Các loại máy đo loãng xương phổ biến hiện nay

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
11 Tháng tư 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng tư 2024

Số lần xem:
7301

Máy đo loãng xương là thiết bị được dùng để đo mật độ xương, phát hiện và đánh giá tình trạng loãng xương. Có rất nhiều loại máy đo loãng xương ở các vị trí khác nhau và những thông tin về các loại máy đo loãng xương phổ biến hiện nay sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

Thông tin cần biết về các loại máy đo loãng xương
Thông tin cần biết về các loại máy đo loãng xương

1. Máy đo loãng xương là gì?

Máy đo loãng xương là thiết bị được dùng để đo mật độ xương, phát hiện và đánh giá tình trạng loãng xương. Bác sĩ cũng nhờ thiết bị này để đánh giá nguy cơ mắc bệnh và theo dõi diễn tiến loãng xương ở người bệnh đang điều trị để có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Hiện có nhiều loại máy đo loãng xương như máy đo toàn thân, máy đo loãng xương gót chân, cẳng tay… đều cho kết quả chính xác.

2. Công dụng của máy đo loãng xương

Bệnh loãng xương thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, nhất là ở phụ nữ mãn kinh. Hiện nay thế giới có hơn 200 triệu người mắc bệnh loãng xương và con số này không ngừng tăng dần đều. Loãng xương thường gây gãy ở các vị trí khớp xương ở cổ tay, xương sống, xương đùi và xương chậu. Nếu không điều trị kịp thời thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí bệnh có thể làm tăng nguy cơ tử vong nếu người bệnh nằm tại chỗ lâu ngày sinh bệnh ở tiêu hóa, phổi và tim mạch.

Vì thế để có thể phòng bệnh cũng như tránh những nguy hiểm do bệnh loãng xương mang lại mà bác sĩ khuyên người bệnh, người có nguy cơ cao nên đo mật độ khoáng chất ở xương càng sớm càng tốt. Đo mật độ xương chính là cách giúp phát hiện và điều trị loãng xương hiệu quả nhất hiện nay. Vì mục đích này mà máy đo loãng xương đã ra đời nhằm mục đích giúp kiểm tra tình trạng xương, giúp cho bác sĩ chẩn đoán mức độ loãng xương và đưa ra biện pháp điều trị, thích hợp ở mỗi người bệnh nhân, tình trạng bệnh từ đó làm tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ rạn nứt xương cũng như giúp phòng ngừa loãng xương xảy ra hoặc tái phát trong tương lai.

3. Các loại máy đo loãng xương phổ biến hiện nay

3.1. Máy đo loãng xương Sonost 3000

Máy đo mật độ xương Sonost 3000
Máy đo mật độ xương Sonost 3000

Đây là máy đo loãng xương siêu âm hiện đại và được sử dụng nhiều nhất tại các bệnh viện lớn. Loại máy này rất tiện lợi, kinh tế, dễ dàng sử dụng trong thời gian ngắn. Máy được sản xuất bởi hãng Osteosys – Hàn Quốc.

Đặc tính kỹ thuật:

  • Vị trí đo: gót chân
  • Thời gian quét: 15 giây
  • Phương pháp đo chính: Sử dụng sóng siêu âm, ước lượng chỉ số chất lượng xương BQI và BMI gót chân. Kết quả của phép đo độ suy hao sóng siêu âm (BUA) và tốc độ âm (SOS)
  • Các chỉ số đánh giá: 0.2 C.V.% SOS, 1.5 C.V.% BUA, 1.5 C.V.% BQI
  • Đầu dò: Từ 25 – 100mm
  • Giao diện màn hình: Màn hình cảm ứng LCD 6.4 inch, bàn phím USB, chuột USB, cổng VGA kết nối màn hình
  • Máy in nhiệt bên trong máy, có thể bổ sung thêm máy in màu bên ngoài

Thông số kỹ thuật:

  • Nguồn điện: AC 100V~240V, 50/60hz, 130W
  • Kích thước: 30x62x39cm
  • Dung lượng bộ nhớ: 10.000 data thông tin bệnh nhân
  • Trọng lượng máy: 12kg

Giá bán: Từ 120.000.000 – 150.000.000 VNĐ

3.2. Máy đo loãng xương siêu âm Sonost 2000

Máy đo loãng xương siêu âm Sonost 2000
Máy đo loãng xương siêu âm Sonost 2000

SONOST 2000 là máy đo loãng xương ở gót chân sử dụng sóng siêu âm, có tốc độ đo nhanh, dễ vận hàng và an toàn cho người sử dụng. Máy do hãng Osteosys – Hàn Quốc sản xuất, có chứng chỉ ISO, KFDA

Tính năng:

  • Máy được thiết kế đơn giản, an toàn, dễ dàng sử dụng, có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào người bệnh thuận tiện đo
  • Tốc độ đo khá nhanh
  • Độ bền cao, trong quá trình sử dụng không mất thêm các chi phí phát sinh cho việc vận hành.

Đặc tính kỹ thuật:

  • Vị trí đo: phần xương gót chân
  • Thời gian đo: khoảng 15 giây
  • Phương thức đo: Siêu âm định lượng QUS (Quantitative UltraSound)
  • Phép đo: Đo mật độ khoáng xương (BMD) và định lượng chỉ số chất lượng xương (BQI) ở phần gót chân, kết quả nhận được đo độ suy hao sóng âm băng rộng (BUA) và tốc độ âm (SOS) của người bệnh
  • Phantom chuẩn máy hàng ngày
  • Kết quả hiển thị: Kết quả hiển thị của phép đo ở dạng dữ liệu thô bao gồm chỉ số Z-score, T-score và % dự tính kèm theo đồ thị phân tích kết quả
  • Sử dụng gel siêu âm để kết nối

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước: 400 x 630 x 370 mm
  • Trọng lượng: 7.3 Kg
  • Cấu hình máy tính yêu cầu: CPU 300 Mhz trở lên, bộ nhớ 512 MB
  • Cổng kết nối USB
  • Nguồn điện sử dụng thích hợp: 100 ~ 240VAC, 50 ~ 60 Hz
  • Dải nhiệt độ vận hàng: 17 – 300C
  • Dải độ ẩm vận hàng: 20 – 80%

Giá bán: Từ 120.000.000 – 150.000.000 VNĐ

3.3. Máy đo loãng xương DEXA scan

Máy đo loãng xương DEXA scan
Máy đo loãng xương DEXA scan

Đây là loại máy được sử dụng khá phổ biến để giúp phân tích kết quả hỗ trợ điều trị loãng xương.

Nguyên lý hoạt động:

  • Máy đo loãng xương DEXA scan sử dụng hai tia X với năng lượng thấp (low – energy X-rays) nên hầu như không phát tán phóng xạ và an toàn khi sử dụng ngay cả khi không có đồ bảo hộ bên ngoài.
  • Thiết bị sẽ chiếu tia X từ nguồn khác nhau đi qua vùng xương cần đo. Từ đó xương sẽ hấp thụ một lượng tia X và một phần sẽ đi xuyên qua. Với những bệnh nhân loãng xương thường có mật độ xương ít, do đó khả năng tia X đi xuyên qua nó càng cao.

Tính năng: Máy sử dụng song song hai tia X thay vì một để cải thiện độ chính xác trong mật độ xương.

Các loại máy đo loãng xương DEXA scan có:

  • Máy đo loãng xương DEXA trung tâm (Central DEXA devices): đây là thiết bị đo có khối lượng lớn dùng để đo mật độ xương ở vị trí cột sống, xương chậu, cổ xương đùi.
  • Máy đo loãng xương DEXA ngoại biên (Peripheral DEXA devices): là thiết bị nhỏ hơn có thể di chuyển ở bất kỳ vị trí nào, người dùng có thể đo mật độ xương tại ngoại vi tại các vị trí cổ tay, gót chân, ngón tay.
  • Máy đo loãng xương DEXA toàn thân ( Whole DEXA devices): Đây là loại máy cho phép đo mật độ xương toàn bộ cơ thể bao gồm vị trí trung tâm và ngoại vi. Loại máy này thường bán bởi hãng Medilink của Pháp.

3.4. Máy đo OSTEO pro

Máy đo loãng xương với sóng siêu âm OSTEO pro
Máy đo loãng xương với sóng siêu âm OSTEO pro

OSTEO pro là loại máy sử dụng sóng siêu âm ít gây hại và thu nhận các thông tin về xương, mật độ xương. Nên sử dụng sóng siêu âm sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn khi sử dụng đo loãng xương bằng tia X – quang. Máy do hãng B.M.Tech – Hàn Quốc sản xuất.

Thông số kỹ thuật:

  • Lớp IP: IPXO
  • Loại: B-type
  • Thông số chẩn đoán: T-score (độ biến đổi chuẩn của thanh niên), Z-score (độ biến đổi chuẩn theo lứa tuổi), OI (chỉ số loãng xương).
  • Tần số siêu âm: 0.5 Mhz
  • Thông số siêu âm: OI (chỉ số loãng xương), BUA (suy hóa băng thông sóng âm), SOS (tốc độ âm)
  • Độ chính xác cao với sai số nhỏ
  • Sử dụng hệ điều hành Win XP, dễ dàng kết nối màn hình với máy in
  • Thời gian đo: 15 giây
  • Nguồn điện: AC 220V/ 50 – 60Hz
  • Kích thước: 300 x 300 x 600 mm
  • Trọng lượng: 25kg
  • Độ ẩm: 20%-80%

Tính năng nổi bật:

  • Kết quả phân tích từ máy đo OSTEO pro cho độ chính xác khá cao
  • Các thông số được sử dụng đều đạt chuẩn theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO
  • Có khả năng phát hiện và sự đón sự phát triển xương ở trẻ nhỏ
  • Độ chính xác giản đồ T-score: < 0.1 %
  • Không gây hại cho sức khỏe vì sử dụng sóng âm
  • Tự động lưu trữ dữ liệu người bệnh
  • Máy có thể kết nối với các thiết bị bên ngoài dễ dàng
  • Gọn nhẹ, dễ di chuyển cho người sử dụng

3.5. Máy đo sử dụng tia X – quang Dexxum T

Máy đo mật độ xương sử dụng tia X Dexxum T
Máy đo mật độ xương sử dụng tia X Dexxum T

Đây là máy loại máy đo toàn thân đến từ hãng Osteosys, Hàn Quốc sử dụng tia X để xét nghiệm với nhiều tính năng và công dụng vượt trội, phù hợp với cả người bệnh loãng xương trẻ tuổi đến cao tuổi.

Tính năng:

  • Tính ổn định, kết quả hiển thị có độ chính xác cao, sai số thấp với tỷ lệ dưới 1%
  • Hệ thống quét dữ liệu chính xác diện tích và khả năng tái hợp với con trỏ laser, lặp lại dữ liệu đo
  • Thời gian quét tương đối nhanh
  • Kết quả báo cáo toàn diện: Máy đo X – quang Dexxum T cung cấp thông tin chi tiết làm dữ liệu để so sánh độ T-score và độ tuổi tương ứng của bệnh nhân (Z-score)
  • Thời gian quét liên tục: Tối đa 3 lần cho vùng quét đơn
  • ROI tự động
  • Có thể xóa hoặc thêm các chức năng để phân chia vùng xương và mô giúp giảm lỗi trong tính toán BMD
  • Tự động kiểm soát và sao lưu dữ liệu người bệnh đo thực tế theo tuần
  • Dễ dàng nhập dữ liệu, quản lý hoặc chỉnh sửa chi tiết bệnh nhân
  • An toàn cho người sử dụng, mức độ nhiễm xạ thấp <0.1S
  • Tối thiểu hóa các lỗi vị trí, tự động phân chia mô mềm
  • Hỗ trợ xuất dữ liệu bằng ảnh màu, có nhiều ngôn ngữ để lựa chọn như tiếng Anh, Đức, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hàn Quốc

Hệ thống:

  • Hệ thống tia X: tia DEXA hay Axial DXA (đo độ hấp thụ tia X năng lượng kép)
  • Phương pháp quét: Chùm tia hẹp
  • Cảm biến ảnh: CdZnTe
  • Đặc tính kỹ thuật:
  • Vị trí quét: quét toàn thân, tại các vị trí như cột sống AP, xương cẳng tay, xương đùi
  • Kiểu quét: Quét liên tục và toàn diện (cột sống AP, xương đùi kép)
  • Chức năng đặc biệt: đo lượng mỡ trong cơ thể, FRAX
  • Diện tích quét: 580 x 480 mm
  • Khả năng tái tạo: nhỏ hơn 1% C.V
  • Các thông số hiển thị khi đo: BMD BMC, độ dày mô mỡ, diện tích
  • Hệ thống tiêu chuẩn: Hiệu chuẩn tự động, phantom QC
  • Định vị: định vị laser dạng dấu cộng
  • Truyền hình ảnh: kết nối với máy tính có sẵn

Thời gian quét:

  • Quét thường: xương cột sống – 187 giây, xương đùi – 120 giây, xương cẳng tay – 5 phút 53 giây.
  • Quét nhanh: tốc độ nhanh nhất của máy khi quét tại các vị trí xương đùi – 65 giây, xương cột sống – 85 giây.

Đặc tính X-quang:

  • Yêu cầu nhiệt độ xung quanh khoảng 17 – 30 độ
  • Độ ẩm: 20 – 80%
  • Nguồn điện: 100 ~ 120VAC, 50~ 60Hz hoặc 220 ~ 240VAC, 50~ 60Hz

Thiết bị kết nối:

  • Màn hình máy tính: màn hình LCD có độ phân giải 1280 x 1024 pixel
  • Máy in màu độ phân giải 300 x 300dpi

Trọng lượng và kích thước:

  • Kích thước tiêu chuẩn: khoảng 2000 x 800 x 1221mm
  • Kích thước nhỏ gọn: khoảng 1850 x 800 x 1221 mm
  • Kích thước trung bình: 1900 x 800 x 1221mm

Giá bán: 500.000.000 – 700.000.000 VNĐ

3.6. Máy đo loãng xương CM – 300

Máy đo loãng xương được dùng phổ biến CM – 300
Máy đo loãng xương được dùng phổ biến CM – 300

Máy đo loãng xương Furuno CM300 là sự lựa chọn của rất nhiều các bệnh viện và phòng khám tư trên toàn thế giới. Nguồn gốc xuất xứ: Hãng Furuno của Nhật Bản

Thông số kỹ thuật:

  • Vị trí đo: phần gót chân
  • Thời gian đo: trong khoảng 10 giây
  • Phép đo: Sử dụng thâm nhập xung bằng sóng siêu âm
  • Chỉ số đánh giá: SOS (C.V.%): <0.5%
  • Tần số siêu âm: 500kHz
  • Môi trường tiếp xúc: sử dụng gel tiếp xúc không cần dùng nước
  • Nguồn điện sử dụng: 100~220VAC, 50~60Hz
  • Kích thước: 525 x 310 x 200 mm
  • Trọng lượng: 10kg

Đặc điểm:

  • CM 300 là loại máy đo loãng xương có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, tích hợp công nghệ sử dụng sóng siêu âm để chẩn đoán mật độ xương.
  • An toàn cho người sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng loại máy này : người mang thai, người già, trẻ em, sản phụ khoa cũng có thể sử dụng máy đo để đo loãng xương.
  • Thời gian đo nhanh hơn so với các loại máy khác, phương pháp đo đơn giản, thoải mái, dễ dàng sử dụng
  • Có khả năng điều chỉnh kích thước bàn chân theo từng đối tượng bệnh nhân là người lớn hoặc trẻ em.
  • Tích hợp cảm biến nhiệt nên không làm thay đổi các thông số đo ở phần gót chân.
  • Vận hành đơn giản, dễ dàng sử dụng với bác sĩ
  • Kết quả đo tương đối chính xác với sai số nhỏ

Thành phần gồm:

  • 1 thân máy chính
  • 1 dây điện
  • 1 lọ gel
  • 1 cuộn giấy in nhiệt
  • 1 cầu chỉ
  • Sách hướng dẫn sử dụng

3.7. Máy đo loãng xương X-quang Osteosys Exa 3000

Máy đo mật độ xương X-quang Osteosys Exa 3000
Máy đo mật độ xương X-quang Osteosys Exa 3000

Osteosys Exa 3000 là máy đo loãng xương X-quang kỹ thuật số ứng dụng công nghệ DR độc đáo nhất của hãng Osteosys nhờ đó giảm liều bức xạ đến người bệnh và cho hình ảnh chi tiết giúp chẩn đoán bệnh loãng xương nhanh, dễ dàng hơn.

Tính năng và mô tả:

  • Máy đo loãng xương X – quang kỹ thuật số ứng dụng công nghệ DR giúp tạo ra hình ảnh chi tiết và giảm thiểu bức xạ đến người bệnh
  • Thời gian khám và nhận kết quả nhanh
  • Được trang bị công nghệ chum tia kỹ thuật số, bộ định vị bệnh nhân và phân tích tự động, có khả năng tái kiểm tra nhiều lần giúp đảm bảo độ chính xác.
  • Độ phát xạ nằm trong dải an toàn, được đánh giá là thấp hơn so với các máy đo loãng xương khác
  • Có hệ thống bàn nâng lên, hạ xuống giúp kiểm tra những vị trí đo phù hợp như cổ tay, mắt cá chân.
  • Có thể đo được ở cả 4 vị trí
  • Osteosys Exa 3000 có phần mềm chẩn đoán tối ưu hóa và cung cấp phép đo chính xác
  • Máy đo có kích thước nhỏ, thiết kế đơn giản, dễ dàng sử dụng và di chuyển
  • Phân tích kết quả và chẩn đoán chính xác
  • Có cổng kết nối PACS, hình ảnh đo loãng xương được hiển thị ở độ phân giải cao.
  • Đánh giá chính xác nguy cơ loãng xương và gãy xương trong tương lai
  • Trọng lượng 36kg, kích thước 654x480x887mm

Thông số kỹ thuật:

  • Vị trí đo: Xương gót chân và cẳng tay
  • Thời gian đo: 5 giây
  • Hệ thống X-quang: Chùm tia kỹ thuật số PDXA
  • X-ray detector: CCD detector
  • Nguồn phát tia: Ống phát tia Anode tĩnh
  • Hỗ trợ định vị người bệnh: Hỗ trợ định vị cẳng tay
  • Phương pháp đo chính: Định lượng chỉ số chất lượng xương (BQI) gót chân, đo mật độ khoáng xương (BMI) gót chân, ứng dụng sóng siêu âm đo mật độ xương, Kết quả nhận được từ phương pháp đo tốc độ âm (SOS) và độ suy hao sóng âm băng rộng (BUA).
  • Phần mềm kết quả: Phần mềm chẩn đoán tối ưu hóa
  • Dải độ ẩm vận hành: Từ 20 – 80% (không ngưng tụ)
  • Dải nhiệt độ vận hành: từ 15 – 30 độ C
  • CPU: 10 Gbyte
  • Ram: 128 Mbyte
  • Điện nguồn sử dụng: 100 – 120VAC, 50 – 60HZ/200 – 240VAC, 50 – 60Hz
  • Hệ thống vận hành: Windows XP, Window Vista
  • Màn hình hiển thị: 15” super VGA màu hoặc cao hơn
  • ETC: USB1.1 hoặc cao hơn

Giá tham khảo: khoảng 355 triệu/máy

4. Cách sử dụng của máy đo loãng xương như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng máy đo loãng xương
Hướng dẫn sử dụng máy đo loãng xương

Hầu hết các máy đo loãng xương đều có thiết kế nhỏ gọn, cách sử dụng đơn giản nên người bệnh dễ dàng thao tác. Tuy nhiên mỗi loại máy có những đặc điểm và được tích hợp các chức năng khác nhau nên trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để thao tác chính xác.

Kết quả hiển thị từ máy đo loãng xương là tiền đề để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, xác định đúng tình trạng bệnh và dự đoán khả năng trong tương lai. Giá của máy đo loãng xương khá cao, người bệnh nên đến các bệnh viện uy tín với trang thiết bị hiện đại để thăm khám.

5. Lưu ý khi người bệnh sử dụng máy đo loãng xương

Người bệnh loãng xương khi có quan tâm đến máy đo loãng xương thì nên tìm những địa chỉ uy tín để mua máy đo. Mức giá có thể khác nhau do phụ thuộc vào loại máy cũng như cơ sở bán. Tuy nhiên tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được đo loãng xương chính xác nhất, được bác sĩ thăm khám cẩn thận, có giám sát của kỹ thuật viên có chuyên môn để biết được tình trạng loãng xương và được điều trị đúng cách nhất.

Sau khi đã xác định được tình trạng loãng xương, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị, lúc này người bệnh có thể chọn dùng thêm viên uống cung cấp canxi cho xương. Viên uống này có canxi nano, vitamin D3, MK7, Mangan, Magie, Silic, Boron… Viên uống sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày của người bệnh giúp hỗ trợ điều trị loãng xương thêm nhanh và hiệu quả.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.