinh nguyệt và giúp chu kỳ kinh nhanh ổn định. Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, phụ huynh cần giúp trẻ bổ sung và điều hòa nội tiết tố một cách an toàn, hiệu quả như bổ sung estrogen thảo dược.

Estrogen thảo dược được chứng minh tốt nhất hiện nay là EstroG-100 được bào chế từ 3 loại cây thuốc quý của Hàn Quốc là Tục đoạn, Cách sơn tiêu và Đương quy. Loại estrogen thảo dược này đã được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ, Bộ Y tế Canada chứng nhận an toàn và cho hiệu quả vượt trội gấp 3 lần estrogen thông thường.

Bổ sung nội tiết tố thảo dược EstroG-100 kết hợp với Pregnenolone (tiền nội tiết tố được bào chế từ củ mài) giúp kích thích cơ thể sản xuất hormone Progesterone nội sinh cùng 1 số nội tiết tố khác để cân bằng với lượng Estrogen. Từ đó giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách an toàn và hiệu quả.

Qua bài viết này, hy vọng bạn gái đã hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40: Nguyên nhân và cách cải thiện

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.