8 Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
23 Tháng Mười Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
896

Điều trị viêm họng bằng thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng tức thì nhưng lại gây hại cho cơ thể nếu dùng kéo dài, không tốt cho gan, cho thận, thì việc sử dụng các thảo dược có sẵn trong tự nhiên điều trị viêm họng được đánh giá khá an toàn và hiệu quả. Sử dụng lá trầu chữa viêm họng là một trong số đó, rất dễ dàng để thực hiện.

1. Công dụng điều trị viêm họng của lá trầu không

Tại sao lá trầu không lại có tác dụng điều trị viêm họng?
Tại sao lá trầu không lại có tác dụng điều trị viêm họng?

Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, mùi thơm nồng và có vị cay nhẹ, có tác dụng khu phong, ôn trung hòa khí, tán hàn, sát khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm, trị ho, loại trừ một số vi khuẩn. Do đó, trầu không được sử dụng trong việc chữa trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản và các bệnh khác như phong ngứa, mề đay,…

Theo y học hiện đại, lá trầu không chứa hàm lượng lớn hoạt chất như Eugenol, Tanin, Cineol,… như kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm sưng viêm, làm lỏng chất nhầy ở đường hô hấp, ức chế sự tác động của tác nhân gây hại. Hơn nữa, trong lá trầu không còn chứa rất nhiều tinh dầu khi kết hợp với các hoạt chất trên có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn.

Sử dụng lá trầu chữa viêm họng, giúp giảm những cơn đau họng, giảm ngứa ngáy vùng cổ họng, giảm ho, kháng viêm. Bên cạnh đó, lá trầu không còn có tác dụng loại trừ virus, bảo vệ niêm mạc họng. Nhờ đó, lá trầu không được coi như một vị thuốc thảo dược điều trị bệnh viêm nhiễm, điển hình là bệnh viêm họng.

2. 8 cách chữa viêm họng bằng lá trầu không hiệu quả, dễ thực hiện

Công dụng của lá trầu không nhiều người đều biết nhưng cách dùng lá trầu chữa viêm họng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 8 cách chữa viêm họng bằng lá trầu không hiệu quả nhất, dễ dàng thực hiện tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện.

2.1. Uống nước trầu không

Uống nước trầu không chữa viêm họng rất hiệu quả
Uống nước trầu không chữa viêm họng rất hiệu quả

Chữa viêm họng bằng cách uống nước trầu không cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên cách này khá khó uống vì trầu không có mùi nồng, chỉ phù hợp với những người có hệ tiêu hóa tốt, không nên áp dụng cho trẻ nhỏ.

Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch toàn bộ lá trầu không, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Cho lá trầu không vào nồi và đổ thêm 200ml nước lọc, đun sôi.
  • Uống nước này hàng ngày, liên tục thực hiện trong khoảng 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

2.2. Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không và nghệ

Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không và nghệ
Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không và nghệ

Nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Kết hợp với lá trầu không sẽ giúp tăng hiệu quả chữa viêm họng gấp đôi, giúp làm dịu cổ họng, giảm nhanh chóng tình trạng sưng viêm.

Chuẩn bị:

  • Trầu không 5 lá
  • Nghệ tươi 1 củ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không sau đó ngâm nước muối loãng trong 15 phút.
  • Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lá trầu không và nghệ tươi, cho ra cốc và đổ vào 100ml nước sôi rồi khuấy đều.
  • Chắt bỏ bã, lấy nước cốt uống mỗi ngày, thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày.

2.3. Sử dụng trầu không và mật ong chữa viêm họng

Sử dụng lá trầu không và mật ong chữa viêm họng
Sử dụng lá trầu không và mật ong chữa viêm họng

Mật ong chứa thành phần carbohydrate có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, giảm sưng và giúp làm lành nhanh các tổn thương. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có tác dụng cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Kết hợp mật ong và trầu không sẽ tạo ra một bài thuốc có tác dụng loại bỏ các triệu chứng của viêm họng.

Chuẩn bị:

  • Trầu không 5 lá
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, rồi ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
  • Sau đó rửa lá trầu không một lần nữa và cho vào cối giã nát, rồi cho ra bát.
  • Đổ thêm 300ml nước đã đun sôi vào trộn đều, ngâm trong thời gian khoảng 30 phút.
  • Chắt bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50ml cùng với mật ong.
  • Uống liên tục trong 3 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
  • Lưu ý không nên áp dụng cách này cho trẻ dưới 1 tuổi, bởi mật ong chứa những hoạt chất không tốt cho trẻ.

2.4. Cách chữa viêm họng bằng trầu không và lá húng quế, bạc hà, mật ong

Cách chữa viêm họng bằng trầu không kết hợp với lá húng quế cùng bạc hà và mật ong
Cách chữa viêm họng bằng trầu không kết hợp với lá húng quế cùng bạc hà và mật ong

Húng quế trị ho, bạc hà ngăn chặn và chữa nhiễm trùng đường hô hấp. Khi kết hợp đồng thời trầu không, lá húng quế, bạc hà, mật ong sẽ là cách chữa viêm họng mãn tính hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không
  • Húng quế
  • Bạc hà
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, húng quế, bạc hà, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Cho tất cả các lá trên vào xay nhuyễn cùng với 200ml nước, sau đó cho hỗn hợp ra cốc.
  • Chắt lọc lấy nước cốt, thêm mật ong và khuấy đều rồi sử dụng.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, sau khi ăn khoảng 2 phút.

2.5. Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp gừng tươi

Trị viêm họng bằng lá trầu không kết hợp gừng tươi
Trị viêm họng bằng lá trầu không kết hợp gừng tươi

Gừng tươi có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, còn có tác dụng phong tán hàn, làm ấm cơ thể, ấm cổ họng, giảm đau dần, giảm đau họng, hỗ trợ cải thiện viêm họng gây sốt. Khi kết hợp lá trầu không với gừng tươi sẽ làm tăng tác dụng điều trị viêm họng.

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không 10 lá
  • Gừng tươi 1 củ

Cách thực hiện:

  • Trầu không rửa sạch sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng.
  • Cho lá trầu không và gừng vào cối rồi giã nát.
  • Cho hỗn hợp trên ra bát và thêm 300ml nước sôi và ngâm trong 20 phút.
  • Chắt lấy nước cốt để dùng, mỗi ngày dùng 2 lần sau khi ăn 30 phút.
  • Dùng liên tục trong 5 ngày sẽ mang lại hiệu quả.

2.6. Dùng lá trầu không và củ nén để chữa viêm họng

Dùng lá trầu không và củ nén để chữa viêm họng
Dùng lá trầu không và củ nén để chữa viêm họng

Theo Đông y củ nén hay còn gọi là củ hành tăm có vị cay, tính ấm, mùi hăng, có tác dụng phong tán hàn, trị ho, tiêu đờm, đào thải độc tố và các tác nhân gây hại. Theo y học hiện đại, củ nén chứa các hoạt chất có lợi có khả năng sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây hại. Do đó, sử dụng cách chữa viêm họng bằng củ nén và lá trầu không có tác dụng giảm tình trạng đau buốt, điều trị tốt bệnh viêm họng.

Chuẩn bị:

  • Trầu không 10 lá
  • Củ nén 4 củ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Củ nén bóc vỏ, rửa sạch.
  • Cho lá trầu không và củ nén vào cối rồi giã nát.
  • Cho hỗn hợp trên ra bát, ngâm cùng với 300ml nước sôi trong khoảng 20 phút.
  • Lọc bỏ bã lấy nước cho uống 2 lần mỗi ngày sau ăn 30 phút.

2.7. Sử dụng dầu mù tạt và lá trầu không

Sử dụng dầu mù tạt và lá trầu không trị bệnh viêm họng
Sử dụng dầu mù tạt và lá trầu không trị bệnh viêm họng

Mù tạt có tác dụng tiêu viêm, giảm đau rát họng nhờ vào đặc tính vị cay, tính ấm, có tác dụng điều trị viêm họng hiệu quả. Kết hợp trầu không với mù tạt sẽ làm tăng tác dụng điều trị viêm họng.

Chuẩn bị:

  • Trầu không 5 lá
  • Dầu mù tạt

Cách thực hiện:

  • Trầu không rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Tẩm dầu mù tạt lên lá trầu không, đem hơ nóng, sau đó đặt lên ngực trong khoảng thời gian 10 phút.
  • Đặt lên ngực có thể chà sát nhẹ để các tính chất thấm sâu vào cơ thể hơn.
  • Thực hiện cách này hàng ngày để giảm nhanh các triệu chứng ho, đau họng, viêm hong do virus.

2.8. Áp dụng lá trầu không, nhục đậu khấu, nụ đinh hương

Áp dụng lá trầu không, nhục đậu khấu, nụ đinh hương chữa viêm họng rất tốt
Áp dụng lá trầu không, nhục đậu khấu, nụ đinh hương chữa viêm họng rất tốt

Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với nhục đậu khấu, nụ đinh hương có tác dụng trị ho, tiêu đờm, khử phòng hàn, phù hợp với người bị viêm họng mủ.

Chuẩn bị:

  • Trầu không 10 lá
  • Nụ đinh hương 5g
  • Nhục đậu khấu 5g
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, nhục đậu khấu, nụ đinh hương, rồi cho tất cả vào trong nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút.
  • Vớt tất cả nguyên liệu trên, rửa sạch một lần nữa với nước sạch.
  • Đem tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun sôi cùng 600ml nước lọc trong 30 phút, đến khi thấy nước còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy phần nước thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày để tình trạng bệnh mau chóng thuyên giảm.

3. Một số lưu ý cần nhớ khi dùng lá trầu không chữa viêm họng

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa viêm họng
Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa viêm họng

Chữa viêm họng bằng lá trầu không rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian và công sức thực hiện, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại khá chậm nên cần có tính kiên trì.

Các bài thuốc dân gian nói chung và lá trầu không nói riêng chỉ dùng trong trường hợp viêm họng cấp, không nên dùng trong trường hợp viêm họng mãn tính hoặc viêm họng mủ. Những trường hợp sau đây không nên dùng lá trầu không để chữa viêm họng.

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Trẻ nhỏ hoặc người mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày,…)
  • Nếu áp dụng phương pháp này mà thấy cơ thể có biểu hiện bất thường phải dừng lại ngay như mệt mỏi, choáng váng,…
  • Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả chữa viêm họng bằng lá trầu không cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Chọn lá trầu không có màu xanh đậm (lá già hoặc lá bánh tẻ) vì những lá này chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất hơn lá non, có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây bệnh tốt hơn.
  • Rửa sạch lá trầu với các nguyên liệu trước khi sử dụng, rửa bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh cần uống nhiều nước, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, hệ miễn dịch để nhanh khỏe bệnh.
  • Vệ sinh mũi họng bằng thảo dược xịt họng có chứa thành phần Xuyên tâm liên, Hoàng Liên, Hoàng cầm, Bách hộ, Xạ cam, Húng chanh,… có tác dụng tại chỗ, giảm sưng đau rát cổ họng, giảm viêm, cải thiện các triệu chứng viêm họng như khô họng, viêm loét họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng,…
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể tốt nhất, giảm nguy bệnh chuyển nặng, tăng sự phục hồi, nhanh khỏi bệnh bằng các sản phẩm chứa thành phần Xuyên tâm liên, Thanh hoa hoa vàng, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,…  

Lá trầu chữa viêm họng mặc dù rất tốt nhưng không phải là thảo được có đặc tính đặc trị. Người bệnh chỉ nên áp dụng trong trường hợp viêm họng nhẹ hoặc dùng để hỗ trợ phương pháp điều trị chuyên sâu.

Bài viết liên quan: 

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.