Có kinh nguyệt tiêm vacxin phòng ngừa Covid được không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
9 Tháng Ba 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Tư 2022

Số lần xem:
2152

Hỏi: “Chào bác sĩ, em nghe nói vaccin covid có ảnh hưởng đến việc đông máu, em đang bị chảy máu do hành kinh và có lịch tiêm mũi 3. Vậy bác sĩ cho em hỏi: có kinh nguyệt tiêm vaccine covid 19 được không? Liệu em đi tiêm thì có gây ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt không ạ?” (Lê Minh Thu – 2000)
Đang có kinh nguyệt có được tiêm vacxin covid không?
Đang có kinh nguyệt có được tiêm vacxin covid không?
Trả lời:
 
Chào bạn,
 
Khi bạn mắc COVID-19 thì có 1 nguy cơ xảy ra là gây hiện tượng đông máu tại các cơ quan. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì rất may là nguy cơ này khi tiêm vaccin Covid lại thấp hơn nhiều. Hiện tại, các quy định về sàng lọc trước khi tiêm gồm những đối tượng sau:
 
Đối tượng trì hoãn tiêm:
 
  • Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
  • Đang mắc bệnh cấp tính.
  • Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Các đối tượng chống chỉ định (Không tiêm):
 
  • Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).
  • Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Theo câu hỏi “Có kinh nguyệt tiêm vaccine Covid 19 được không?” thì đối với trường hợp này của bạn dù đang hành kinh nhưng việc tiêm vacxin Covid vẫn được tiến hành bình thường nhé! Tuy nhiên, do đặc điểm cơ thể mình trong giai đoạn này thường mệt và nhạy cảm hơn (nhất là nếu bạn có nhiều dấu hiệu tiền kinh nguyệt: đau bụng, mỏi lưng, tức ngực, mệt…) Do đó bạn cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, nhất là không nhịn hay để bụng đói trước khi đi tiêm điều này dễ gây tụt huyết áp, hoa mày chóng mặt khi tiêm.  
 
Khi bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm bạn nên chủ động kê khai đầy đủ về tiền sử bệnh lý của mình, các bệnh đang điều trị cùng các thuốc, nhất là tiền sử về các thuốc dị ứng trước đây để bác sĩ tư vấn chính xác cho mình. 
 
Sau khi tiêm xong bạn nên ở lại theo dõi phản ứng sau tiêm đầy đủ theo quy định của phòng tiêm và khi về nhà vẫn tiếp tục chú ý theo dõi cơ thể mình, khi thấy những dấu hiệu bất thường nên chủ động liên lạc ngay với cơ sở tiêm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ hoặc thăm khám nếu cần. Bạn yên tâm và việc tiêm vacxin Covid hầu như không ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt của mình nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe.