Probiotics được biết đến là những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vậy probiotics có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa? Nguồn lợi khuẩn probiotics có ở đâu? Hãy cùng chuyên gia trả lời những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
1. Probiotics là gì?
Probiotics là tập hợp các vi khuẩn sống có lợi, tương tự như các vi sinh vật có lợi tự nhiên trong ruột. Những vi khuẩn này thường được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Probiotics được tìm thấy trong khoang miệng, ruột, âm đạo của con người và trong thực phẩm cũng như các chất bổ sung như sữa chua, phô mai, sữa lên men, đậu tương lên men và một số loại nước hoa quả, đồ uống từ đậu nành.
2. Một số loại probiotics phổ biến
Probiotic gồm nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau. Dưới đây là một số loại probiotic thường gặp như:
2.1. Khuẩn Bifidobacterium
Bifidobacterium chiếm khoảng 90% số lợi khuẩn trong đường ruột của con người, chủ yếu là ruột già. Chủng lợi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường axit dạ dày và dịch mật, khả năng bám dính lên tế bào niêm mạc ruột tốt. Nhờ đó, giúp kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn có hại và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bifidobacterium animalis cũng là loài vi khuẩn được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thực phẩm bổ sung cho con người và động vật.
2.2. Khuẩn Lactobacillus
Lợi khuẩn này thường được tìm thấy trong ống tiêu hoá của con người, động vật có vú khác và trong sản phẩm thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, kim chi… Lactobacillus plantarum có khả năng sinh ra acid lactic, giúp kiểm soát nấm và các vi khuẩn có hại. Nhờ đó, giúp khôi phục sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Mặt khác, chúng còn có tác dụng chuyển lactose thành acid lactic, giúp phòng ngừa và ngăn chặn các rối loạn tiêu hóa, hạn chế dị ứng do cơ thể không dung nạp được lactose.
2.3. Khuẩn Bacillus
Trực khuẩn Bacillus có ở mọi nơi trong tự nhiên. Khi gặp điều kiện bất lợi, chúng có khả năng tạo ra bào tử hình cầu, để tồn tại trong trạng thái “ngủ đông”. Bào tử của chúng có khả năng chịu được pH thấp của dạ dày, rồi đi đến ruột và nảy mầm tại phần đầu của ruột non. Đây là đặc điểm quan trọng trong ứng dụng sản xuất probiotics từ Bacillus subtilis.
3. Vai trò của probiotic
3.1. Tác động đến hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột
Trong đường ruột của chúng ta tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi cơ thể khỏe mạnh, khi lợi khuẩn phát triển một cách tự nhiên, chúng sẽ kìm hãm vi khuẩn có hại. Thế nhưng vì một số yếu tố tác động như sử dụng kháng sinh, chế độ ăn không đảm bảo,… làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu, hại khuẩn sẽ sinh sôi và gây bệnh. Lúc này, lợi khuẩn sẽ phát huy tác dụng chống lại những vi khuẩn xấu và khôi phục trạng thái bình thường.
3.2. Tác động đến hệ miễn dịch
Phần lớn hệ thống miễn dịch của cơ thể nằm ở đường tiêu hóa. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta vô tình tiếp nhận các chất độc hại và sản sinh ra các tế bào lạ. Chúng sẽ tích tụ lại và tạo mầm mống để gây bệnh. Lúc này, lợi khuẩn sẽ tổng hợp các kháng thể IgA, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, xử lý các tế bào lạ, báo hiệu cho tế bào chủ để làm giả phản ứng viêm và chống lại một số dị ứng của cơ thể.
3.3. Tác động trên mô biểu bì ruột
Probiotics có khả năng bám dính trên biểu mô thành ruột và đại tràng. Nhờ đó, giúp đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô, tạo ra lớp chất nhầy để ngăn ngừa hại khuẩn xâm nhập, giảm viêm nhiễm do viêm ruột cấp và mạn tính.
3.4. Tác động đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng
Lợi khuẩn có khả năng tiết enzym, sản xuất acid lactic giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, probiotics phát triển tự nhiên trong đường ruột sẽ giúp phòng ngừa và giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…
3.5. Một số vai trò khác đối với cơ thể
- Chống ung thư: Các vi khuẩn probiotic có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư bàng quang. Ngoài ra còn có tác dụng khử chất độc gây ung thư có trong cơ thể và làm chậm sự phát triển của các khối u bướu.
- Probiotics có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, làm giảm huyết áp cao.
- Chống đông máu
- Probiotics có thể cải thiện sức khỏe tâm thần
- Probiotics giúp tăng cường tâm trạng
- Giúp cải thiện sau chấn thương sọ não
4. Cơ chế hoạt động của probiotics trong hệ tiêu hóa như thế nào?
Quá trình tiêu hóa bắt đầu khi thức ăn đi vào miệng rồi tới dạ dày và ruột. Các vi sinh vật trong ruột có nhiệm vụ hoàn thành nốt quá trình tiêu hóa. Chúng hoạt động theo cơ chế tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, loại bỏ các vi khuẩn có hại có thể gây bệnh, lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tùy từng chủng lợi khuẩn mà tác dụng mang lại khác nhau như:
- Kích thích sản xuất kháng thể IgA dạng nhầy, kích thích việc sản sinh tại chỗ các cytokines chống viêm nhiễm và giảm sự sản sinh ra loại cytokine tiền viêm, làm giảm những dấu hiệu viêm tại chỗ cũng như trên toàn cơ thể.
- Bài tiết các chất kháng khuẩn để ức chế sự sản sinh của vi khuẩn gây bệnh.
- Thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T
- Tiết ra kháng sinh nội sinh, làm lành các tổn thương tại cơ quan nơi vi khuẩn có lợi sinh sống
- Kích thích cơ thể sự sản xuất enzyme tiêu hóa
- Ngăn chặn độc tố ngấm vào máu và đào thải độc tố theo phân.
5. Cách sử dụng probiotics trong điều trị bệnh lý tiêu hóa
5.1. Bệnh tiêu chảy
Các nghiên cứu đã chứng minh, các chủng lợi khuẩn Lactobacillus có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do Rotavirus hoặc điều trị bằng kháng sinh. Hơn nữa, chúng cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em và người lớn. Do đó, bổ sung probiotics từ thực phẩm hoặc chế phẩm như men vi sinh sẽ giúp giảm tiêu chảy hiệu quả.
5.2. Táo bón
Lợi khuẩn probiotics giúp ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng táo bón bằng cách giúp làm mềm phân. Ngoài ra, chúng còn làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn, tăng số lần đi ngoài và tạo điều kiện để phân di chuyển một cách dễ dàng hơn.
5.3. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích thường xảy do sự phát triển quá mức của hại khuẩn, nhạy cảm với thức ăn, rối loạn nhu động ruột… Trong khi đó, càng có nhiều bằng chứng cho thấy, chủng lợi khuẩn Bifidobacterium giúp làm giảm triệu chứng khó chịu ở bụng, đầy hơi và chướng bụng. Chính vì vậy, việc bổ sung chế phẩm probiotics có thể giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích ở cả trẻ em và người lớn.
5.4. Bệnh viêm ruột
Lợi khuẩn probiotics trong các chế phẩm men vi sinh có khả năng điều hòa phản ứng viêm, giúp làm giảm các triệu chứng viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng men vi sinh đơn thuần trong điều trị bệnh viêm ruột cần phải theo phác đồ của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị.
6. Sử dụng probiotics không đúng chỉ định có gây hại gì không?
Probiotics mang lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng probiotics để điều trị bệnh thì cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn. Bởi nếu lạm dụng chế phẩm sinh học này hay sử dụng không đúng cách sẽ dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.
Các tác động có thể có hại của probiotics là gây nhiễm trùng, nhiễm ngoại độc tố sản xuất từ các chủng vi sinh vật tiêu thụ vào và cả gây chuyển gen kháng kháng sinh từ các vi sinh vật này sang các vi sinh vật thường trú trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm còn có thể xảy ra khi các sản phẩm bào chế của probiotics không đảm bảo thuần khiết do có chứa thêm các chủng vi sinh vật khác nên có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe.
Chính vì vậy, để bổ sung probiotics hiệu quả và an toàn, bạn cần tìm kiếm những sản phẩm được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép, được phân phối bởi công ty uy tín. Tốt hơn hết vẫn là nên bổ sung nguồn lợi khuẩn đến từ các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như kim chi Hàn Quốc. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn loại men vi sinh được bào chế theo công nghệ bao kép LAB2PRO và có thành phần gồm cả probiotics (lợi khuẩn) và prebiotics (chất xơ hòa tan). Đây là một trong những dòng sản phẩm có chức năng cũng như công nghệ sản xuất vượt trội nhất hiện nay.
Probiotics trong men vi sinh này gồm nhiều chủng như: E.faecium, L.casei, L.acidophilus,… Mỗi loại lợi khuẩn này có một vai trò ở mỗi vị trí khác nhau của đường tiêu hóa như làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy, tăng cường khả năng hấp thu, tăng tổng hợp vitamin, ngăn ngừa những rối loạn tiêu hoá xảy ra do điều trị kháng sinh, hạn chế táo bón, cải thiện chứng bất dung nạp lactose… Cùng với lợi khuẩn, men vi sinh còn có chất xơ hòa tan Prebiotic, đóng vai trò là thức ăn của các vi khuẩn có lợi, giúp chúng sống được trong hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, công nghệ bao kép LAB2PRO hiện là công nghệ hiện đại nhất trong việc sản xuất men vi sinh. Công nghệ này khắc phục được những nhược điểm của quá trình sản xuất thế hệ cũ, giúp lợi khuẩn sống sót khi đi qua dịch axit dạ dày và có thể phát huy tối đa tác dụng của mình.