Mất ngủ sau chuyển phôi cần làm gì để cải thiện hiệu quả?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1050

Chuyển phôi là một kỹ thuật trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Ở giai đoạn này chị em có thể gặp phải tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và cách cải thiện an toàn là quan tâm của chị em.

1. Mất ngủ sau chuyển phôi là gì? Có gây nguy hiểm hay không?

Những điều chị em cần biết về hiện tượng mất ngủ sau chuyển phôi
Những điều chị em cần biết về hiện tượng mất ngủ sau chuyển phôi

Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ bao gồm các giai đoạn: Thụ tinh, chuyển phôi, phát triển hoàn thiện thai nhi. Chuyển phôi được hiểu là một kỹ thuật trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Chuyển phôi thực hiện khoảng từ ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh niêm mạc sẽ được đưa vào tử cung người mẹ. Độ dày tử cung mẹ cần từ 9 – 10mm và đồng thời cũng cần đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Có thể nói, sau giai đoạn chuyển phôi là thời kỳ mẹ bầu nhạy cảm nhất. 

Đây là giai đoạn mà nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng trằn trọc, không thể chợp mắt, giấc ngủ nông và hay bị tỉnh giấc vào ban đêm bởi những tiếng động nhỏ. Do mẹ bầu bị mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không yên giấc có thể sẽ dẫn đến các căng thẳng thần kinh, tâm trạng thường xuyên lo lắng, cáu gắt và lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm hay không?

Theo chuyên gia sản khoa thì những vấn đề liên quan đến giấc ngủ sau chuyển phôi cần được khắc phục sớm vì nếu không sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Tình trạng mất ngủ nghiêm trọng kéo dài có thể dẫn tới một tỷ lệ không đậu thai đáng kể. Khi tình trạng mất ngủ diễn ra kéo dài sẽ khiến tâm trạng mẹ bầu không ổn định, từ đó khiến sức khỏe và tinh thần người mẹ bầu suy giảm, gây cản trở sức khỏe của phôi thai, có thể làm giảm tỉ lệ bám tốt và phát triển thành thai nhi của phôi. Mẹ bầu cần ngủ ít nhất là 8 tiếng/ngày mới đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi. Do đó nếu mẹ bầu bị mất ngủ sau chuyển phôi thì cần phải can thiệp, cải thiện ngay.

2. Nguyên nhân sau chuyển phôi bị mất ngủ

Có một số nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi ở chị em:

2.1. Suy nghĩ nhiều

Chị em bị mất ngủ sau chuyển phôi do hay suy nghĩ nhiều
Chị em bị mất ngủ sau chuyển phôi do hay suy nghĩ nhiều

Ở giai đoạn này những rối loạn tâm lý, căng thẳng, áp lực rất dễ xảy ra với mẹ bầu và chính là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho chị em dễ rơi vào trạng thái mất ngủ, khó ngủ. Hoặc sau thời gian dài mong mỏi, việc mang thai đến gần càng khiến cho chị em hưng phấn, vui vẻ hơn. Tuy nhiên chính tình trạng phấn khích quá mức hoặc bận lòng với những suy nghĩ lo lắng về tình hình của phôi thai đều có thể khiến mẹ bầu rơi vào những căng thẳng, áp lực tâm lý. Các trạng thái này khiến tâm trạng mẹ bầu không ổn định khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay gặp ác mộng và dễ thức giấc vào nửa đêm. Tình trạng mất ngủ này có thể sẽ gây áp lực lớn đến tinh thần từ đó ảnh hưởng khả năng đậu thai thành công.

2.2. Thay đổi nội tiết tố

Trong giai đoạn sau chuyển phôi, nội tiết tố của chị em có thể thay đổi và mọi thay đổi về nội tiết tố đều ảnh hưởng ít nhiều đến cơ thể khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn. Cụ thể là trong giai đoạn chuẩn bị chuyển phôi, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra hàm lượng cao nội tiết tố Estrogen nhằm kích thích niêm mạc tử cung phát triển và ức chế sự rụng trứng. Nội tiết tố Progesterone hỗ trợ phôi thai làm tổ, tăng khả năng đậu thai cũng được hình thành khi niêm mạc đã có độ dày thích hợp cho việc chuyển phôi. Những thay đổi lớn và nhanh của nội tiết tố trong thời gian ngắn như vậy sẽ làm cơ thể mẹ bầu không kịp thích ứng nên dễ sinh ra cảm giác khó chịu trong người và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.

2.3. Cơ thể thay đổi

Mất ngủ sau chuyển phôi do cơ thể bị thay đổi
Mất ngủ sau chuyển phôi do cơ thể bị thay đổi

Từ những ngày chuyển phôi đầu tiên, cơ thể mẹ bầu đã bắt đầu diễn ra thay đổi để tương thích với phôi làm tổ ở tử cung và hình thành thai nhi. Hầu hết chị em sẽ đi tiểu nhiều hơn và việc này sẽ khiến mẹ bầu càng khó ngủ hơn. Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi, các mẹ không cần quá lo lắng và không nên nhịn tiểu hoặc để bóng đái quá căng.

Ngoài 3 nguyên nhân chính này thì một số dấu hiệu đậu thai cũng mang lại những thay đổi cơ thể đột ngột khiến mẹ bầu mất một khoảng thời gian để thích ứng như:

  • Chướng bụng dưới, thỉnh thoảng cảm thấy hơi nhói đau
  • Mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, uể oải, không có sức làm việc, đôi khi bị đau đầu
  • Tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể
  • Đau đầu ti, căng tức ngực

Trên đây là những thay đổi sẽ gây ra các rối loạn nhịp độ sinh học thường ngày khiến cơ thể mẹ bầu gặp khó chịu. Từ đó cơ thể dễ sinh ra triệu chứng mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

3. Biểu hiện mất ngủ sau chuyển phôi

Dấu hiệu nhận biết mất ngủ sau chuyển phôi
Dấu hiệu nhận biết mất ngủ sau chuyển phôi

Chị em có thể nhận biết tình trạng bị mất ngủ sau chuyển phôi qua những dấu hiệu sau:

  • Đêm không thể ngủ, thường trằn trọc hoặc ngủ được lại tỉnh giấc và khó để ngủ lại.
  • Trong người luôn có cảm giác khó chịu, bức rức, có một số chị em còn bị đau đầu.
  • Tâm trạng bất an, lo lắng, căng thẳng.
  • Do ban đêm không ngủ được nên vào ban ngày thường có cảm giác ủ rũ, mệt mỏi.  Điều này càng khiến cho mẹ bầu căng thẳng khiến chị em khó kiểm soát tâm trạng khó khăn, dễ cáu gắt, muộn phiền.

4. Mất ngủ sau chuyển phôi thường kéo dài bao lâu?

Thời gian mất ngủ sau chuyển phôi thường sẽ có sự khác nhau giữa các mẹ bầu. Tuy nhiên nếu mẹ bầu biết điều chỉnh và kiểm soát tâm lý tốt thì sẽ nhanh chóng ngủ lại ngon giấc. Ngược lại nếu mẹ bầu có tâm lý không ổn định có thể kéo dài vài tuần. Thực tế là khi bắt đầu thai kỳ, tình trạng mất ngủ khi mang thai hoàn toàn có thể diễn ra. Tình trạng này đôi khi không thuyên giảm mà còn có xu hướng nghiêm trọng hơn. Nếu gặp phải trường hợp này chị em nên đi khám ngay để được khám và điều trị kịp thời.

5. Cách cải thiện tình trạng suy giảm giấc ngủ sau chuyển phôi

Biện pháp cải thiện hiện tượng mất ngủ sau chuyển phôi
Biện pháp cải thiện hiện tượng mất ngủ sau chuyển phôi

Để cái thiện tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi, mẹ bầu cần chú ý:

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn là cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu. Chị em nên tránh lo lắng, nếu gặp áp lực trong công việc, cuộc sống, hãy cân bằng cảm xúc, tâm trạng bằng cách nghe một bản nhạc hoặc đọc một cuốn sách, đi dạo công viên,… để cơ thể thư giãn, tâm trạng thoải mái hơn.
  • Ngâm chân với nước ấm có thêm một vài lát gừng tươi trước khi đi ngủ để tăng cường tuần hoàn máu và dễ ngủ hơn.
  • Tạo thói quen ngủ đúng cách là chỉ nên ngủ ở trên giường, không nên ngủ ở bất kỳ nơi nào khác như trên sô pha, thảm,… Nên mặc đồ ngủ có chất liệu tự nhiên, mềm mại và thông thoáng, tránh dùng các loại vải gây bí, khó thoát mồ hôi vì có thể khiến chị em khó chịu tỉnh giấc.
  • Có thói quen sinh hoạt đúng giờ, đó là chị em nên thức dậy và đi ngủ vào một thời điểm cố định mỗi ngày. Tốt nhất nên đi ngủ trước 11 giờ đêm, tránh ngủ trưa quá nhiều gây khó ngủ vào buổi tối, chỉ nên ngủ từ 15 – 30 phút mỗi trưa. Tránh xem TV hoặc sử dụng điện thoại, các thiết bị cá nhân khác ngay trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế dùng cafein trước khi đi ngủ hoặc tốt nhất là không dùng. Bên cạnh đó việc ăn uống trong thời kỳ mang thai khi bị mất ngủ cực kỳ quan trọng, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai như nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót,… Chỉ nên ăn thanh đạm, hạn chế ăn quá mặn, quá chua hoặc quá cay vì sẽ khiến hệ tiêu hóa mất căn bằng, gây mất ngủ nghiêm trọng hơn.
  • Vận động hợp lý sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Thiền, yoga có thể giúp cải thiện các chứng mất ngủ trong thai kỳ.

Hiện nay trên thị trường có viên uống an thần chứa các thành phần thảo dược an toàn đã được dân gian dùng từ xưa như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh. Các thảo dược này đã được sử dụng rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, giảm suy nhược thần kinh. Sản phẩm thích hợp cho người lớn bị các biểu hiện mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, suy nhược thần kinh… gặp các vấn đề về giấc ngủ có thể sử dụng lâu dài mà không cần sử dụng thuốc tây, hạn chế được tác hại cũng như sự phụ thuộc vào thuốc tây. Phụ nữ có thai, người đang dùng thuốc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng viên uống an thần giúp ngủ ngon này.

Mất ngủ sau chuyển phôi không hiếm gặp nhưng chị em cũng không cần lo lắng quá kẻo ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc dẫn đến ảnh hưởng quá trình đậu thai nhé.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.