Huyết khối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
9 Tháng mười một 2024

Lần cập nhật cuối:
9 Tháng mười một 2024

Số lần xem:
73

Huyết khối là một tình trạng xảy ra khi máu tụ lại ở một vị trí nào đó trong mạch máu, hình thành nên cục máu đông. Nếu cục máu này không được phát hiện kịp thời nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí là tử vong. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có lối sống ít vận động, mắc bệnh lý mãn tính hoặc có yếu tố di truyền. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về huyết khối trong bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích, từ đó bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống!

Ai cũng nên biết về hiện tượng huyết khối
Ai cũng nên biết về hiện tượng huyết khối

1. Huyết khối là gì?

Khi bạn vô tình làm mình chảy máu, lúc này quá trình đông máu sẽ được kích hoạt. Các tiểu cầu được triệu tập đến vùng tổn thương để tạo ra nút chặn ban đầu. Nên có thể hiểu huyết khối là quá trình các tế bào máu tập trung đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu khi bạn bị thương, sự hình thành huyết khối là vô cùng cần thiết để ngăn chặn mất máu khi có vết thương.

Còn một khái niệm huyết khối nữa (thrombosis) là tình trạng hình thành nên cục máu đông bệnh lý trong mạch máu hoặc trong buồng tim của một người. Các cục máu đông này có thể gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu đến gây tắc cho các mạch máu ở đoạn xa (có khẩu kính nhỏ hơn). Tùy theo vị trí cục huyết khối gây tắc mạch mà người bệnh có thể có các kết cục lâm sàng khác nhau. Nhưng nhìn chung huyết khối đều rất nghiêm trọng như nếu gây tắc các động mạch ở chân hoặc tay (tắc mạch chi) có thể gây hoại tử vùng chi thể bị tắc nghẽn; tắc mạch ở tim hoặc não thì gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não (đột quỵ não); tắc tĩnh mạch thì gây viêm tắc tĩnh mạch…

2. Dấu hiệu của huyết khối

Người bệnh huyết khối có những biểu hiện nào?
Người bệnh huyết khối có những biểu hiện nào?
  • Sưng nề một chân: Trong hầu hết các trường hợp, DVT (Chứng Huyết khối tĩnh mạch sâu Deep Venous Thrombosis – DVT có nghĩa là có cục máu đông trong tĩnh mạch sâu của cơ thể) sẽ dẫn đến sưng ở chân bị bệnh. Dấu hiệu dễ nhận thấy ở dưới đầu gối và hiếm khi xảy ra ở cả hai chân. Nguyên nhân là vì khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, máu không thể trở lại tim và áp lực làm cho dịch thoát ra ở chân.
  • Đổi màu da: Khi dòng chảy của máu bị tắc lại trong các tĩnh mạch, da trên vùng đó có thể bắt đầu bị thay đổi màu sắc như vết bầm tím hoặc có thể thấy các sắc thái của màu xanh, tím hoặc thậm chí là màu đỏ. Nếu da bị đổi màu kèm theo ngứa hoặc nóng khi sờ thì nên đi khám bác sĩ ngay.
  • Khó thở: Do lưu thông máu bị ảnh hưởng, nồng độ oxy có thể bắt đầu giảm. Hệ quả là có thể cảm thấy nhịp tim tăng, ho khan và khó thở. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông đã di chuyển đến phổi, đặc biệt là khi kèm theo chóng mặt. Hãy gọi cấp cứu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt trong những trường hợp như thế này.
  • Đau ở một chân hoặc tay: Cơn đau này có thể xảy ra đơn thuần hoặc kèm theo dấu hiệu đổi màu da và sưng. Dễ nhầm đau do huyết khối với chuột rút hoặc căng cơ, đó là lý do tại sao tình trạng thường không được chẩn đoán và đặc biệt nguy hiểm.
  • Đau dữ dội ở ngực: Khi cục máu đông di chuyển đến phổi, nó có thể gây thuyên tắc phổi và gây các triệu chứng tương tự như cơn đau tim. Cơn đau âm ỉ cảm giác ở giữa ngực nhưng lan ra các vùng xung quanh nhiều khả năng là cơn đau tim. Còn thuyên tắc phổi có thể cảm thấy giống như một cơn đau chói tăng lên mỗi khi hít thở.

3. Nguyên nhân hình thành huyết khối

Huyết khối hình thành do những nguyên nhân nào?
Huyết khối hình thành do những nguyên nhân nào?
  • Sự bất thường của thành mạch: Cấu trúc thành mạch bình thường gồm 3 lớp là ngoại mạc, trung mạch và nội mạch. Trong đó, lớp nội mạc tiếp xúc trực tiếp với dòng máu lưu thông trong mạch. Bình thường, lớp nội mạc sẽ tổng hợp và bài tiết ra những chất ức chế hoạt hóa tiểu cầu và làm giãn mạch. Khi có sự không toàn vẹn của nội mạc sẽ khiến tắc mạch bởi mất các đặc tính chống tắc mạch và sự bộc lộ các thành phần hoạt hoá tiểu cầu ở dưới nội mạc. Tình trạng này thường gặp ở những người bệnh xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp,…
  • Bất thường dòng chảy của máu: Khi dòng chảy của máu tăng, độ dịch chuyển cao hoặc dòng chảy của máu giảm, độ dịch chuyển giảm hoặc độ nhớt của máu tăng đều sẽ kích hoạt tiểu cầu dẫn đến hình thành huyết khối gây tắc mạch.
  • Sự bất thường về các thành phần máu: Sự bất thường về các thành phần máu gồm tiểu cầu, yếu tố đông máu, các chất ức chế đông máu cũng như những yếu tố tham gia hệ thống tiêu sợi huyết đơn độc hoặc kết hợp đều có thể dẫn tới huyết khối và tắc mạch.

4. Cơ chế hình thành huyết khối

Các giai đoạn hình thành huyết khối
Các giai đoạn hình thành huyết khối
  • Giai đoạn thành mạch: Khi mạch máu bị tổn thương, theo cơ chế phản xạ thành mạch co lại. Tiểu cầu đang di chuyển tự do trong lòng mạch sẽ tụ lại chỗ tổn thương hình thành một nút gọi là cục máu trắng hay đinh Hayem, các tiểu cầu sẽ bám dính lại với nhau và chế tiết ra một số yếu tố khởi động cho quá trình đông máu và đây được gọi là giai đoạn tự cầm máu.
  • Giai đoạn huyết tương: Giai đoạn này khá phức tạp. Trong các mạch máu với sự tham gia của rất nhiều các yếu tố; hình thành thromboplastin, hình thành thrombin tác động lên fibrinogen cuối cùng tạo nên các sợi tơ huyết (fibrin).
  • Giai đoạn huyết khối đông: Gồm giai đoạn co cục máu và tiêu cục máu đông. Sự tiêu cục máu đông nhờ khả năng phân hủy của men plasmin được điều hòa bởi một số chất kích thích và ức chế.

5. Đối tượng nguy cơ bị huyết khối

Huyết khối có thể xảy ra với mọi người, trong đó một số đối tượng có nguy cơ mắc huyết khối cao:

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phải huyết khối
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phải huyết khối

5.1. Huyết khối động mạch

Tình trạng này xảy ra với người nghiện hút thuốc lá, người có tăng huyết áp, đái tháo đường, có rối loạn Lipid máu hay tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh tim mạch (bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ não… thì thường đều có kèm theo tình trạng vữa xơ động mạch, từ đó có nguy cơ cao hình thành huyết khối gây tắc mạch (mạch chi, mạch não, mạch vành). Những người béo phì, người có lối sống tĩnh tại, lười vận động… cũng là có nguy cơ cao mắc bệnh này.

5.2. Huyết khối tĩnh mạch

Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây có thể sẽ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, đó là:

  • Người tuổi cao, trên 70 tuổi
  • Người bị ung thư đang trong thời kỳ hoạt động hoặc đang được điều trị trong vòng 6 tháng trở lại
  • Người bị chấn thương hoặc phẫu thuật vùng chậu hay chi dưới
  • Người bệnh phẫu thuật cần gây mê kéo dài trên 5 tiếng
  • Người bệnh được điều trị bằng Estrogen/Progesterone
  • Phụ nữ trong tình trạng hậu sản
  • Người dùng thuốc tránh thai
  • Người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới
  • Những người có tình trạng tăng đông máu do bẩm sinh hoặc mắc phải
  • Người bệnh nằm liệt giường trên 3 ngày hoặc đã phẫu thuật trong vòng 4 tuần trước
  • Đa phần các trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở những bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật, ốm đau, điều trị nội trú
  • Người hạn chế vận động (do chấn thương hoặc ngồi lâu)
  • Người uống quá nhiều rượu mỗi ngày (quá 3 – 4 đơn vị rượu mỗi ngày với nam và 2 – 3 đơn vị rượu mỗi ngày với nữ).

6. Điều trị và phòng ngừa huyết khối

Hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị huyết khối hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị huyết khối hiệu quả nhất

6.1. Điều trị huyết khối

Do huyết khối có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể từ não tới chân nên điều trị huyết khối không giống nhau ở mỗi người bệnh, tùy theo vị trí và độ nặng của huyết khối sẽ xác định cách điều trị phù hợp nhưng mục tiêu của điều trị là nhằm lập lại sự lưu thông máu bình thường trong hệ tuần hoàn. Các phương pháp điều trị huyết khối thường được áp dụng gồm có:

  • Điều trị thuốc: Thuốc chống đông, thuốc làm tan cục máu đông.
  • Điều trị bằng can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật: Phẫu thuật mở tĩnh mạch loại bỏ huyết khối, phẫu thuật đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học…

6.2. Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh huyết khối cần duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh, thích hợp:

  • Kiểm soát tốt các chỉ số, huyết áp, đường máu (cố gắng duy trì ở mức bình thường hoặc có thể chấp nhận được)
  • Duy trì mức độ cholesterol ở ngưỡng an toàn bằng việc ăn uống lành mạnh
  • Chế độ ăn với hàm lượng chất béo bão hòa, cholesterol và muối thấp
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Giảm cân
  • Ngưng hút thuốc lá

Ngoài ra để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh huyết khối, bạn có thể dùng thêm viên uống Omega 3 có chứa Omega-3 dạng Triglyceride với hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Cùng với omega-3 thì bạn nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Huyết khối là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa có thể giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân tốt hơn.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận