Ngồi lâu bị tê chân là do đâu? Cần làm gì để khắc phục?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
29 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
29 Tháng Một 2024

Số lần xem:
17038

Ai chắc cũng có đôi lần ngồi lâu bị tê chân, có thể là tê nhức thông thường sẽ hết ngay sau thời gian ngắn hoặc có thể xảy ra thường xuyên. Vậy nguyên nhân nào khiến xảy ra tình trạng này?

Những điều cần biết khi bạn bị tê chân do ngồi một chỗ quá lâu
Những điều cần biết khi bạn bị tê chân do ngồi một chỗ quá lâu

1. Ngồi lâu bị tê chân là gì?

Ai cũng có thể gặp phải tình trạng ngồi lâu bị tê chân và thường xảy ra khi bạn ngồi trong một thời gian dài với các biểu hiện như mất cảm giác ở một bàn chân hoặc cả hai bên chân, bao gồm cả những ngón chân. Hay nói cách khác là chân của bạn sẽ tạm thời tê liệt, mất đi cảm giác và không cảm nhận gì nếu có tác động từ bên ngoài. Nó có thể khiến bạn khó khăn trong quá trình giữ thăng bằng của cơ thể. Tê chân có thể xảy ra ở cả hai bên hoặc chỉ bị tê chân phải hoặc chỉ bị tê chân trái. Thời gian tê thường chỉ vài giây tới vài phút nhưng cũng có trường hợp kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh mãn tính như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau cơ xơ hóa…

2. Nguyên nhân gây tê chân khi ngồi lâu là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngồi lâu bị tê chân nhưng có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân là sinh lý và bệnh lý:

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Bị tê chân khi ngồi lâu do những nguyên nhân sinh lý khác nhau
Bị tê chân khi ngồi lâu do những nguyên nhân sinh lý khác nhau

Tê chân xảy ra khi bạn có những thói quen không tốt trong một thời gian dài. Việc sửa đổi những thói quen này là rất cần thiết.

  • Những người có thói quen uống rượu bia có thể bị tê chân khi ngồi lâu do chất kích thích từ rượu sẽ gây tổn thương thần kinh dẫn đến bị tê chân, đặc biệt là tê ở bàn chân. Rượu cũng là nguyên nhân chính gây giảm lượng vitamin B như B1, B9 và B12, những chất tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
  • Thói quen ngồi xổm cũng là nguyên nhân gây tê chân khi ngồi. Tư thế này gây tắc nghẽn hoạt động lưu thông máu và dễ làm tê cứng chân khi đứng lên, ngồi xuống. Đây cũng là tư thế dễ dây tổn thương hệ thống thần kinh tọa, khi chân phải gánh chịu phần lớn trọng lượng của thân trên.
  • Những người làm công việc văn phòng là đối tượng dễ gặp tình trạng ngồi lâu bị tê chân. Tư thế bất động trong thời gian dài làm hoạt động tuần hoàn bị tắc nghẽn khiến lượng máu lưu thông không đều.
  • Những chấn thương liên quan đến cột sống hoặc ống cổ chân cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác lòng bàn chân. Nếu như chấn thương không được điều trị triệt để, dẫn đến viêm nhiễm sẽ làm tăng sự nhạy cảm của hệ thần kinh dẫn đến tê mỏi.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Tê chân sau khi ngồi một chỗ quá lâu cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý
Tê chân sau khi ngồi một chỗ quá lâu cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý

Nếu tình trạng tê chân kéo dài vài giờ hoặc lâu hơn và còn kèm theo các dấu hiệu, triệu chứng khác như nóng đỏ chân, đau đầu, rối loạn đại tiểu tiện, mệt mỏi… thì tê chân là một dấu hiệu của bệnh lý và tình trạng tê chân có thể xuất hiện kể cả khi bạn không ngồi lâu. Các bệnh lý có thể xuất hiện tình trạng tê chân khi ngồi lâu:

  • Người bệnh tiểu đường dễ bị tê mỏi tay chân, đặc biệt là khu vực ống khuyển và bàn chân do lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh..
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp mãn tính có ảnh hưởng trực tiếp đến các chi liên quan như tay và chân. Rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến bị tê chân, cơn đau nhức lưng có thể lan xuống chân.
  • Hội chứng ống cổ chân tuy hiếm gặp hơn hội chứng ống cổ tay nhưng lại là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tê chân, xảy ra do dây thần kinh chạy xuống phía chân dọc theo hướng mắt cá chân và chạy vào lòng bàn chân bị nén, gây chèn ép hoặc tổn thương.
  • Đau thần kinh tọa là tình trạng một trong các dây thần kinh tọa nối liền từ vị trí đốt sống đến hông, mông, đùi và bàn chân bị chèn ép. Lâu ngày sẽ gây ứ huyết hoặc tắc nghẽn lưu thông làm việc truyền dẫn khí huyết không được thuận lợi dễ dẫn đến hiện tượng bị tê mỏi.
  • Bệnh động mạch ngoại biên cũng là nguyên nhân gây tê chân do hoạt động mạch máu ngoại biên ở chân, cánh tay và dạ dày bị thu hẹp, từ đó làm giảm lượng máu được bơm cũng như giảm lưu lượng máu. Chân là bộ phận dễ mức tình trạng này nhất.
  • Đau cơ xơ hóa là cơn đau mãn tính có thể gây đau nhức toàn thân, gây tê chân và ngứa ran lòng bàn chân.
  • Đa xơ cứng cũng là nguyên nhân có thể gây tê chân tổn thương thần kinh gây tê tại một số khu vực nhỏ trên cơ thể hoặc ở toàn bộ chi.

3. Ngồi lâu bị tê chân phải làm sao?

Ngồi nhiều gây tê chân cần làm gì để khắc phục?
Ngồi nhiều gây tê chân cần làm gì để khắc phục?

Nếu ngồi quá lâu ở một chỗ bị tê chân xuất phát từ nguyên nhân sinh lý thì tình trạng tê chân chỉ thoáng qua và tự biến mất sau vài phút. Nhưng nếu ngồi nhiều bị tê chân là dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lý nào đó thì bạn cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp. Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để cải thiện tình trạng và giảm sự khó chịu, hỗ trợ chữa tê chân:

  • Nghỉ ngơi: Việc này giúp bạn giảm áp lực lên dây thần kinh chân và tăng lưu thông máu, có thể cải thiện tê nhức chân.
  • Xoa bóp. massage: Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa bóp vùng chân bị tê bì để kích thích lưu thông máu nhanh hơn nhờ đó giảm nhanh tình trạng tê bì.
  • Chườm nóng: Việc này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn ấm hoặc 1 túi chườm để chườm lên vùng chân bị tê, lưu ý tới nhiệt độ để tránh bị bỏng.
  • Mẹo dân gian chữa tê chân do ngồi lâu: Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp cải thiện lưu thông máu, giảm tê bì như dùng lá lốt hoặc ngải cứu hoặc gừng đã được rửa sạch, sau đó sao vàng với muối hạt. Bọc hỗn hợp vào khăn sạch rồi chườm lên chân bị tê mỏi. Ngâm chân với nước lá lốt, nước gừng cũng giúp giảm tê nhức chân.

4. Cách phòng tránh hiện tượng tê chân do ngồi lâu như thế nào?

Phòng ngừa chứng tê chân do ngồi lâu như thế nào?
Phòng ngừa chứng tê chân do ngồi lâu như thế nào?

Bạn có thể áp dụng các cách dưới đây để tránh bị tê chân:

  • Chế độ dinh dưỡng: Bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các loại đồ ăn, thức uống giúp tăng lưu thông máu, tăng sức khỏe cho hệ thần kinh từ cá biển, rau xanh, trái cây… Tránh lạm dụng rượu bia, hạn chế thức ăn nhanh, đồ đóng hộp… và uống đủ nước hàng ngày.
  • Tránh ngồi ở các tư thế như ngồi xổm, bắt chéo chân, xếp bằng trong thời gian dài. Nếu phải ngồi làm việc thường xuyên thì chú ý hãy đứng dậy đi lại, vận động.
  • Nên chọn mặc trang phục thoải mái, không nên mặc quần quá chật, hạn chế mang giày cao gót.
  • Nên tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời nếu có.

Người bệnh ngồi lâu bị tê chân do bệnh lý liên quan đến mạch máu, hệ thần kinh thì có thể chọn dùng thêm sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Sản phẩm này sẽ cho công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê tay chân, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp. Nếu tình trạng tê chân do các nguyên nhân là bệnh xương khớp thì có thể bổ sung thêm Canxi nano, vitamin D3, MK7, Magie, Kẽm, Mangan… sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương và thoái hóa xương khớp.

Ngồi lâu bị tê chân là tình trạng ai cũng có thể gặp phải, hi vọng đây chỉ là biểu hiện sinh lý thông thường chứ không phải do bệnh lý. Nếu là ngồi lâu bị tê chân do bệnh lý thì bạn nên điều trị ngay tránh để bệnh phát triển thêm trầm trọng.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Why Do I Have Numbness in My Legs? https://www.webmd.com/a-to-z-guides/leg-numbness-causes
  • [2] Limb numbness. https://www.healthdirect.gov.au/limb-numbness
  • [3] Numbness in Legs: Causes, Symptoms, and Treatment. https://www.verywellhealth.com/leg-numbness-5213379

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.