Một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mà bạn có thể không chú ý là huyết khối tĩnh mạch nông – bệnh lý có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu những điều liên quan đến bệnh lý này để có thêm những kiến thức hữu ích để giữ gìn sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Huyết khối tĩnh mạch nông là gì?
Huyết khối tĩnh mạch nông là tình trạng hình thành cục máu đông tại tĩnh mạch nông. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ, sưng đỏ vùng tĩnh mạch nông tương ứng. Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây ra, huyết khối tĩnh mạch nông ở chi trên đa số có nguyên nhân là do tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đặt catheter tĩnh mạch. Trong khi đó, yếu tố nguy cơ chính gây huyết khối cho chi dưới là giãn tĩnh mạch. Tình trạng này đặc biệt hay gặp ở phụ nữ. Cần phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
2. Dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch nông
Khi mắc phải chứng huyết khối tĩnh mạch nông, người bệnh có những dấu hiệu phức tạp khác nhau, đó là:
- Triệu chứng điển hình là cảm giác đau âm ỉ tại vùng tĩnh mạch tương ứng với cơn đau kéo dài mà không có dấu hiệu giảm nhẹ.
- Tĩnh mạch bị tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng xơ cứng, khiến cho chỗ bị đau cứng hơn và không linh hoạt như bình thường. Bề mặt da khu vực bị ảnh hưởng sẽ thay đổi, xuất hiện các vết đỏ tấy và nổi lên.
- Người bệnh tăng nhạy cảm đau dọc theo tĩnh mạch. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc tuần hoàn máu trong cơ thể bị rối loạn, khi máu không thể chuyển hướng qua các đường tĩnh mạch khác được.
Các triệu chứng có thể xuất hiện tại chỗ hoặc lan rộng trên toàn bộ tĩnh mạch và nhánh của nó. Dấu hiệu viêm thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần, tuy nhiên mầm bệnh có thể lưu lại trong một thời gian dài. Người bệnh thường bị phù ở chân và có cảm giác đau nhạy cảm ở phía sau bắp chân. Nếu có sốt cao hoặc rét run thì đó là biểu hiện của viêm tĩnh mạch nhiễm trùng huyết – một biến chứng nghiêm trọng của viêm tĩnh mạch nông. Do viêm lan sang huyết thanh, gây ra sốt và các triệu chứng khác của nhiễm trùng. Nếu không có biện pháp xử trí kịp thời, viêm tĩnh mạch nhiễm trùng huyết có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
3. Phân biệt huyết khối tĩnh mạch nông với các bệnh khác
Người bệnh có thể phân biệt huyết khối tĩnh mạch nông với các bệnh lý khác như viêm tĩnh mạch, viêm mô tế bào, viêm mô mỡ dưới da, viêm mô xơ, ban đỏ dạng nút, ban đỏ cứng… bằng các đường viền rõ ràng xuất hiện dọc theo tĩnh mạch nông tại vùng tổn thương. Nhờ dấu hiệu này mà bác sĩ sẽ phân biệt huyết khối tĩnh mạch nông với các bệnh khác và việc xác định chính xác loại bệnh này rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp và đưa ra dự đoán tốt nhất cho người bệnh.
4. Điều trị huyết khối tĩnh mạch nông
Tùy vào tình trạng huyết khối của tĩnh mạch nông của từng người, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:
- Với người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch nông có thể được dùng thuốc chống viêm steroid để giảm bớt các triệu chứng.
- Các biện pháp có thể được áp dụng như sưởi ấm cục bộ, nâng cao chân và nghỉ ngơi tại giường sẽ giúp làm giảm huyết khối nếu sự hình thành huyết khối không xảy ra gần chỗ nối giữa tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch hiển.
- Trong các trường hợp viêm tắc tĩnh mạch nông nguy hiểm, bao gồm cả những trường hợp có xu hướng đến chỗ nối tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch hiển hoặc huyết khối lan rộng thì có thể áp dụng thắt và bóc tách tĩnh mạch hiển.
- Điều trị cắt bỏ đoạn tĩnh mạch có thể giúp hồi phục nhanh hơn, nhưng cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là một quy trình tương đối phức tạp.
- Thuốc kháng sinh chống tụ cầu được khuyến cáo nếu bệnh đã xâm nhập vào tĩnh mạch sâu (có khả năng là do tụ cầu). Trong trường hợp cấy máu cho kết quả dương tính thì cần duy trì trong ít nhất 1 tuần, hoặc nếu có biến chứng viêm nội tâm mạc chưa loại trừ thì cần tiếp tục biện pháp trong hơn 6 tuần.
- Trong trường hợp bệnh tiến triển nhanh, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu.
5. Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch nông
Bạn hãy thực hiện những biện pháp sau để vừa giảm thiểu nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch nông và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn:
- Tập luyện thể dục thường xuyên, đều đặn để tăng cường sức khỏe và cải thiện lưu thông máu.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn thực phẩm giàu Omega-3 có trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, và hạt lanh giúp cải thiện tuần hoàn máu. Trái cây và rau xanh sẽ cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Hạn chế thức ăn chế biến sẵn vì chứa nhiều chất béo bão hòa và natri, có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
- Kiểm soát huyết áp và cân nặng, để giảm thiểu nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
- Kiểm soát đường huyết, đặc biệt đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Ngưng hút thuốc lá vì thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây hình thành huyết khối.
- Khám sức khỏe định kỳ để có phát hiện ra bệnh nếu có và được điều trị kịp thời tránh chuyển nặng.
Ngoài ra người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Cùng với omega-3 thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Nội dung trên đã giúp bạn tìm hiểu về huyết khối tĩnh mạch nông và cách nhận biết để nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến huyết khối tĩnh mạch nông thì đi khám ngay tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Nguồn tham khảo
- [1] Superficial Venous Thrombosis. https://www.msdmanuals.com/home/heart-and-blood-vessel-disorders/venous-disorders/superficial-venous-thrombosis
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn