Nguy cơ rình rập khi dùng thuốc giảm béo

Đăng bởi:

Ngày đăng:
1 Tháng Một 2012

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười 2021

Số lần xem:
1591

Mặc dù Cục quản lý Dược – Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định số: 120/QĐ-QLD ngày 14/4/2011 về việc rút số đăng ký của thuốc do phản ứng có hại, theo đó tất cả các thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine ra khỏi danh mục các loại thuốc được cấp số đăng ký thông hành trên thị trường Việt Nam tuy nhiên, qua đợt kiểm tra mới đây của các cơ quan chức năng đã phát hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang hiện diện một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có chưa hoạt chất nguy hiểm này.

Theo thông tin từ Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, rất nhiều sau khi sử dụng thực phẩm chức năng có trong thành phần hoạt chất Sibutramine đã phải nhập viện trong tình trạng sức khỏe và tính mạng bị đe dọa. Hoạt chất Sibutramine có tác dụng giúp những người béo phì giảm cân, nhưng lại đặc biệt nguy hiểm với người tiêu dùng, nhất là những người có tiền sử bệnh huyết ám và tim mạch. Các sản phẩm này gây nhiều chứng rối loạn nguy hiểm cho cơ thể chúng đe dọa sức khỏe và tính mạng người sử dụng.

Theo TS. Nguyễn Hùng Long, Phó tổng cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế phân tích: “Đối với người có tiền sử bệnh tim mạch, loại sản phẩm này gây rối loạn và làm tăng nhịp tim. Như vậy, nó làm cho người mắc bệnh về tim mạch sẽ thêm nặng. Thậm chí nếu sử dụng liều cao, nó còn có thể gây rối loạn nặng nề hơn ở hệ thống tim mạch”.

Cơ quan chức năng cảnh báo rằng, thuốc giảm béo hay thực phẩm chức năng có chứa Sibutramine trên thị trường hiện nay có hoạt chất rất độc hại và thực tế đã có nhiều người sử dụng phải nhập viện trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.

Tại thị xã Sơn Tây, lực lượng quản lý thị trường cũng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh loại thực phẩm chức năng này. Các giám định từ Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm cho thấy hàm lượng Sibutramine trong một viên thuốc từ 8-10mg. Xác định vi phạm và rõ ràng nhưng các cơ quan chức năng cũng lúng túng trong việc xử lý.

Thượng tá Kiều Quang Phương Phó trưởng Công an thị xã Sơn Tây nói: “Chúng tôi đang nghiên cứu các chế tài để xử lý đối với các đối tượng vi phạm này. Kết hợp cùng các ban, ngành, của Sở Y tế Hà Nội, các cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn khác mới xử lý được”.

Thực tế, theo ông Hoàng Đại Nghĩa Chi cục QLTT Hà Nội: “Cái khó trong xử lý là tính chất kinh doanh trái phép một cách nhỏ lẻ, dàn trải. Khi bắt giữ trên hệ thống phân phối thường số lượng ít, hàm lượng hoạt chất Sibutramine có trong từng lô hàng là khác nhau. Bản thân cơ quan chức năng phải bám sát các căn cứ pháp lý cũng như xuất phát điểm của sai phạm để có được thông tin cụ thể làm căn cứ xử lý”.

Theo tinh thần Quyết định số: 120/QĐ-QLD của Cục quản lý Dược thì thuốc giảm béo hay thực phẩm chức năng chứa hoạt chất sibutramine thuộc danh mục cấm kinh doanh và sử dụng, nghĩa là sản phẩm này cũng bị cấm nhập khẩu, phân phối, lưu hành. Tuy vậy độc tố này vẫn đang xuất hiện khá nhiều trên thị trường, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời