Hiện nay, ước tính trên thế giới có khoảng 500 triệu người bị loãng xương. Với tình trạng dân số già hóa cùng sự gia tăng của các yếu tố như sử dụng thực phẩm không đủ canxi, thiếu vận động, tiếp xúc ít với ánh nắng mặt trời, nguy cơ mắc loãng xương đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, y học ngày càng phát triển đã đem tới nhiều phác đồ điều trị loãng xương hiệu quả, giúp người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
1. Phác đồ điều trị loãng xương
Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường xảy ra ở người già và phụ nữ sau mãn kinh. Người mắc loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra gãy xương. Các vị trí thường gãy là xương cánh tay, xương đùi, xương hông và xương cột sống. Phác đồ điều trị loãng xương sẽ như sau:
Trước hết, để chẩn đoán bệnh loãng xương, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm:
- Đo mật độ xương: Đây là phương pháp sử dụng tia X hoặc chụp CT để xác định hàm lượng canxi và khoáng chất trong xương. Từ đó đánh giá tình trạng xương mỏng, yếu, hay giảm khối lượng xương.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: Giúp kiểm tra nội tiết tố và xác định nguyên nhân gây loãng xương.
Sau khi đã chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị loãng xương phù hợp với từng bệnh nhân. Có hai phương pháp chính được sử dụng trong điều trị loãng xương là: phương pháp không sử dụng thuốc và phương pháp dùng thuốc.
- Phương pháp không sử dụng thuốc: Phương pháp này bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống để bổ sung canxi và các loại thực phẩm giàu canxi như sữa chua, cá, đậu, hạnh nhân và rau xanh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt bằng cách tập luyện thường xuyên, tránh những tác động có thể gây nguy hiểm đến xương.
- Phương pháp dùng thuốc: Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung canxi và vitamin D thông qua viên uống. Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc chống hủy xương và thuốc tăng cường tạo xương (tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể).
Đối với những bệnh nhân có biến chứng, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp khác như điều trị giảm đau, hoặc điều trị gãy xương bằng cách đeo nẹp, phẫu thuật, thay đốt sống nhân tạo, hoặc bơm xi măng sinh học vào thân đốt sống.
Điều trị loãng xương thường là một quá trình lâu dài và yêu cầu sự theo dõi, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Kiểm tra mật độ xương và đánh giá hiệu quả điều trị là những bước quan trọng để định hướng điều trị tiếp theo. Bệnh nhân cần được điều trị trong khoảng vài năm và sau đó đánh giá sự tiến triển của bệnh, cũng như mức độ đáp ứng với thuốc điều trị. Từ đó, các bác sĩ sẽ có căn cứ để đưa ra phương án điều trị tiếp theo.
2. Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh loãng xương
Trong quá trình chăm sóc người bệnh loãng xương, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và ngăn chặn sự tiến triển nghiêm trọng. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, áp dụng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Nên chọn những thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng và sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến. Đối với người lớn tuổi, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và nghiền nhỏ thức ăn để tiêu thụ dễ dàng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung một số loại thuốc bổ.
Thứ hai, vận động cơ thể cũng rất quan trọng để tăng cường sức khỏe xương. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tập các bài tập phù hợp và khởi động kỹ trước khi tập. Đối với người cao tuổi, không nên tập những bài tập có cường độ mạnh, nên thay đổi tư thế một cách nhẹ nhàng.
Thứ ba, bệnh nhân mắc loãng xương cần phòng tránh bị té ngã, đặc biệt là người cao tuổi. Để giảm thiểu tình trạng này xảy ra bạn cần lưu ý:
- Không để bệnh nhân ra ngoài một mình hoặc di chuyển trên các con đường nguy hiểm.
- Đảm bảo ánh sáng đầy đủ trong các khu vực trong nhà để tránh nguy cơ vấp ngã.
- Duy trì sàn nhà khô ráo và gọn gàng, có thể trải thảm để giảm nguy cơ trơn trượt.
- Trang bị tay vịn ở cầu thang và trong phòng tắm.
- Hỗ trợ người bệnh trong việc di chuyển lên xuống cầu thang.
- Lựa chọn giày có đế chống trượt.
- Cẩn trọng khi sử dụng một số loại thuốc có thể gây hoa mắt hoặc chóng mặt.
Bằng cách chú ý đến những yếu tố trên, chúng ta có thể tạo ra một môi trường an toàn và chăm sóc tốt cho người bệnh loãng xương, giúp họ kiểm soát bệnh và duy trì sức khỏe xương tốt.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân mắc loãng xương có thể kết hợp sử dụng sản phẩm có công dụng giảm loãng xương và giúp xương chắc khỏe dẻo dai. Đặc biệt, nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần là bộ 3 Canxi nano, MK7, Vitamin D3 kết hợp cùng các khoáng chất như Kẽm Nano, Đồng, Magie, DHA, Boron Silic, Mangan, Quercetin.
Đây đều là những khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt có tác dụng hỗ trợ tăng mật độ xương, cải thiện tình trạng loãng xương, hỗ trợ hiệu quả cho người bị đau nhức xương, gãy xương do loãng xương.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã nắm được phác đồ điều trị bệnh loãng xương một cách cụ thể nhất. Đồng thời, hãy luôn biết cách phòng ngừa bệnh, chăm sóc bản thân để luôn có một hệ xương khớp khỏe mạnh.
Bài viết liên quan: 6 Bài tập thể dục cho người loãng xương dễ thực hiện
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn