Các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục trong nội dung ngay sau đây.

1. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài
1.1. Sự thay đổi của hormone ở tuổi dậy thì
Khi bước vào tuổi dậy thì, hormone ở nữ giới có sự thay đổi, dẫn đến hiện tượng đổi màu máu kinh, lượng máu cũng có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần ổn định sau một khoảng thời gian, và đa phần không có tác động xấu đến sức khỏe
1.2. Sử dụng thuốc tránh thai
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Với nguyên lý ngăn chặn quá trình thụ tinh, khi dùng thuốc, chị em sẽ thấy lượng máu ra ít nhưng có thể kéo dài trên 7 ngày.
1.3. Giai đoạn tiền mãn kinh
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh thường sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thất thường hoặc mất kinh. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khác
1.4. Mang thai
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài trong 1 – 2 ngày, có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Lúc này trứng đã thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung, gây bong tróc niêm mạc và xuất huyết nhẹ. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng là một chu kỳ kinh nguyệt ra ít.
1.5. Sự thay đổi ở tuyến giáp
Khi hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm, sẽ dẫn đến tình trạng hormone bị thiếu hụt, làm giảm lượng máu kinh cũng như ảnh hưởng đến thời gian của chu kỳ kinh nguyệt.

1.6. Chức năng buồng trứng suy giảm
Suy giảm chức năng buồng trứng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đây là hệ quả của chứng rối loạn kinh nguyệt kéo dài, viêm nhiễm vùng kín, nạo phá thai…Và cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài.
1.7. Mắc bệnh phụ khoa
Các bệnh về phụ khoa như viêm tử cung, viêm âm đạo….có thể làm thay đổi màu sắc, lượng máu và thời gian chu kỳ. Nếu do viêm nhiễm thì máu sẽ có mùi hôi, kèm theo đau bụng dưới dữ dội, khí hư có màu xám và mùi khó chịu….
1.8. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS cũng có dấu hiệu nhận biết là tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài, chu kỳ không đều, quá dài hoặc quá ngắn….Hội chứng này sẽ gây mất cân bằng hormone ở nữ giới, khiến trứng không thể trưởng thành và rụng trứng.
1.9. Các vấn đề khác
Căng thẳng, thay đổi cân nặng đột ngột….hay một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung….cũng có thể gây ra tình trạng máu kinh ra ít nhưng kéo dài.
2. Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có sao không?
- Gây khó thụ thai, vô sinh. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng…..gây ra tình trạng rong kinh, nếu không được điều trị sớm sẽ gây khó thụ thai, vô sinh.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Tình trạng ra máu kéo dài, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm vùng kín.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Kinh nguyệt kéo dài gây mất máu. Lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu với triệu chứng mệt mỏi, giảm khả năng lao động, kém tập chung và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng….
- Gây bất tiện trong sinh hoạt vợ chồng. Tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài sẽ khiến chị em luôn thấy khó chịu, lo lắng ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.

3. Cách khắc phục hiện tượng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài
3.1. Biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà
Một số biện pháp giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, làm giảm triệu chứng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài, có thể áp dụng tại nhà như:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi thuốc tránh thai hoặc 1 số thuốc điều trị khác
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, để hạn chế uống thuốc tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
- Dành thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc, đọc sách, thư giãn, du lịch, giải tỏa tâm lý
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên nhằm ổn định nội tiết, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe
- Khi đến chu kỳ cần vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ngày và thay băng vệ sinh thường xuyên
- Tăng cường bổ sung rau xanh, ngũ cốc, các loại thực phẩm giúp sản xuất estrogen. Hạn chế hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ….
- Uống từ 2 – 3 lít nước/ngày, để hạn chế khô rát và giảm lượng máu kinh
3.2. Can thiệp các biện pháp chuyên sâu
Khi nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài là do các bệnh phụ khoa như viêm phụ khoa, suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang… thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và có các biện pháp xử lý chuyên sâu kịp thời.
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ nói riêng. Khi thấy dấu hiệu này, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Mách chị em cách trị kinh nguyệt ra ít hiệu quả tại nhà
- Bị kinh nguyệt ra ít nên ăn gì để cải thiện?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
